Giải bài tập

Giải bài 53, 54, 55, 56 trang 89 SGK Toán lớp 9 tập 2

Giải bài tập trang 89 bài 7 tứ giác nội tiếp SGK Toán lớp 9 tập 2. Câu 53: Hãy điền vào ô trống trong bẳng sau (nếu có thể)…

Bài 53 trang 89 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 53. Biết \(ABCD\) là tứ giác nội tiếp. Hãy điền vào ô trống trong bẳng sau (nếu có thể)

Bạn đang xem: Giải bài 53, 54, 55, 56 trang 89 SGK Toán lớp 9 tập 2

Hướng dẫn giải:

– Trường hợp 1:

Ta có \(\widehat{A}\) + \(\widehat{C}\) = \(180^0\) => \(\widehat{C}\) = \(180^0\) – \(\widehat{A}\)= \(180^0\)\(80^0\)=\(100^0\)

         \(\widehat{B}\) + \(\widehat{D}\) = \(180^0\) => \(\widehat{D}\) = \(180^0\)  – \(\widehat{B}\)= \(180^0\) – \(70^0\) = \(110^0\)

Vậy điểm \(\widehat{C}\) = \(100^0\) , \(\widehat{D}\)  = \(110^0\)

– Trường hợp 2:

Ta có  \(\widehat{A}\) + \(\widehat{C}\) = \(180^0\)=> \(\widehat{C}\) = \(180^0\) – \(\widehat{A}\)= \(180^0\)\(105^0\)\(75^0\)

         \(\widehat{B}\) + \(\widehat{D}\) =  \(180^0\) => \(\widehat{D}\) = \(180^0\) – \(\widehat{B}\)= \(180^0\) – \(75^0\) = \(105^0\)

– Trường hợp 3:

\(\widehat{A}\) + \(\widehat{C}\) = \(180^0\)=> \(\widehat{C}\) = \(180^0\)– \(\widehat{A}\)= \(180^0\) – \(60^0\) =\(120^0\)

 \(\widehat{B}\) + \(\widehat{D}\) =  \(180^0\) Chẳng hạn chọn \(\widehat{B}\)= \(70^0\),\(\widehat{D}\) = \(110^0\)

– Trường hợp 4: \(\widehat{D}\) = \(180^0\)– \(\widehat{B}\)= \(180^0\) – \(40^0\)\(140^0\)

Còn lại \(\widehat{A}\) + \(\widehat{C}\) = \(180^0\). Chẳng hạn chọn \(\widehat{A}\)= \(100^0\) ,\(\widehat{B}\) =\(80^0\)

–   Trường hợp 5:  \(\widehat{A}\) = \(180^0\)– \(\widehat{C}\)=\(180^0\) – \(74^0\)\(106^0\)

                         \(\widehat{B}\) = \(180^0\)  – \(\widehat{D}\)= \(180^0\) – \(65^0\)\(115^0\)

–  Trường hợp 6: \(\widehat{C}\) = \(180^0\)  – \(\widehat{A}\)= \(180^0\) – \(95^0\) = \(85^0\)

                        \(\widehat{B}\) = \(180^0\)  – \(\widehat{D}\)=\(180^0\) – \(98^0\) = \(82^0\)

Vậy điền vào ô trống ta được bảng sau:

 


Bài 54 trang 89 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 54. Tứ giác \(ABCD\) có \(\widehat{ABC}\) + \(\widehat{ADC}\) = \(180^0\). Chứng minh rằng các đường trung trực của \(AC, BD, AB\) cùng đi qua một điểm.

Hướng dẫn giải:

Tứ giác \(ABCD\) có tổng hai góc đối diện bằng \(180^0\) nên nội tiếp đường tròn tâm \(O\), ta có 

                  \(OA = OB = OC = OD\)

Do đó các đường trung trực của \(AB, BD, AB\) cùng đi qua \(O\)

 


Bài 55 trang 89 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 55. Cho \(ABCD\) là một tứ giác nội tiếp đường tròn tâm \(M\), biết \(\widehat {DAB}\)= \(80^0\), \(\widehat {DAM}\) = \(30^0\), \(\widehat {BMC}\)= \(70^0\).

