Tổng hợp

Tại sao đội tuyển Pháp nhiều cầu thủ da đen?

Tại sao đội tuyển Pháp nhiều cầu thủ da đen?

World Cup: Bức tranh đa sắc về cầu thủ nhập tịch
World Cup: Bức tranh đa sắc về cầu thủ nhập tịch

Đa dạng về chủng tộc

Pháp là nước tư bản lâu đời và sở hữu nhiều thuộc địa bậc nhất thế kỷ 18, 19, nhất là ở châu Phi. Tuy nhiên, khác với đa phần những mẫu quốc khác, họ không chối bỏ lịch sử. Những người nhập cư được tạo điều kiện nhập quốc tịch Pháp.

Trẻ em sinh ra trên đất Pháp, nếu có cha mẹ đến từ những vùng từng là thuộc địa, có nhiều cơ hội trở thành công dân Pháp. Vì thế, những cầu thủ, đa phần từ châu Phi, coi Pháp là miền đất hứa, là cửa ngõ để họ tiến vào châu Âu. Ligue 1 ngày này tràn ngập cầu thủ da màu.

Theo luật, họ được quyền cấp thị thực và quốc tịch Pháp, nếu thỏa mãn một số yếu tố nhất định. Làn sóng nhập cư ồ ạt tuồn vào xứ sở hình lục lăng, đến mức mà sau chức vô địch World Cup 1998, một bộ phận người hâm mộ đã kêu gọi chính phủ hạn chế tình trạng này.

Tuy nhiên, điều này rất khó thành hiện thực, bởi ngay từ buổi bình minh của bóng đá Pháp, hình bóng của lục địa đen đã in sâu vào bóng đá Pháp. World Cup 1958, Pháp lần đầu vào vòng bán kết nhờ phong độ khủng khiếp của tiền đạo Just Fontaine, người hiện vẫn giữ kỷ lục ghi 13 bàn trong một vòng chung kết World Cup. Fontaine có cha là người Pháp, mẹ người Tây Ban Nha, nhưng sinh ra tại Morocco, một quốc gia Bắc Phi.

Sau thế hệ vàng đầu tiên này, Pháp sản sinh ra thế hệ vàng thứ hai ở thập niên 80. Michel Platini cùng đồng đội 2 lần giúp “Gà trống Gaulois” vào bán kết World Cup, xen giữa là vô địch Euro 1984. Cả đội hình Pháp năm đó có 1 cầu thủ da màu, nhưng lại là người chơi ăn ý bậc nhất với Platini ở khu trung tuyến – Jean Tigana. Danh thủ này sinh tại thủ đô Bamako của Mali, và bố của ông là một người Mali chính hiệu.

Thập niên 90 đánh dấu sự bùng nổ về số lượng cầu thủ da màu trong đội hình tuyển Pháp. Hẳn ai cũng nhớ, hai trong số bộ tứ vệ lừng danh đưa Pháp lần đầu vô địch World Cup, Marcel Desailly và Lilian Thuram, là người da màu. Sang đến thập niên 2000, thế hệ vàng thứ ba của bóng đá Pháp đón thêm Thierry Henry, Patrick Vieira, Claude Makelele làm trụ cột. Tất cả đều có gốc châu Phi.

Cho đến trận chung kết Euro 2016, chỉ còn 4 người da trắng trong màu áo lam đá chính từ đầu. Tới World Cup 2018, mọi chuyện càng trở nên dễ nhận hơn. 15 trong tổng số 23 tuyển thủ Pháp chinh chiến tại Nga có gốc châu Phi, trong đó rất nhiều là trụ cột như Samuel Umtiti, Paul Pogba, N’Golo Kante, Kylian Mbappe. Không quá khi nói rằng những cầu thủ da màu đã có đóng góp xuyên suốt trong chiều dài lịch sử của nền bóng đá Pháp.

