Giải bài tập

Giải bài 40, 41, 42, 43 trang 27 SGK Toán 9 tập 2

Giải bài tập trang 27 bài ôn tập chương III SGK Toán 9 tập 2. Câu 40: Giải các hệ phương trình sau và minh họa hình học kết quả tìm được…

Bài 40 trang 27 SGK Toán 9 tập 2

Giải các hệ phương trình sau và minh họa hình học kết quả tìm được:

a)\(\left\{ \matrix{2{\rm{x}} + 5y = 2 \hfill \cr {2 \over 5}x + y = 1 \hfill \cr} \right.\)

Bạn đang xem: Giải bài 40, 41, 42, 43 trang 27 SGK Toán 9 tập 2

b) \(\left\{ \matrix{0,2{\rm{x}} + 0,1y = 0,3 \hfill \cr 3{\rm{x}} + y = 5 \hfill \cr} \right.\)

c) \(\left\{ \matrix{{3 \over 2}x – y = {1 \over 2} \hfill \cr 3{\rm{x}} – 2y = 1 \hfill \cr} \right.\)

Giải

a) Giải hệ phương trình: 

\(\left\{ \matrix{
2{\rm{x}} + 5y = 2(1) \hfill \cr
{2 \over 5}x + y = 1(2) \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
2{\rm{x}} + 5y = 2(1′) \hfill \cr
– 2{\rm{x}} – 5y = – 5(2′) \hfill \cr} \right.\)

Cộng (1’) với (2’) vế theo vế, ta được: \(0x + 0y = -3\)

Phương trình này vô nghiệm. Vậy hệ đã cho vô nghiệm.

Minh họa hình học kết quả tìm được:

– Vẽ đồ thị hàm số \(2x + 5y = 2\).

Cho \(y = 0 ⇒  x = 1\). Ta xác định được điểm \(A(1; 0)\)

Cho \(y = 1 ⇒ x = -1,5\). Ta xác định được điểm \(B(-1,5; 1)\).

Đồ thị hàm số là đường thẳng đi qua hai điểm A và B

-Vẽ đồ thị hàm số  \({2 \over 5}x + y = 1 \Leftrightarrow 2{\rm{x}} + 5y = 5\)

Cho \(x = 0 ⇒ y = 1\). Ta xác định được điểm \(C(0; 1)\)

Cho \(y = 2 ⇒ x = -2,5\). Ta xác định được điểm \(D(-2,5; 2)\)

Đồ thị hàm số là đường thẳng đi qua hai điểm C và D.

Kết luận: Đồ thị hai hàm số trên song song. Điều này chứng tỏ rằng hệ phương trình vô nghiệm.

b) Giải hệ phương trình:  

\(\left\{ \matrix{
0,2{\rm{x}} + 0,1y = 0,3(1) \hfill \cr
3{\rm{x}} + y = 5(2) \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
– 2{\rm{x}} – y = – 3(1′) \hfill \cr
3{\rm{x}} + y = 5(2′) \hfill \cr} \right.\)

Cộng (1’) với (2’) vế theo vế, ta được \(x = 2\)

Thế \(x = 2\) vào (2), ta được: \(6 + y = 5 ⇔ y = -1\)

Vậy nghiệm của hệ phương trình là \((x = 2; y = -1)\)

Minh họa hình học:

– Đồ thị hàm số \(0,2x + 0,1y = 0,3\) là một đường thẳng đi qua hai điểm:

\(A(x = 0; y = 3)\) và \(B(x = 1,5; y = 0)\)

– Đồ thị hàm số \(3x + y = 5\) là một đường thẳng đi qua hai điểm \(C(x = 0; y = 5)\) và \(D(x = 1; y = 2)\)

– Đồ thị hai hàm số trên cắt nhau tại điểm: \(M(x = 2; y = -1)\).

Vậy \((2; -1)\) là một nghiệm của hệ phương trình.

c) Giải hệ phương trình:

\(\left\{ \matrix{
{3 \over 2}x – y = {1 \over 2}(1) \hfill \cr
3{\rm{x}} – 2y = 1(2) \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
– 3{\rm{x}} + 2y = – 1(1′) \hfill \cr
3{\rm{x}} – 2y = 1(2′) \hfill \cr} \right.\)

Cộng (1’) và (2’) vế theo vế, ta có: \(0x + 0y = 0\).

Phương trình này có vô số nghiệm.

Nghiệm tổng quát là \(\left( {x;{3 \over 2}x – {1 \over 2}} \right)\)  với \(x ∈ R\)

Minh họa hình học

– Đồ thị hàm số (1) là đường thẳng đi qua hai điểm \(A(0;  – {1 \over 2})\) và \(B(1;1)\) nên hai đường thẳng này trùng nhau. Vậy hệ phương trinh có vô số nghiệm.

