Giáo dục

Dàn ý phân tích nhân vật người anh hùng Đăm Săn trong Chiến thắng Mtao-Mxây

Chiến thắng MtaoMxây đã đem lại cho người đọc một hình tượng về người anh hùng Đăm Săn ở trong chiến công bảo vệ buôn làng. Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo hướng dẫn lập dàn ý phân tích nhân vật Đăm Săn dưới đây để hệ thống những dấu ấn đặc sắc những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi mà tác giả muốn thể hiện em nhé:

Dàn ý chung phân tích nhân vật Đăm Săn

I. Mở bài: giới thiệu nhân vật Đăm Săn

II. Thân bài: 

1. Những nét chung của nhân vật Đăm Săn:

– Đăm Săn có vẻ đẹp ngoại hình hoàn mỹ. Theo quan niệm của người Ê đê thì Đăm Săn là nhân vật có vẻ đẹp đáng ngưỡng mộ và tự hào. Chàng có hình dáng vạm vỡ, phi thường khỏe đẹp và đậm chất Tây Nguyên

– Giọng nói của Đăm Săn hào sảng

– Trang phục của Đăm Săn rất uy nghiêm

– Chàng là người nhiều của cải

=> Mang vẻ đẹp tự nhiên, hoang dã

2. Đăm Săn trong trận đấu:

– Đăm Săn chiến đấu với kẻ thù mục đích chính đáng chính là cứu vợ

– Đăm Săn rất anh hùng, không đánh chết kẻ thù

– Đăm Săn chiến đấu vì giữ hạnh phúc gia đình, vì mục đích chính đáng

=> Đăm Săn là một dũng sĩ dũng cảm, sức mạnh phi thường, đáng được ngưỡng mộ.

3. Đăm Săn trở về và tiệc ăn mừng chiến thắng

– Lời đối đáp thuyết phục và sự chấp thuận của dân dàng

– Miêu tả hình ảnh nằm trên võng => ngoại hình mạnh vẽ, sức mạnh: ngang sức voi, hơi thở ầm ầm tựa sấm

=> Vẻ đẹp dũng mạnh của Đăm Săn và sự kính phục của nhân dân với người anh hùng của họ.

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về nhân vật Đăm Săn.

Ngoài dàn ý chung này ra thì THPT Ngô Thì Nhậm cũng gợi ý dàn ý chi tiết phân tích nhân vật Đăm

Xem thêm một đề văn hay được thầy cô ra đề: Đóng vai Đăm Săn kể lại trận đánh Mtao Mxây

Dàn ý phân tích nhân vật Đăm Săn chi tiết

I. Mở bài

– Giới thiệu về sử thi Đăm Săn và đoạn trích chiến thắng Mtao-Mxây

– Khát quát về hình tượng người anh hùng Đăm Săn: Dũng mãnh, cao thượng, đẹp như một vị thần.

II. Thân bài

1. Đăm Săn trong cuộc chiến với Mtao-Mxây.

– Trong cảnh khiêu chiến:

+ Đăm Săn đã gọi, khiêu khích để Mtao-Mxây xuống chiến đấu

+ Không thèm đánh lén, đâm khi Mtao-Mxây xuống

⇒ Ta có thể thấy Đăm Săn là người đàng hoàng, ngay thẳng, tự tin quyết kiệt. Đối lập với sự hèn nhác của Mtao-Mxây.

– Trong trận đấu:

+ Đăm Săn múa khiên, một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh, một lần sốc tới vượt một đồi lồ ô.

+ Chàng chạy vun vút qua phía Đông, vun vút qua phía Tây.

+ Ăn được miếng trầu của Hơ Nhị, múa trên cao gió như bão, múa dưới thấp gió như lốc, múa chạy nước kiệu quả núi ba lần rạn nứt,… Nhưng đâm không thủng Mtao-Mxây.

Chi tiết miếng trầu biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng, cho thấy Đăm Săn chiến đấu có sử ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng.

+ Được ông trời chỉ giúp, đâm chết được kẻ thù, cắt đầu đem bêu ngoài đường. Ông trời đại diện cho thần linh chỗ dựa tinh thần của cộng đồng thị tộc cũng giúp đỡ và đứng về phía Đăm Săn.

⇒ Đăm Săn là một dũng sĩ vô cùng dũng cảm, tài năng, có sức mạnh phi thường, lấn át kẻ thù.

⇒ Chiến đấu vì mục đích bảo vệ danh dự cá nhân, hạnh phúc gia đình và quan trọng hơn là danh dự và sự bình yên của cộng đồng, thị tộc,

2. Đăm Săn trong cảnh trở về và tiệc ăn mừng chiến thắng.

– Đăm Săn trong cảnh trở về.

+ Đăm Săn với dân làng có 3 cuộc đối đáp, là lời thuyết phục của Đăm Săn và lời chấp thuận đi theo của dân làng.

+ Ba cuộc đối đáp gặp nhau ở tiếng nói đồng lòng “không đi sao được” và có sự tăng tiến.

⇒ Đăm Săn trở thành người anh hùng giàu có, chiến đấu để thỏa khát vọng của cộng đồng,

⇒ Sự yêu mến, ngưỡng mộ, thán phục của dân làng về tài năng và phẩm chất của Đăm Săn, quyết tâm một lòng đi theo.

– Cảnh ăn mừng chiến thắng:

+ Ngoại hình: Nằm trên võng, tóc thả trên sàn, Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang nhiều gươm giáo, đôi mắt long lanh, bắp chân to bằng cây xà ngang

+ Sức mạnh: Sức ngang sức voi đực, hơi thở ầm ầm tựa sấm, nằm sấp thì gãy gầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc,…

+ Phẩm chất: Danh tiếng lẫy lừng, được tung hô, ca ngợi là một “dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước”

⇒ Đăm Săn hiện lên như một một vị thần mang vẻ đẹp dũng mãnh, hoang sơ của núi rừng.

⇒ Thể hiện cái nhìn ngưỡng vọng, sùng kính của nhân dân đối với người anh hùng của cộng đồng

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Cách kể và tả hấp dẫn

– Ngôn ngữ khoa trương, phóng đại.

– Sử dụng các phép liệt kê, so sánh, tăng tiến, đối lập.

– Giọng điệu trang trọng toát ra từ cái nhìn sử thi đầy chiêm bái, ngưỡng vọng.

III. Kết bài

– Khái quát về các đặc điểm của nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Mở rộng: Bên cạnh anh hùng Đăm Săn – nhân vật anh hùng của sử thi, ta còn có rất nhiều hình tượng người anh hùng đại diện cho cộng đồng được khắc họa như Đăm Di, Xing Nhã, Khinh Dú (Êđê), Đăm Noi (Ba-na),..

Trên đây là dàn ý phân tích nhân vật Đăm Săn chi tiết nhất mà THPT Ngô Thì Nhậm muốn gửi tới các em, đừng quên rằng hãy lập dàn ý chi tiết hơn bằng cách ghi rõ các chi tiết miêu tả nhân vật mà tác giả đã thể hiện qua từng đoạn của văn bản em nhé! Chúc các em có một bài làm văn thật tốt!

Xem thêm:

  • Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn
  • Phân tích nhân vật người anh hùng Đăm Săn

 

Dàn ý phân tích nhân vật Đăm Săn trong Chiến thắng Mtao-Mxây hay nhất, hướng dẫn lập dàn ý phân tích hình tượng người anh hùng Đăm Săn

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button