Bóng đá Pháp: Thành công phải có da màu
Bóng đá Pháp: Thành công phải có da màu

Sự dung hòa

Ở một chừng mực nào đó, người Pháp không cực đoan như người Đức hay Italia về vấn đề màu da khi triệu tập lên tuyển. Đức mới có Jerome Boateng và Antonio Rudiger là 2 trường hợp hiếm hoi trong lịch sử, còn Italia vẫn đang đóng chặt cánh cửa với bên kia bờ Địa Trung Hải. Xứ lục lăng chọn cách xử lý mềm mại hơn. Họ đề cao vai trò của những cầu thủ gốc Phi ở những vị trí đòi hỏi thể lực dồi dào như tiền vệ trung tâm. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, “Gà trống Gaulois” cực mạnh ở vị trí này. Đầu tiên là Vieira, sau là Makelele, và giờ tới Pogba, Kante.

Không phủ nhận những điểm ưu việt của cầu thủ da màu, nhưng lãnh đạo bóng đá Pháp biết cách để người da trắng bản địa thấy tự hào. Chẳng hạn ở vị trí thủ môn, Fabien Barthez được trọng dụng ở World Cup 1998, dù anh không chắc chắn bằng đàn anh Bernard Lama. Thế hệ của Hugo Lloris hiện tại cũng vậy. Dù đội trưởng của Pháp nổi sau Steve Mandanda, và có ít kinh nghiệm chinh chiến quốc tế hơn, anh vẫn được lựa chọn là số một trong khung gỗ ở World Cup 2010, và giữ nguyên vị thế ấy đến nay.

Vị trí tiền đạo cắm cũng là một vấn đề đáng nói. Ai cũng biết, Olivier Giroud kém duyên thế nào trước khung thành, nhưng anh vẫn được Didier Deschamps tin dùng tối đa trên đất Nga. Ông không mảy may đếm xỉa tới việc luân phiên sử dụng Nabil Fekir hay Ousmane Dembele. Một phần nguyên nhân bởi cả hai người này đều gốc Phi.

Những gì Deschamps đã làm ở World Cup 2018 là dung hòa tối đa cá tính mỗi cầu thủ với màu cờ sắc áo của tuyển Pháp, giống cách thầy cũ Aime Jacquet đã làm năm 1998. Bản sắc của Pháp là đa sắc tộc, và “Gà trống” muốn cất cao tiếng gáy phải có sự trợ giúp từ những người da màu.

Luật bóng đá FIFA

FIFA World Cup 2018 đã diễn ra với màn trình diễn ấn tượng của các cầu thủ trẻ của đội tuyển Pháp.Sau khi vượt qua nhiều đội tuyển khác nhau để có mặt tại trận Chung kết, thế hệ vàng thứ 3 của đội tuyển Pháp đã bước chân lên vũ đài lịch sử bóng đá thế giới với chức vô địch World Cup sau đúng chu kỳ 20 năm (1998 – 2018).

Đội hình 9X của Pháp đưa ra sân cỏ World Cup 2018 gồm có những cái tên trẻ tuổi như Kylian Mbappé 19 tuổi, Presnel Kimpembe 22 tuổi, Paul Pogba 25 tuổi và Samuel Umtiti 24 tuổi, đã đánh bại Argentina ở Vòng 16, Uruguay ở vòng Tứ kết và Bỉ ở trận Bán kết FIFA World Cup 2018. Khi đội tuyển Pháp chiến thắng liên tục để giành tấm vé vào trận đấu cuối cùng của World Cup 2018 thì kênh Youtube VOX đăng tải một videophân tíchlí do vì đâu mà đội tuyển Pháp lại sản sinh ranhiều cầu thủtuyệt vời như vậy. Đặc biệt là người cầu thủ sản sinh ra tại đất nước Lục Lăng này, tuy họ mang quốc tịch Pháp nhưng có thể thi đấu không chỉ cho mỗi đội tuyển Pháp mà cả các quốc gia khác.

Bởi vì luật FIFA cho phép các cầu thủ được quyền cống hiến cho bất kỳ quốc gia nào mà họ có mối liên hệ mật thiết, tính cả đời ông bà và cha mẹ. Một ví dụ dễ hiểu, siêu sao Kylian Mbappé có mẹ là người nhập cư Algerie và ba là người nhập cư Cameroon, vậy nên ngoại trừ Pháp thì anh chàng này có thể thi đấu cho đội tuyển bóng đá của một trong hai quốc gia này trong khuôn khổ các giải bóng đá thuộc FIFA.