 


Bài 41 trang 27 SGK Toán 9 tập 2

Giải các hệ phương trình sau:

a) 

\(\left\{ \matrix{
x\sqrt 5 – \left( {1 + \sqrt 3 } \right)y = 1 \hfill \cr
\left( {1 – \sqrt 3 } \right)x + y\sqrt 5 = 1 \hfill \cr} \right.\)

b)  

\(\left\{ \matrix{
{{2{\rm{x}}} \over {x + 1}} + {y \over {y + 1}} = \sqrt 2 \hfill \cr
{x \over {x + 1}} + {{3y} \over {y + 1}} = – 1 \hfill \cr} \right.\)

Giải:

a) 

\(\left\{ \matrix{
x\sqrt 5 – \left( {1 + \sqrt 3 } \right)y = 1(1) \hfill \cr
\left( {1 – \sqrt 3 } \right)x + y\sqrt 5 = 1(2) \hfill \cr} \right.\)

Ta giải hệ phương trình bằng phương pháp thế:

Từ (1) ta có  \(x = {{\left( {1 + \sqrt 3 } \right)y + 1} \over {\sqrt 5 }}(3)\)

Thế (3) vào (2), ta được:  

\(\eqalign{
& \left( {1 – \sqrt 3 } \right)\left[ {{{\left( {1 + \sqrt 3 } \right)y + 1} \over {\sqrt 5 }}} \right] + y\sqrt 5 = 1 \cr
& \Leftrightarrow \left( {1 – \sqrt 3 } \right)\left( {1 + \sqrt 3 } \right)y + \left( {1 – \sqrt 3 } \right) + 5y = \sqrt 5 \cr
& \Leftrightarrow – 2y + 5y = \sqrt 5 + \sqrt 3 – 1 \Leftrightarrow y = {{\sqrt 5 + \sqrt 3 – 1} \over 3} \cr} \)

Thế y vừa tìm được vào (3), ta được:

\(x = {{\left( {1 + \sqrt 3 } \right)\left( {{{\sqrt 5  + \sqrt 3  – 1} \over 3}} \right) + 1} \over {\sqrt 5 }}\) hay  \(x = {{\sqrt 5  + \sqrt 3  + 1} \over 3}\)

Vậy hệ phương trình có nghiệm là: \(\left( {{{\sqrt 5  + \sqrt 3  + 1} \over 3};{{\sqrt 5  + \sqrt 3  – 1} \over 3}} \right)\)

b)Giải hệ phương trình: (I) 

\(\left\{ \matrix{
{{2{\rm{x}}} \over {x + 1}} + {y \over {y + 1}} = \sqrt 2 \hfill \cr
{x \over {x + 1}} + {{3y} \over {y + 1}} = – 1 \hfill \cr} \right.\)

Ta giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ.

Đặt \(u = {x \over {x + 1}};v = {y \over {y + 1}}\)

Thay vào hệ (I), ta có hệ mới với ẩn là \(u\) và \(v\) ta được:

\(\left\{ \matrix{
2u + v = \sqrt 2 (1′) \hfill \cr
u + 3v = – 1(2′) \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
2u + v = \sqrt 2 (3) \hfill \cr
– 2u – 6v = 2(4) \hfill \cr} \right.\)

Cộng (3) và (4) vế theo vế, ta được: \( – 5{\rm{v}} = 2 + \sqrt 2  \Leftrightarrow v = {{ – \left( {2 + \sqrt 2 } \right)} \over 5}\)

Thay \(v = {{ – \left( {2 + \sqrt 2 } \right)} \over 5}\) vào (1’), ta được:

\(2u = {{2 + \sqrt 2 } \over 5} + \sqrt 2  \Leftrightarrow 2u = {{2 + \sqrt 2  + 5\sqrt 2 } \over 5} = {{2 + 6\sqrt 2 } \over 5}\)

\(\Leftrightarrow u = {{1 + 3\sqrt 2 } \over 5}\)

Với giá trị của \(u,v\) vừa tìm được, ta thế vào để tìm nghiệm \(x, y\).

Ta có: 

\(\left\{ \matrix{
{x \over {x + 1}} = {{1 + 3\sqrt 2 } \over 5} \hfill \cr
{y \over {y + 1}} = {{ – 2 – \sqrt 2 } \over 5} \hfill \cr} \right.đk\left\{ \matrix{
x \ne – 1 \hfill \cr
y \ne – 1 \hfill \cr} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{
x = \left( {x + 1} \right)\left( {{{1 + 3\sqrt 2 } \over 5}} \right) \hfill \cr
y = \left( {y + 1} \right){{\left( { – 2 – \sqrt 2 } \right)} \over 5} \hfill \cr} \right.\)

\(\left\{ \matrix{
5{\rm{x}} = \left( {x + 1} \right)\left( {1 + 3\sqrt 2 } \right) \hfill \cr
5y = \left( {y + 1} \right)\left( { – 2 – \sqrt 2 } \right) \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
x = {{1 + 3\sqrt 2 } \over {4 – 3\sqrt 2 }} \hfill \cr
y = {{-2 – \sqrt 2 } \over {7 + \sqrt 2 }} \hfill \cr} \right.\)