Hãy tính số đo các góc \(\widehat {MAB}\), \(\widehat {BCM}\), \(\widehat {AMB}\), \(\widehat {DMC}\), \(\widehat {AMD}\), \(\widehat {MCD}\) và \(\widehat {BCD}\)

Ta có: \(\widehat {MAB} = \widehat {DAB} – \widehat {DAM} = {80^0} – {30^0} = {50^0}\) (1)

– \(∆MBC\) là tam giác cân (\(MB= MC\)) nên \(\widehat {BCM} = {{{{180}^0} – {{70}^0}} \over 2} = {55^0}\) (2)

– \(∆MAB\) là tam giác cân (\(MA=MB\)) nên \(\widehat {MAB} = {50^0}\) (theo (1))

Vậy \(\widehat {AMB} = {180^0} – {2.50^0} = {80^0}\)

 \(\widehat {BAD}\) =\(\frac{sđ\overparen{BCD}}{2}\)(số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn)

\(=>sđ\overparen{BCD}\)=\(2.\widehat {BAD} = {2.80^0} = {160^0}\)  

Mà \(sđ\overparen{BC}\)= \(\widehat {BMC} = {70^0}\) (số đo ở tâm bằng số đo cung bị chắn)

Vậy \(sđ\overparen{DC}\)=\({160^0} – {70^0} = {90^0}\) (vì C nằm trên cung nhỏ cung \(BD\))

Suy ra \(\widehat {DMC} = {90^0}\)                    (4)

\(∆MAD\) là tam giác cân (\(MA= MD\))

Suy ra \(\widehat {AMD} = {180^0} – {2.30^0}\)   (5)

\(∆MCD\) là tam giác vuông cân (\(MC= MD\)) và \(\widehat {DMC} = {90^0}\)

Suy ra \(\widehat {MCD} = \widehat {MDC} = {45^0}\)  (6)

\(\widehat {BCD} = {100^0}\) theo (2) và (6) và vì CM là tia nằm giữa hai tia \(CB, CD\).

 


Bài 56 trang 89 sgk Toán lớp 9 tập 2

Bài 56. Xem hình 47. Hãy tìm số đo các góc của tứ giác \(ABCD\)

Hướng dẫn giải:

Ta có \(\widehat{BCE}\) = \(\widehat{DCF}\) (hai góc đối đỉnh)

Đặt \(x\) = \(\widehat{BCE}\) = \(\widehat{DCF}\). Theo tính chất góc ngoài tam giác, ta có:

      \(\widehat{ABC}\) = \(x\) +  \(40^0\)       (1)

      \(\widehat{ADC}\) = \(x\) +  \(20^0\)           (2)

Lại có \(\widehat{ABC}\) +\(\widehat{ADC}\) =   \(180^0\)    (3)

(hai góc đối diện tứ giác nội tiếp)

Từ (1), (2), (3) suy ra:

              \(180^0\)  = \(2x\) + \(60^0\)   \(\Rightarrow\) \(x \)= \(60^0\)  

Từ (1), ta có:

              \(\widehat{ABC}\) = \(60^0\)   + \(40^0\)   = \(100^0\)  

Từ (2), ta có:

             \(\widehat{ADC}\) = \(60^0\)  +\(20^0\)   = \(80^0\)  

\(\widehat{BCD}\) = \(180^0\)   \(–  x\) (hai góc kề bù)

\(\Rightarrow\)\(\widehat{BCD}\) = \(120^0\)  

\(\widehat{BAD}\) = \(180^0\)  – \(\widehat{BCD}\) (hai góc đối diện của tứ giác nội tiếp)

\(\Rightarrow\) \(\widehat{BAD}\) = \(180^0\)\(120^0\) = \(60^0\)

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button