Giải bài tập

Giải bài 61, 62, 63, 64 trang 40, 41 SBT Toán 8 tập 1

Giải bài tập trang 40, 41 bài ôn tập Chương II – Phân thức đại số Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 61: Một phân thức có giá trị bằng 0 khi giá trị của tử thức bằng 0 còn giá trị của mẫu thức khác 0…

Câu 61 trang 40 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập1

Một phân thức có giá trị bằng 0 khi giá trị của tử thức bằng 0 còn giá trị của mẫu thức khác 0. Ví dụ giá trị của phân thức \({{{x^2} – 25} \over {x + 1}} = 0\) khi \({x^2} – 25 = 0\) và \(x + 1 \ne 0\) hay \(\left( {x – 5} \right)\left( {x + 5} \right) = 0\) và\(x \ne  – 1\). Vậy giá trị của phân thức này bằng 0 khi \(x =  \pm 5\)

Tìm các giá trị của x để giá trị của mỗi phân thức sau bằng 0 :

Bạn đang xem: Giải bài 61, 62, 63, 64 trang 40, 41 SBT Toán 8 tập 1

a. \({{98{x^2} – 2} \over {x – 2}}\)

b. \({{3x – 2} \over {{x^2} + 2x + 1}}\)

Giải:

a.  \({{98{x^2} – 2} \over {x – 2}}\)= 0 khi \(98{x^2} – 2 = 0\) và x – 2 ≠ 0

Ta có: x – 2 ≠ 0 ⇒ x ≠ 2

\(\eqalign{  & 98{x^2} – 2 = 0 \Rightarrow 2\left( {49{x^2} – 1} \right) = 0 \Rightarrow \left( {7x – 1} \right)\left( {7x + 1} \right) = 0  \cr  &  \Rightarrow \left[ {\matrix{   {7x + 1 = 0}  \cr   {7x – 1 = 0}  \cr}  \Rightarrow \left[ {\matrix{   {x =  – {1 \over 7}}  \cr   {x = {1 \over 7}}  \cr} } \right.} \right. \cr} \)

\(x = {1 \over 7}\)và \(x =  – {1 \over 7}\) thỏa mãn điều kiện x ≠ 2

Vậy \(x = {1 \over 7}\) hoặc \(x =  – {1 \over 7}\) thì phân thức \({{98{x^2} – 2} \over {x – 2}}\) có giá trị bằng 0.

b. \({{3x – 2} \over {{x^2} + 2x + 1}}\)\( = {{3x – 2} \over {{{\left( {x + 1} \right)}^2}}} = 0\) khi 3x – 2 = 0 và \({\left( {x + 1} \right)^2} \ne 0\)

Ta có : \({\left( {x + 1} \right)^2} \ne 0 \Rightarrow x + 1 \ne 0 \Rightarrow x \ne  – 1\)

\(3x – 2 = 0 \Rightarrow x = {2 \over 3}\)

\(x = {2 \over 3}\) thỏa mãn điều kiện x ≠ – 1

Vậy \(x = {2 \over 3}\) thì phân thức \({{3x – 2} \over {{x^2} + 2x + 1}}\) có giá trị bằng 0.


Câu 62 trang 40 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập1

Đối với mỗi biểu thức sau, hãy tìm điều kiện của x để giá trị của biểu thức được xác định :

a. \({{2x – 3} \over {{{x – 1} \over {x + 2}}}}\)

b. \({{{{2{x^2} + 1} \over x}} \over {x – 1}}\)

c. \({{{x^2} – 25} \over {{{{x^2} – 10x + 25} \over x}}}\)

d. \({{{x^2} – 25} \over {{{{x^2} + 10x + 25} \over {x – 5}}}}\)

Giải:

a. \({{2x – 3} \over {{{x – 1} \over {x + 2}}}}\) biểu thức xác định khi x – 1 ≠ 0 và x + 2 ≠ 0

⇒ x ≠ 1 và x ≠ -2. Vậy điều kiện để biểu thức xác định x ≠ 1 và x ≠ – 2

b. \({{{{2{x^2} + 1} \over x}} \over {x – 1}}\) biểu thức xác định khi  và x – 1 ≠ 0

⇒ x ≠ 0 và x ≠ 1.

