Giải bài tập

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 31, 32 SGK Toán 7 tập 2 – CTST

Giải bài tập trang 31, 32 Bài 2 Đa thức một biến sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo. Bài 2 Hãy cho biết biểu thức nào sau đây là đa thức một biến.

Bài 1 trang 31 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Hãy cho biết biểu thức nào sau đây là đơn thức một biến:

a) \(5{x^3}\)               b) 3y + 5          c) 7,8               d) \(23.y.{y^2}\)

Bạn đang xem: Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 trang 31, 32 SGK Toán 7 tập 2 – CTST

Lời giải:

Các đơn thức 1 biến là : a);   c);   d)

Bài 2 trang 31 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Hãy cho biết biểu thức nào sau đây là đa thức một biến

A = -32;           B = 4x + 7;        M = \(15 – 2{t^3} + 8t\);          N = \(\dfrac{{4 – 3y}}{5}\);                        Q = \(\dfrac{{5x – 1}}{{3{x^2} + 2}}\)

Lời giải:

Các đa thức 1 biến là : A, B, M, N là những đa thức một biến

Bài 3 trang 32 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Hãy cho biết bậc của các đa thức sau:

a. 3 + 2y

b. 0

c. 7 + 8

d. 3,2x3+x4

 Lời giải:

a) Đa thức 3 + 2y có hạng tử có bậc cao nhất là 2y nên bậc của đa thức 3 + 2y bằng 1. 

b) Đa thức 0 không có bậc.

c) Đa thức 7 + 8 có bậc bằng 0.

d) Đa thức 3,2x3 + x4 có hạng tử có bậc cao nhất là x4 nên bậc của đa thức 3,2x3 + x4 bằng 4.

Bài 4 trang 32 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Hãy cho biết phần hệ số và phần biến của mỗi đa thức sau:

a) \(4 + 2t – 3{t^3} + 2,3{t^4}\)                                             b) \(3{y^7} + 4{y^3} – 8\)

 Lời giải:

a)      \(4 + 2t – 3{t^3} + 2,3{t^4}\)

Ta thấy đa thức có biến là y

4 là hệ số tự do

2 là hệ số của t

0 là hệ số của \({t^2}\)

-3 là hệ số của \({t^3}\)

2,3 là hệ số của \({t^4}\)

b)      \(3{y^7} + 4{y^3} – 8\)

Ta thấy đa thức có biến là y

3 là hệ số của \({y^7}\)

0 là hệ số của \({y^6};{y^5};{y^4}\);\({y^2};y\)

4 là hệ số của \({y^3}\)

-8 là hệ số tự do

Bài 5 trang 32 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Cho đa thức P(x) = \(7 + 10{x^2} + 3{x^3} – 5x + 8{x^3} – 3{x^2}\).Hãy viết đa thức thu gọn của đa thức P và sắp xếp các đơn thức theo lũy thừa giảm của biến

Lời giải:

\(P(x) =7 + 10{x^2} + 3{x^3} – 5x + 8{x^3} – 3{x^2}\\=(3{x^3}+8{x^3})+( 10{x^2} – 3{x^2})-5x + 7\\= 11{x^3} + 7{x^2} – 5x + 7\)

Bài 6 trang 32 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Cho đa thức P(x) = \(2x + 4{x^3} + 7{x^2} – 10x + 5{x^3} – 8{x^2}\). Hãy viết đa thức thu gọn, tìm bậc và các hệ số của đa thức P(x).

Lời giải: 

P(x) = \(2x + 4{x^3} + 7{x^2} – 10x + 5{x^3} – 8{x^2}\)

        \( = 9{x^3} – {x^2} – 8x\)

Ta thấy số mũ cao nhất của biến x là 3 nên P(x) có bậc là 3

Hệ số của \({x^3}\) là 9

Hệ số của \({x^2}\)là -1

Hệ số của x là -8

Hệ số tự do là 0

Bài 7 trang 32 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Tính giá trị của các đa thức sau:

a)      P(x) = \(2{x^3} + 5{x^2} – 4x + 3\) khi x = -2

b)      Q(y) =\(2{y^3} – {y^4} + 5{y^2} – y\)khi y = 3

Lời giải:

a)      P(x) = \(2{x^3} + 5{x^2} – 4x + 3\) thay x = -2 vào đa thức ta có :

