Giải bài tập

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 49, 50 SGK Toán 7 tập 1 – CTST

Giải bài tập trang 49, 50 Bài 1 Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương sgk toán 7 tập 1 chân trời sáng tạo. Bài 3 Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương?

Bài 1 trang 49 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1

Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 10).

a) Nêu các cạnh và đường chéo.

Bạn đang xem: Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 49, 50 SGK Toán 7 tập 1 – CTST

b) Nêu các góc ở đỉnh B và đỉnh C.

c) Kể tên những cạnh bằng nhau.

Lời giải:

a) Các cạnh là: AB;BC;CD;DA;AE;BF;CG;DH;EF;FG;GH;HE

Đường chéo là: AG; BH;CE;DF

b) Các góc ở đỉnh B là: góc ABF; góc ABC ; góc CBF

Các góc ở đỉnh C là: góc BCD; góc DCG ; góc BCG

c) Những cạnh bằng nhau là: AB = CD = EF = HG;

BC = AD = FG = EH;

AE = BF = CG = DH

Bài 2 trang 49 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1

Quan sát hình lập phương EFGH.MNPQ (Hình 11).

a) Biết MN= 3 cm. Độ dài các cạnh EF, NF bằng bao nhiêu?

b) Nêu tên các đường chéo của hình lập phương

Lời giải: 

a) Vì hình lập phương có tất cả các cạnh bằng nhau, ta có: EF = FG = GH = HE = EM = HQ = FN = GP = MN = NP = PQ = QM.

Mà MN = 3 cm

Nên EF = NF = 3 cm

b) Các đường chéo của hình lập phương là: EP; FQ; HN; GM

Bài 3 trang 50 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1

Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương?

Lời giải:

Hình a, b là hình hộp chữ nhật vì có 6 mặt đều là hình chữ nhật

Hình c là hình lập phương vì có 6 mặt đều là hình vuông

Bài 4 trang 50 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1

Trong hai tấm bìa ở các Hình 13b và Hình 13c, tấm hình nào có thể gấp được hình hộp chữ nhật ở Hình 13a?

Lời giải: 

Hình 13a là hình hộp chữ nhật có chiều dài 3 cm, chiều rộng 1 cm và chiều cao 4 cm.

* Hình 13b:

Khi gấp bìa lại thì:

– Chiều dài của hình chữ nhật 1 trùng với chiều dài của hình chữ nhật 4.

Hình chữ nhật 1 hình chữ nhật 4 là hình nào

– Hai chiều rộng của hình chữ nhật 1 trùng với chiều chiều dài của hai hình chữ nhật 2 và 3.

Do đó, tấm bìa hình 13b có thể gấp được hình hộp chữ nhật ở Hình 13a.

* Hình 13c:

Khi gấp bìa lại thì:

– Chiều dài của hình chữ nhật 1 trùng với chiều dài của hình chữ nhật 4.

– Hai chiều rộng của hình chữ nhật 1 không trùng với chiều chiều dài của hai hình chữ nhật 2 và 3 (chiều rộng của hình chữ nhật 1 là 2 cm, chiều dài của mỗi hình chữ nhật 2 và 3 là 3 cm).

Do đó, tấm bìa hình 13c không thể gấp được hình hộp chữ nhật ở Hình 13a

Vậy trong hai tấm bìa ở các Hình 13b và Hình 13c, tấm bìa Hình 13b có thể gấp được hình hộp chữ nhật ở Hình 13a.

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button