Vậy điều kiện để biểu thức xác định  x ≠ 0 và x ≠ 1

c. \({{{x^2} – 25} \over {{{{x^2} – 10x + 25} \over x}}}\) biểu thức xác định khi \({x^2} – 10x + 25 \ne 0\) và x ≠ 0

\({x^2} – 10x + 25 \ne 0 \Rightarrow {\left( {x – 5} \right)^2} \ne 0 \Rightarrow x \ne 5\)

Vậy điều kiện để biểu thức xác định là x ≠ 0 và x ≠ 5

d. \({{{x^2} – 25} \over {{{{x^2} + 10x + 25} \over {x – 5}}}}\) biểu thức xác định khi \({x^2} + 10x + 25 \ne 0\) và x – 5 ≠ 0.

\(\eqalign{  & {x^2} + 10x + 25 \ne 0 \Rightarrow {\left( {x + 5} \right)^2} \ne 0 \Rightarrow x \ne  – 5  \cr  & x – 5 \ne 0 \Rightarrow x \ne 5 \cr} \)

Vậy điều kiện để biểu thức xác định x ≠ 5 và x ≠ -5


Câu 63 trang 40 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Tìm giá trị của x để giá trị của các biểu thức trong bài tập 62 bằng 0

Giải:

a. \({{{{2x – 3} \over {x – 1}}} \over {x + 2}}\) điều kiện x ≠ 1 và x ≠ -2

\( \Rightarrow {{\left( {2x – 3} \right)\left( {x + 2} \right)} \over {x – 1}} = 0\) biểu thức bằng 0 khi \(\left( {2x – 3} \right)\left( {x + 2} \right) = 0\) và \(x – 1 \ne 0\)

\(\left( {2x – 3} \right)\left( {x + 2} \right) = 0 \Rightarrow 2x – 3 = 0\)hoặc \(x + 2 = 0\)

\(2x – 3 = 0 \Rightarrow x = 1,5;x + 2 = 0 \Rightarrow x =  – 2\)

\(x =  – 2\) không thỏa mãn điều kiện, \(x = 1,5\) thỏa mãn điều kiện.

Vậy \(x = 1,5\) thì biểu thức \({{{{2x – 3} \over {x – 1}}} \over {x + 2}}\) có giá trị bằng 0.

b. \({{{{2{x^2} + 1} \over x}} \over {x – 1}} = 0\) điều kiện x ≠ 0 và x ≠ 1

\( \Rightarrow {{2{x^2} + 1} \over {x\left( {x – 1} \right)}} = 0\) biểu thức có giá trị bằng 0 khi \(2{x^2} + 1 = 0\) và \(x\left( {x – 1} \right) \ne 0\)

Ta có: \(2{x^2} \ge 0 \Rightarrow 2{x^2} + 1 \ne 0\) với mọi x

Vậy không có giá trị nào của x để biểu thức \({{{{2{x^2} + 1} \over x}} \over {x – 1}}\) có giá trị bằng 0

c. \({{{x^2} – 25} \over {{{{x^2} – 10x + 25} \over x}}}\) điều kiện x ≠ 0 và x ≠ 5

\( \Rightarrow {{\left( {x + 5} \right)\left( {x – 5} \right)x} \over {{{\left( {x – 5} \right)}^2}}} = 0 \Rightarrow {{x\left( {x + 5} \right)} \over {x – 5}} = 0\)

Biểu thức có giá trị bằng 0 khi x (x + 5) = 0 và x – 5 ≠ 0

\(x\left( {x + 5} \right) = 0 \Rightarrow x = 0\) hoặc \(x + 5 = 0 \Rightarrow x =  – 5\)

x = 0 không thỏa mãn điều kiện,

x = – 5 thỏa mãn điều kiện

Vậy x = -5 thì biểu thức \({{{x^2} – 25} \over {{{{x^2} – 10x + 25} \over x}}}\) có giá trị bằng 0

d. \({{{x^2} – 25} \over {{{{x^2} + 10x + 25} \over {x – 5}}}}\)  điều kiện x ≠ 5 và x ≠ -5

\( \Rightarrow {{\left( {x + 5} \right)\left( {x – 5} \right)\left( {x – 5} \right)} \over {{x^2} + 10x + 25}} = 0 \Rightarrow {{\left( {x + 5} \right){{\left( {x – 5} \right)}^2}} \over {{{\left( {x + 5} \right)}^2}}} = 0\)

\( \Rightarrow {{{{\left( {x – 5} \right)}^2}} \over {x + 5}} = 0\). Biểu thức bằng 0 khi \({\left( {x – 5} \right)^2} = 0\) và \(x + 5 \ne 0\)

\({\left( {x – 5} \right)^2} = 0 \Rightarrow x – 5 = 0 \Rightarrow x = 5\)

\(x = 5\) không thỏa mãn điều kiện.