\(P(-2)= 2{(-2)^3} + 5{(-2)^2} – 4.(-2)+ 3 = 2.( – 8) + 5.4 – 4.( – 2) + 3 = 15\)

b)      Q(y) =\(2{y^3} – {y^4} + 5{y^2} – y\) thay y = 3 vào đa thức ta có :

\(Q(3)=2{3^3} – {3^4} + 5{3^2} – 3 = 2.27 – 81 + 5.9 – 3 = 15\)

Bài 8 trang 32 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Cho đa thức M(t) = \(t + \dfrac{1}{2}{t^3}\).

a) Hãy nêu bậc và các hệ số của M(t)

b) Tính giá trị của M(t) khi t = 4

Lời giải:

a)      Xét M(t) = \(t + \dfrac{1}{2}{t^3}\) ta thấy biến t có mũ cao nhất là 3

Nên bậc của đa thức là 3

Hệ số của \({t^3}\) là\(\dfrac{1}{2}\)

Hệ số của \({t^2}\) là 0

Hệ số của \(t\) là 1

Hệ số tự do là 0

b)      Thay t = 4 vào M(t) ta có :

\(4 + \dfrac{1}{2}{4^3} = 4 + 32 = 36\)

Bài 9 trang 32 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Hỏi \(x =- \dfrac{2}{3}\) có phải là một nghiệm của đa thức P(x) = 3x + 2 không?

Lời giải: 

Thay x = \( – \dfrac{2}{3}\) vào đa thức P(x) = 3x + 2 ta có : P(x) = \(3.( – \dfrac{2}{3}) + 2\)= 0

Vì P( \( – \dfrac{2}{3}\)) = 0 nên x = \( – \dfrac{2}{3}\) là 1 nghiệm của đa thức P(x) 

Bài 10 trang 32 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Cho đa thức Q(y) = \( = 2{y^2} – 5y + 3\). Các số nào trong tập hợp \(\left\{ {1;2;3;\dfrac{3}{2}} \right\}\)là nghiệm của Q(y).

Lời giải: 

Xét Q(1) = 2.12 – 5.1 + 3 = 2 – 5 + 3 = 0 nên 1 là một nghiệm của Q(y)

Q(2) = 2.22 – 5.2 + 3 = 8 – 10 + 3 = 1\( \ne \)0 nên 2 không là nghiệm của Q(y)

Q(3) = 2.32 – 5.3 + 3 = 18 – 15 + 3 = 6\( \ne \)0 nên 3 không là nghiệm của Q(y)

\(Q(\dfrac{3}{2}) = 2.{\left( {\dfrac{3}{2}} \right)^2} – 5.\dfrac{3}{2} + 3 = \dfrac{9}{2} – \dfrac{{15}}{2} + 3 = 0\) nên \(\dfrac{3}{2}\) là một nghiệm của Q(y)

Vậy \(1;\dfrac{3}{2}\) là nghiệm của Q(y)

Bài 11 trang 32 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Đa thức M(t) = \(3 + {t^4}\) có nghiệm không? Vì sao?

Lời giải: 

\(\begin{array}{l}{t^4} \ge 0,\forall t \in \mathbb{R}\\ \Rightarrow {t^4} + 3 \ge 3 > 0,\forall t \in \mathbb{R}\\ \Rightarrow {t^4} + 3 \ne 0,\forall t \in \mathbb{R}\end{array}\)

Vậy đa thức M(t) = \(3 + {t^4}\) không có nghiệm

Bài 12 trang 32 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Một chiếc ca nô đang chạy với tốc độ v = 16 + 2t (v theo đơn vị mét/giây, t là thời gian tính theo đơn vị giây). Tính tốc độ ca nô với t = 5 

Lời giải: 

Tốc độ của ca nô với t = 5 là 16 + 2 . 5 = 16 + 10 = 26 mét/giây.

Vậy tốc độ của ca nô bằng 26 mét/giây với t = 5.

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button