Vậy nghiệm của hệ phương trình là: \(\left( {{{1 + 3\sqrt 2 } \over {4 – 3\sqrt 2 }};{{-2 – \sqrt 2 } \over {7 + \sqrt 2 }}} \right)\) thỏa mãn điều kiện

 

Bài 42 trang 27 SGK Toán 9 tập 2

Giải hệ phương trình\(\left\{ \matrix{2{\rm{x}} – y = m \hfill \cr 4{\rm{x}} – {m^2}y = 2\sqrt 2 \hfill \cr} \right.\) trong mỗi trường hợp sau:

a) \(m = -\sqrt{2}\)       b) \(m = \sqrt{2}\)        c) \(m = 1\)

Giải:

(I) \(\left\{ \matrix{2{\rm{x}} – y = m(1) \hfill \cr 4{\rm{x}} – {m^2}y = 2\sqrt 2 (2) \hfill \cr} \right.\)

Ta có (1) ⇔ \(y = 2x – m\) (3)

Thế (3) vào (2), ta có:

\(4{\rm{x}} – {m^2}\left( {2{\rm{x}} – m} \right) = 2\sqrt 2\)

\( \Leftrightarrow 2\left( {2 – {m^2}} \right)x = 2\sqrt 2  – {m^3}(*)\) 

a) Với \(m = – \sqrt{2}\). Thế vào phương trình (*), ta được:

\(2(2 – 2)x = 2\sqrt{2} + 2\sqrt{2} ⇔ 0x = 4\sqrt{2}\)

Vậy hệ phương trình đã cho vô nghiệm.

b) Với \(m = \sqrt{2}\). Thế vào phương trình (*), ta được:

\(2(2 – 2)x = 2\sqrt{2} – 2\sqrt{2} ⇔ 0x = 0\)

Vậy hệ trình này có vô số nghiệm.

c) Với \(m = 1\). Thế vào phương trình (*), ta được:

\(2.(2-1)x = 2\sqrt 2  – 1 \Leftrightarrow 2{\rm{x}} = 2\sqrt 2  – 1\)

\(\Leftrightarrow x = {{2\sqrt 2  – 1} \over 2}\) 

Thay \(x\) vừa tìm được vào (3), ta có: \(y = 2\sqrt{2} – 2\)

Vậy hệ phương trình có một nghiệm duy nhất là: \(\left( {{{2\sqrt 2  – 1} \over 2};2\sqrt 2  – 2} \right)\)

 

Bài 43 trang 27 SGK Toán 9 tập 2

Bài 43. Hai người ở hai địa điểm A và B cách nhau 3,6 km, khởi hành cùng một lúc, đi ngược chiều nhau và gặp nhau ở một địa điểm cách A là 2 km. Nếu cả hai cùng giữ nguyên vận tốc như trường hợp trên, nhưng người đi chậm hơn xuất phát trước người kia 6 phút thì họ sẽ gặp nhau ở chính giữa quãng đường. Tính vận tốc của mỗi người.

Giải:

Gọi \(x\) (m/phút) là vận tốc của người xuất phát từ A và \(y\) (m/phút) là vận tốc của người xuất phát từ B.

Điều kiện: \(x > 0; y > 0\)

– Khi gặp nhau tại điểm cách A là 2km thì người xuất phát từ A đi được 2000 mét, còn người xuất phát từ B đi được 1600 mét.

Ta có phương trình: \({{2000} \over x} = {{1600} \over y}(1)\) 

– Theo đề bài cho thấy người xuất phát từ B đi chậm hơn. Khi người đi từ B xuất phát trước người kia 6 phút thì hai người gặp nhau ở chính giữa quãng đường, nghĩa là mỗi người đi được 1,8km = 1800m.

Ta có phương trình \({{1800} \over x} + 6 = {{1800} \over y}(2)\) 

Ta có hệ phương trình: (I) \(\left\{ \matrix{{{2000} \over x} = {{1600} \over y}(1) \hfill \cr {{1800} \over x} + 6 = {{1800} \over y}(2) \hfill \cr} \right.\)

Đặt \(u = {{100} \over x}\) và \(v = {{100} \over y}\) . Thay vào (I), ta được:  

\(\left( I \right) \Leftrightarrow \left\{ \matrix{20u = 16v \hfill \cr 18u + 6 = 18v \hfill \cr} \right.\)

Giải hệ phương trình ta được \(u = {4 \over 3}\) và \(v = {5 \over 3}\) 

– Với \({{100} \over x} = u = {4 \over 3} \Leftrightarrow x = 75\) (nhận)

– Với \({{100} \over y} = v = {5 \over 3} \Leftrightarrow y = 60\) (nhận)

Vậy vận tốc của người đi từ A là 75m/phút và người đi từ B là 60m/phút.

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button