Vậy không có giá trị nào của x để biểu thức \({{{x^2} – 25} \over {{{{x^2} + 10x + 25} \over {x – 5}}}}\) có giá trị bằng 0.


Câu 64 trang 41 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Tìm điều kiện của x để giá trị của biểu thức được xác định và chứng minh rằng với điều kiện đó biểu thức không phụ thuộc vào biến :

a. \({{x – {1 \over x}} \over {{{{x^2} + 2x + 1} \over x} – {{2x + 2} \over x}}}\)

b. \({{{x \over {x + 1}} + {1 \over {x – 1}}} \over {{{2x + 2} \over {x – 1}} – {{4x} \over {{x^2} – 1}}}}\)

c. \({1 \over {x – 1}} – {{{x^3} – x} \over {{x^2} + 1}}.\left( {{x \over {{x^2} – 2x + 1}} – {1 \over {{x^2} – 1}}} \right)\)

d. \(\left( {{x \over {{x^2} – 36}} – {{x – 6} \over {{x^2} + 6x}}} \right):{{2x – 6} \over {{x^2} + 6x}} + {x \over {6 – x}}\)

Giải:

a.  \({{x – {1 \over x}} \over {{{{x^2} + 2x + 1} \over x} – {{2x + 2} \over x}}}\)

Ta có: \(x – {1 \over x}\) xác định khi x ≠ 0

\({{{x^2} + 2x + 1} \over x} – {{2x + 2} \over x}\) xác định khi x ≠ 0

\(\eqalign{  & {{{x^2} + 2x + 1} \over x} – {{2x + 2} \over x} \ne 0 \Rightarrow {{{x^2} – 1} \over x} \ne 0 \Rightarrow {x^2} – 1 \ne 0  \cr  &  \Rightarrow \left( {x + 1} \right)\left( {x – 1} \right) \ne 0 \Rightarrow x \ne  – 1;x \ne 1 \cr} \)

Vậy với x ≠ 0, x ≠ 1 và x ≠ -1 thì biểu thức xác định.

\({{x – {1 \over x}} \over {{{{x^2} + 2x + 1} \over x} – {{2x + 2} \over x}}}\)\( = {{{{{x^2} – 1} \over x}} \over {{{{x^2} – 1} \over x}}} = {{{x^2} – 1} \over x}.{x \over {{x^2} – 1}} = 1\)

b.  \({{{x \over {x + 1}} + {1 \over {x – 1}}} \over {{{2x + 2} \over {x – 1}} – {{4x} \over {{x^2} – 1}}}}\)

Ta có: \({x \over {x + 1}} + {1 \over {x – 1}}\) xác định khi x + 1 ≠ 0 và x – 1 ≠ 0 ⇒ \(x \ne  \pm 1\)

\({{2x + 2} \over {x – 1}} – {{4x} \over {{x^2} – 1}}\) xác định khi x – 1 ≠ 0 và \({x^2} – 1 \ne 0 \Rightarrow x \ne  \pm 1\)

\({{2x + 2} \over {x – 1}} – {{4x} \over {{x^2} – 1}} \ne 0 \Rightarrow {{\left( {2x + 2} \right)\left( {x + 1} \right) – 4x} \over {\left( {x – 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} \ne 0\)

\( \Rightarrow {{2{x^2} + 2x + 2x + 2 – 4x} \over {\left( {x – 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} \ne 0 \Rightarrow {{2{x^2} + 2} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {x – 1} \right)}} \ne 0\) mọi x

Vậy điều kiện để biểu thức xác định x ≠ 1 và x ≠ -1

\({{{x \over {x + 1}} + {1 \over {x – 1}}} \over {{{2x + 2} \over {x – 1}} – {{4x} \over {{x^2} – 1}}}}\)\( = {{{{x\left( {x – 1} \right) + \left( {x + 1} \right)} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {x – 1} \right)}}} \over {{{2{x^2} + 2} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {x – 1} \right)}}}} = {{{x^2} + 1} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {x – 1} \right)}}.{{\left( {x + 1} \right)\left( {x – 1} \right)} \over {2\left( {{x^2} + 1} \right)}} = {1 \over 2}\)

c. \({1 \over {x – 1}} – {{{x^3} – x} \over {{x^2} + 1}}.\left( {{x \over {{x^2} – 2x + 1}} – {1 \over {{x^2} – 1}}} \right)\)

