Giải bài tập

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 44, 45 SGK Toán 9 tập 1

Giải bài tập trang 44, 45 bài 1 nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số SGK Toán 9 tập 1. Câu 1: Cho hàm số …

Bài 1 trang 44 sgk Toán 9 tập 1

Bài 1.

a) Cho hàm số \(y = f(x) = \frac{2}{3} x\).

Bạn đang xem: Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 44, 45 SGK Toán 9 tập 1

Tính: \(f(-2);           f(-1);          f(0);             f(\frac{1}{2});     f(1);            f(2);           f(3)\).

b) Cho hàm số \(y = g(x) = \frac{2}{3} x + 3\).

Tính: \(g(-2);             g(-1);            g(0);             g(\frac{1}{2});    g(1);          g(2);          g(3)\).

c) Có nhận xét gì về giá trị của hai hàm số đã cho ở trên khi biến \(x\) lấy cùng một giá trị ?

Giải:

a) Thay các giá trị vào hàm số \(y = f(x) = \frac{2}{3} x\). Ta có

\(f(-2) = \frac{2}{3}.(-2)=\frac{-4}{3}\)

\(f(-1) = \frac{2}{3}.(-1)=\frac{-2}{3}\)

\(f(0) = \frac{2}{3}.(0)=0\)

\(f(\frac{1}{2}) = \frac{2}{3}.\left ( \frac{1}{2} \right )=\frac{1}{3}\)

\(f(1) = \frac{2}{3}.(1)=\frac{2}{3}\)

\(f(2) = \frac{2}{3}.(2)=\frac{4}{3}\)

\(f(3) = \frac{2}{3}.(3)=2\)

b) Thay các giá trị vào hàm số \(y = g(x) = \frac{2}{3} x + 3\). Ta có

\(g(-2) = \frac{2}{3}.(-2)+3=\frac{5}{3}\)

\(g(-1) = \frac{2}{3}.(-1)+3=\frac{7}{3}\)

\(g(0) = \frac{2}{3}.(0)+3=0\)

\(g\left ( \frac{1}{2} \right ) = \frac{2}{3}.\left ( \frac{1}{2} \right )+3=\frac{10}{3}\)

\(g(1) = \frac{2}{3}.(1)+3=\frac{11}{3}\)

\(g(2) = \frac{2}{3}.(2)+3=\frac{13}{3}\)

\(g(3) = \frac{2}{3}.(3)+3=5\)

c)

Khi \(x\) lấy cùng một giá trị thì giá trị của \(g(x)\) lớn hơn giá trị của \(f(x)\) là \(3\) đơn vị.

 

Bài 2 trang 45 sgk Toán 9 tập 1

Cho hàm số \(y =  – {1 \over 2}x + 3\)

a) Tính các giá trị tương ứng của y theo các giá trị của x rồi điền vào bảng sau:

x

-2,5

-2

-1,5

-1

-0,5

0

0,5

1

1,5

2

2,5

 \(y =  – {1 \over 2}x + 3\)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Hàm số đã cho là hàm số đồng biến hay nghịch biến ? Vì sao ?

Giải:

a)

Với \(y =  – {1 \over 2}x + 3\) thay các giá trị của x, ta có

\(f\left( { – 2,5} \right) =  – {1 \over 2}\left( { – 2,5} \right) + 3 = {{2,5 + 6} \over 2} = 4,25\)

\(f\left( { – 2} \right) =  – {1 \over 2}\left( { – 2} \right) + 3 = {{2 + 6} \over 2} = 4\)

\(f\left( { – 1,5} \right) =  – {1 \over 2}\left( { – 1,5} \right) + 3 = {{1,5 + 6} \over 2} = 3,75\)

\(f\left( { – 1} \right) =  – {1 \over 2}\left( { – 1} \right) + 3 = {{1 + 6} \over 2} = 3,5\)

\(f\left( { – 0,5} \right) =  – {1 \over 2}\left( { – 0,5} \right) + 3 = {{0,5 + 6} \over 2} = 3,25\)

\(f\left( 0 \right) =  – {1 \over 2}\left( 0 \right) + 3 = {{0 + 6} \over 2} = 3\)

\(f\left( {0,5} \right) =  – {1 \over 2}\left( {0,5} \right) + 3 = {{ – 0,5 + 6} \over 2} = 2,75\)

\(f\left( 1 \right) =  – {1 \over 2}\left( 1 \right) + 3 = {{ – 1 + 6} \over 2} = 2,5\)

\(f\left( {1,5} \right) =  – {1 \over 2}\left( {1,5} \right) + 3 = {{ – 1,5 + 6} \over 2} = 2,25\)

\(f\left( 2 \right) =  – {1 \over 2}\left( 2 \right) + 3 = {{ – 2 + 6} \over 2} = 2\)

\(f\left( {2,5} \right) =  – {1 \over 2}\left( {2,5} \right) + 3 = {{ – 2,5 + 6} \over 2} = 1,75\)

x

-2,5

-2

-1,5

-1

-0,5

0

0,5

1

1,5

2

2,5

 \(y =  – {1 \over 2}x + 3\)

 4,25

 4

3,75 

3,5 

3,25 

2,75 

2,5 

2,25 

1,75 


b) Hàm số nghịch biến vì khi x tăng lên thì y giảm đi.

 


Bài 3 trang 45 sgk Toán 9 tập 1

3. Cho hai hàm số y = 2x và y = -2x.

a) Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ đồ thị của hai hàm số đã cho.

b) Trong hai hàm số đã cho, hàm số nào đồng biến ? Hàm số nào nghịch biến ? Vì sao ?

Giải:

a) Đồ thị củahàm số y = 2x là đường thẳng đi qua O và điểm A(1; 2).

Đồ thị của hàm số y = -2x là đường thẳng đi qua O và điểm B(1; -2).

 

b) Hàm số y = 2x đồng biến vì khi x tăng lên thì y tương ứng tăng lên.

Hàm số y = -2x nghịch biến vì khi x tăng lên thì y tương ứng giảm đi.

y = 2x -1 0 1 2
y = -2x -2 0 2 4
y = -2x 2 0 -2 -4

 


Bài 4 trang 45 sgk Toán 9 tập 1

4. Đồ thị hàm số \(y = \sqrt 3 x\) được vẽ bằng compa và thước thẳng ở hình dưới

Hãy tìm hiểu và trình bày lại các bước thực hiện vẽ đồ thị đó.

Giải:

Ta biết rằng đồ thị hàm số \(y = \sqrt 3 x\) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Hơn nữa, khi x = 1 thì \(y = \sqrt 3 \). Do đó điểm A(1; √3) thuộc đồ thị. Vì thế để vẽ đồ thị này, ta phải xác định điểm A trên mặt phẳng tọa độ. Muốn vậy ta phải xác định điểm trên  trục tung biểu diễn số √3. Ta có:

\(\sqrt 3  = \sqrt {2 + 1}  = \sqrt {{{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2} + {1^2}} \)

Hình vẽ trong SGK thể hiện OC = OB = \({\sqrt 2 }\) và theo định lí Py-ta-go

\(\eqalign{
& OD = \sqrt {O{C^2} + C{D^2}} \cr
& = \sqrt {{{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2} + {1^2}} = \sqrt 3 \cr} \)

Dùng compa ta xác định được điểm biểu diễn số \(\sqrt 3 \). trên Oy. Từ đó xác định được điểm A.

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button