Giải bài tập

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trang 38 SGK Toán 7 tập 1 – CTST

Giải bài tập trang 38 Bài 2: Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực sgk toán 7 tập 1 chân trời sáng tạo. Bài 4 Hãy thay ? bằng các chữ số thích hợp.

Bài 1 trang 38 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1

Hãy thay mỗi ? bằng kí hiệu \( \in \) hoặc \( \notin \) để có phát biểu đúng.

Bạn đang xem: Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trang 38 SGK Toán 7 tập 1 – CTST

Lời giải: 

\(\begin{array}{l}5 \in \mathbb{Z};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, – 2 \in \mathbb{Q};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\sqrt 2  \notin \mathbb{Q};\\\frac{3}{5} \in \mathbb{Q};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2,31\left( {45} \right) \notin I\,\,\,\,\,\,7,62\left( {38} \right) \in \mathbb{R};\,\,\,\,0 \notin I\end{array}\)

Bài 2 trang 38 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1

Sắp xếp các số thực sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn:

\(\frac{2}{3};\,\,\,\,\,4,1;\,\,\, – \sqrt 2 ;\,\,\,\,3,2;\,\,\,\,\,\pi ;\,\,\,\, – \frac{3}{4};\,\,\,\,\frac{7}{3}.\)

Lời giải: 

Ta có:

 \(\frac{2}{3} = 0,\left( 6 \right);\,\,\,\,\,4,1;\,\,\, – \sqrt 2  =  – 1,414…;\,\,\,\,3,2;\,\,\,\,\,\pi  = 3,141…;\,\,\,\, – \frac{3}{4} =  – 0,75;\,\,\,\,\frac{7}{3} = 2,\left( 3 \right)\).

Do \( – 1,414… <  - 0,75 < 0,\left( 6 \right) < 2,\left( 3 \right) < 3,141... < 3,2 < 4,1\)

Nên \( – \sqrt 2  <  - \frac{3}{4} < \frac{2}{3} < \frac{7}{3} < \pi  < 3,2 < 4,1.\)

Bài 3 trang 38 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1

Hãy cho biết tính đúng, sai của các khẳng định sau:

a) \(\sqrt 2 ;\,\sqrt 3 ;\,\sqrt 5 \) là các số thực.

b) Số nguyên không là số thực.

c) \( – \frac{1}{2};\frac{2}{3};\, – 0,45\) là các số thực.

d) Số 0 vừa là số hữu tỉ vừa là số vô tỉ.

e) 1; 2; 3; 4 là các số thực.

Lời giải:

a) \(\sqrt 2 ;\,\sqrt 3 ;\,\sqrt 5 \) là các số thực => Đúng

b) Số nguyên không là số thực => Sai (Do Tất cả các số nguyên đều là số thực)

c) \( – \frac{1}{2};\frac{2}{3};\, – 0,45\) là các số thực => Đúng

d) Số 0 vừa là số hữu tỉ vừa là số vô tỉ => Sai (Do số 0 không là số vô tỉ)

e) 1; 2; 3; 4 là các số thực => Đúng.

Chú ý:

Số thực là tập hợp số lớn nhất, bao gồm tất cả các tập hợp số đã được học.

Bài 4 trang 38 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1

Hãy thay ? bằng các chữ số thích hợp.

Lời giải:

a)      2,71467>2,70932

b)      5,17934<5,17946 nên -5,17934>-5,17946

Bài 5 trang 38 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1

Tìm số đối của các số sau: \( – \sqrt 5 ;\,\,\,\,\,12,\left( 3 \right);\,\,\,\,0,4599;\,\,\,\,\,\sqrt {10} ;\,\,\,\, – \pi .\)

Lời giải:

Số đối của các số \( – \sqrt 5 ;\,\,\,\,\,12,\left( 3 \right);\,\,\,\,0,4599;\,\,\,\,\,\sqrt {10} ;\,\,\,\, – \pi \) lần lượt là:

\(\sqrt 5 ;\,\,\,\,\, – 12,\left( 3 \right);\,\,\,\, – 0,4599;\,\,\,\,\, – \sqrt {10} ;\,\,\,\,\pi \).

Bài 6 trang 38 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1

Tìm giá trị tuyệt đối của các số sau: \( – \sqrt 7 ;\,\,\,\,\,52,\left( 1 \right);\,\,\,\,\,0,68;\,\,\,\,\,\, – \frac{3}{2};\,\,\,\,\,2\pi .\)

Lời giải:

\(\left| { – \sqrt 7 } \right| = \sqrt 7 ;\,\,\,\,\left| {\,52,\left( 1 \right)} \right| = \,52,\left( 1 \right);\,\,\,\,\,\left| {0,68} \right| = 0,68;\,\,\,\,\,\,\left| { – \frac{3}{2}} \right| = \frac{3}{2};\,\,\,\,\,\left| {2\pi } \right| = 2\pi .\)

Bài 7 trang 38 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1

Sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn giá trị tuyệt đối của các số sau:

\( – 3,2;\,\,\,\,\,2,13;\,\,\,\, – \sqrt 2 ;\,\,\,\, – \frac{3}{7}\).

Lời giải:

\(\left| { – 3,2} \right| = 3,2;\,\,\,\,\,\left| {2,13} \right| = 2,13;\,\,\,\left| {\, – \sqrt 2 } \right| = \sqrt 2  = 1,41..;\,\,\,\,\left| { – \frac{3}{7}} \right| = \frac{3}{7} = 0,42…\)

Do \(0,42 < 1,41... < 2,13 < 3,2\) nên:

\(\left| { – \frac{3}{7}} \right| < \left| { - \sqrt 2 } \right| < \left| {2,13} \right| < \left| { - 3,2} \right|\).

Bài 8 trang 38 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1

Tìm giá trị của x và y biết rằng: \(\left| x \right| = \sqrt 5 \) và \(\left| {y – 2} \right| = 0\).

Lời giải: 

\(\left| x \right| = \sqrt 5  \Rightarrow x = \sqrt 5 \) hoặc \(x =  – \sqrt 5 \)

\(\left| {y – 2} \right| = 0 \Rightarrow y – 2 = 0 \Rightarrow y = 2\).

Bài 9 trang 38 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1

Tính giá trị của biểu thức: \(M = \sqrt {\left| { – 9} \right|} \).

Lời giải: 

Do \(\left| { – 9} \right| = 9\) nên ta có:

\(M = \sqrt {\left| { – 9} \right|}  = \sqrt 9  = 3\)

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button