Giải bài tập

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 46, 47 SGK Toán 7 tập 2 – CTST

Giải bài tập trang 46, 47 Bài 1 Góc và cạnh của một tam giác sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo. Bài 6 Trong một trường học, người ta bắt đầu đánh dấu ba khu vực A, B, C là ba đỉnh của một tam giác

Bài 1 trang 46 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Tìm số đo các góc chưa biết của các tam giác trong Hình 5.

Bạn đang xem: Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 46, 47 SGK Toán 7 tập 2 – CTST

Lời giải:

a) Theo định lí về tổng số đo 3 góc trong tam giác ta có :

\(\begin{array}{l}\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^o}\\ \Rightarrow \widehat B = {180^o} – \widehat A – \widehat C = {180^o} – {72^o} – {44^o} = {64^o}\end{array}\)

b) Theo định lí về tổng số đo 3 góc trong tam giác ta có :

\(\begin{array}{l}\widehat D + \widehat E + \widehat F = {180^o}\\ \Rightarrow \widehat D = {180^o} – \widehat E – \widehat F = {180^o} – {59^o} – {31^o} = {90^o}\end{array}\)

c) Theo định lí về tổng số đo 3 góc trong tam giác ta có :

\(\begin{array}{l}\widehat M + \widehat N + \widehat P = {180^o}\\ \Rightarrow \widehat P = {180^o} – \widehat M – \widehat N = {180^o} – {120^o} – {33^o} = {27^o}\end{array}\) 

Bài 2 trang 47 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Tính số đo x của góc trong Hình 6.

Lời giải: 

a) Gọi MP vuông góc với NL (P thuộc NL)

Vì tam giác MNL vuông tại M nên ta có

\( \Rightarrow \widehat L = {90^o} – \widehat N = {28^o}\)

Xét tam giác MPL vuông tại P nên ta có :

\( \Rightarrow \widehat x = {90^o} – \widehat L = {90^o} – {28^o} = {62^o}\)

b) Gọi QF vuông góc với RP (F thuộc RP)

Vì tam giác RQP vuông tại Q nên ta có :

\( \Rightarrow \widehat R + \widehat P = {90^o} \Rightarrow \widehat P = {90^o} – {52^o} = {38^o}\)

Vì tam giác QFP vuông tại F \( \Rightarrow \widehat x + \widehat P = {90^o} \Rightarrow \widehat x = {90^o} – {38^o} = {52^o}\) 

Bài 3 trang 47 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Hãy chia tứ giác ABCD trong Hình 7 thành hai tam giác để tính tổng số đo của bốn góc \(\widehat A\),\(\widehat B\),\(\widehat C\),\(\widehat D\).

Lời giải: 

Ta chia tứ giác ABCD thành tam giác ACD và tam giác ABC

\( \Rightarrow \) Số đo tổng các góc tam giác ACD = tổng số đo các góc tam giác ABC  = \({180^o}\)

\( \Rightarrow \)Tổng số đo các góc trong tứ giác ABCD = tổng số đo các góc 2 tam giác ACD và ABC \( = {2.180^o} = {360^o}\) 

Bài 4 trang 47 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Trong các bộ ba độ dài đoạn thẳng dưới đây, bộ ba nào có thể là độ dài ba cạnh của tam giác?

a) 4cm; 5cm; 7cm

b) 2cm; 4cm; 6cm

c) 3cm; 4cm; 8cm

Lời giải:

Theo bất đẳng thức tam giác:

a) Ta xét :

4 + 5 > 7

4 + 7 > 5

5 + 7 > 4

\( \Rightarrow \) Cả 3 cạnh của tam giác đều thỏa mãn bất đẳng thức tam giác

\( \Rightarrow \) a là tam giác

b) Ta xét :

2 + 4 = 6

\( \Rightarrow \)  Cả 3 cạnh của tam giác không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác

\( \Rightarrow \) b không là tam giác

c) Ta xét :

3 + 4 < 8

\( \Rightarrow \) Cả 3 cạnh của tam giác không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác

\( \Rightarrow \) c không là tam giác 

Bài 5 trang 47 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Cho tam giác ABC có BC = 1cm, AB = 4cm. Tìm độ dài cạnh AC, biết rằng độ dài này là một số nguyên xăngtimét.

Lời giải: 

Áp dụng bất đẳng thức tam giác trong tam giác ABC, ta có:

4– 1 < CA < 4 + 1

3 < CA < 5

Mà CA là số nguyên

 CA = 4 cm.

Vậy CA = 4 cm.

Bài 6 trang 47 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Trong một trường học, người ta bắt đầu đánh dấu ba khu vực A, B, C là ba đỉnh của một tam giác, biết các khoảng cách AC = 15m, AB = 45m

a) Nếu đặt ở khu vực C một thiết bị phát wifi có bán kính hoạt động 30m thì tại khu vực B có nhận được tín hiệu không? Vì sao?

b) Cũng câu hỏi như trên với thiết bị phát wifi có bán kính hoạt động 60m.

Lời giải:

Áp dụng bất đẳng thức tam giác cho tam giác ABC ta có :

AB – AC < BC < AB + AC

45 – 15 < BC < 45 + 15

Vậy 30 m < BC < 60 m

a) Vì BC > 30 m nên trong phạm vi 30m, khu vực B không nhận được tín hiệu

b) Vì BC < 60 m nên trong phạm vi 60m, khu vực B nhận được tín hiệu.

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button