Biểu thức xác định khi x – 1 ≠ 0, \({x^2} – 2x + 1 \ne 0\)và \({x^2} – 1 \ne 0\)

\(\eqalign{  & x – 1 \ne 0 \Rightarrow x \ne 1  \cr  & {x^2} – 2x + 1 \ne 0 \Rightarrow {\left( {x – 1} \right)^2} \ne 0 \Rightarrow x \ne 1  \cr  & {x^2} – 1 \ne 0 \Rightarrow \left( {x + 1} \right)\left( {x – 1} \right) \ne 0 \Rightarrow x \ne  – 1;x \ne 1 \cr} \)

Vậy biểu thức xác định với x ≠ -1 và x ≠ 1

Ta có: \({1 \over {x – 1}} – {{{x^3} – x} \over {{x^2} + 1}}.\left( {{x \over {{x^2} – 2x + 1}} – {1 \over {{x^2} – 1}}} \right)\)

\(\eqalign{  &  = {1 \over {x – 1}} – {{x\left( {{x^2} – 1} \right)} \over {{x^2} + 1}}.\left[ {{x \over {{{\left( {x – 1} \right)}^2}}} – {1 \over {\left( {x + 1} \right)\left( {x – 1} \right)}}} \right]  \cr  &  = {1 \over {x – 1}} – {{x\left( {x + 1} \right)\left( {x – 1} \right)} \over {{x^2} + 1}}.{{x\left( {x + 1} \right) – \left( {x – 1} \right)} \over {\left( {x + 1} \right){{\left( {x – 1} \right)}^2}}}  \cr  &  = {1 \over {x – 1}} – {{x\left( {{x^2} + x – x + 1} \right)} \over {\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {x – 1} \right)}} = {1 \over {x – 1}} – {{x\left( {{x^2} + 1} \right)} \over {\left( {{x^2} + 1} \right)\left( {x – 1} \right)}} = {1 \over {x – 1}} – {x \over {x – 1}}  \cr  &  = {{ – \left( {x – 1} \right)} \over {x – 1}} =  – 1 \cr} \)

d. \(\left( {{x \over {{x^2} – 36}} – {{x – 6} \over {{x^2} + 6x}}} \right):{{2x – 6} \over {{x^2} + 6x}} + {x \over {6 – x}}\)

Biểu thức xác định khi

\(\eqalign{  & {x^2} – 36 \ne 0,{x^2} + 6x \ne 0,6 – x \ne 0,2x – 6 \ne 0  \cr  & {x^2} – 36 \ne 0 \Rightarrow \left( {x – 6} \right)\left( {x + 6} \right) \ne 0 \Rightarrow x \ne 6;x \ne  – 6  \cr  & {x^2} + 6x \ne 0 \Rightarrow x\left( {x + 6} \right) \ne 0 \Rightarrow x \ne 0;x \ne  – 6  \cr  & 6 – x \ne 0 \Rightarrow x \ne 6  \cr  & 2x – 6 \ne 0 \Rightarrow x \ne 3 \cr} \)

Vậy x ≠ 0, x ≠ 3, x ≠ 6 và x ≠ -6 thì biểu thức xác định.

Ta có : \(\left( {{x \over {{x^2} – 36}} – {{x – 6} \over {{x^2} + 6x}}} \right):{{2x – 6} \over {{x^2} + 6x}} + {x \over {6 – x}}\)

\(\eqalign{  &  = \left[ {{x \over {\left( {x + 6} \right)\left( {x – 6} \right)}} – {{x – 6} \over {x\left( {x + 6} \right)}}} \right]:{{2x – 6} \over {x\left( {x + 6} \right)}} + {x \over {6 – x}}  \cr  &  = {{{x^2} – {{\left( {x – 6} \right)}^2}} \over {x\left( {x + 6} \right)\left( {x – 6} \right)}}.{{x\left( {x + 6} \right)} \over {2\left( {x – 3} \right)}} + {x \over {6 – x}} = {{{x^2} – {x^2} + 12x – 36} \over {x\left( {x + 6} \right)\left( {x – 6} \right)}}.{{x\left( {x + 6} \right)} \over {2\left( {x – 3} \right)}} + {x \over {6 – x}}  \cr  &  = {{12\left( {x – 3} \right)} \over {x – 6}}.{1 \over {2\left( {x – 3} \right)}} + {x \over {6 – x}} = {6 \over {x – 6}} – {x \over {x – 6}} = {{ – \left( {x – 6} \right)} \over {x – 6}} =  – 1 \cr} \)

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button