Một điều thú vị ở World Cup 2018, có đến 82 cầu thủ chơi cho quốc gia mà họ không được sinh ra, vậy thì những cầu thủ đó đến từ đâu? Hai trong số những quốc gia cósố lượng cầu thủ thi đấu trái quốc tịch nhiều nhất tại World Cup 2018 là Pháp (29 cầu thủ) và Brazil (5 cầu thủ). Đó là chưa kể, Pháp là quốc gia cung cấp nhiều cầu thủ lẫn trọng tài góp mặt nhất trong suốt 4 kỳ World Cup vừa qua, và số lượng này vẫn đang trên đà tăng lên.

Chính nhờ vào hệ thống học viện bóng đá và luật nhập cư độc đáo mà Pháp không chỉ sản xuất ra những cầu thủ chơi hàng đầu cho đất nước mà còn cho cả phần còn lại của thế giới như Togo, Morocco, Algeria, Tunisia, Argentina, Bồ Đào Nha… Điều này cho thấy Pháp có nguồn cầu thủ rất đa dạng đến từ rất nhiều quốc gia khác nhau.

Tại sao đội tuyển pháp nhiều cầu thủ da đen?
Tại sao đội tuyển pháp nhiều cầu thủ da đen?

Lịch sử

Mọi thứ bắt đầu từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, cuối những năm 40 và trong những năm 50, công cuộc tái thiết nước Pháp hoang tàn được tiến hành. Chính phủ Pháp bắt đầu thuê nhân lực từ những quốc gia lân cận và vùng thuộc địa cũ của Pháp như Đức, Ba Lan, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Algerie, Cameroon, Thổ Nhĩ Kỳ,… Trong suốt thời gian đó, Pháp có lượng dân nhập cư nhiều hơn bất cứ quốc gia nào (2,7 triệu người).

Đến những năm cuối thập kỷ 60 – đầu 70, kinh tế Pháp phát triển nhanh chóng, tình trạng thiếu hụt nguồn lao động và dẫn đến một làn sóng nhập cư thứ 2 từ các thuộc địa cũ (Tây Phi, vùng Ả-Rập, Địa Trung Hải và cả khu vực Đông Dương). Vào cùng thời gian đó (1960 – 1974), Pháp đang rơi vào khủng hoảng thể thao, đặc biệt là khi đội tuyển quốc gia Pháp không thể lọt vào vòng chung kết của 3 mùa World Cup và 3 mùa Euro. Liên đoàn bóng đá Pháp đã nghĩ một giải pháp tuyệt vời để sốc lại nền bóng đá đang trên bờ vực: Trung tâm đào tạo các tài năng trẻ quốc gia. Kể từ đây, một trong những hệ thống học viện bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên của châu Âu ra đời.

Năm 1972, trung tâm đào tạo quốc gia được mở tại Vichy. Bốn năm sau đó, liên đoàn bóng đá kết hợp với các đội bóng chuyên nghiệp hàng đầu để tạo ra một hệ thống học viện rộng hơn để thu hút và đào tạo các tài năng trẻ. Đến năm 1988, trung tâm đào tạo bóng đá chuyển từ Vichy đến vùng ngoại ô phía Nam Paris, có tên là trung tâm Clairefontaine.

Trong những năm 90, Clairfontaine là một trong những hệ thống đào tạo cầu thủ ưu việt nhất châu Âu khi sản sinh ra những cái tên huyền thoại của bóng đá thế giới. Sự kiện chấn động nhất của thế giới túc cầu những năm cuối thập niên 90 chính là chiến thắng thuyết phục của “Les Bleus” trước Brazil – cái tên được xem là “sự hủy diệt” của mọi đội bóng thế giới – để giành chiếc cúp vàng World Cup 1998. Việc những “Chú gà trống Gaulois” đả bại “Selecao” với dàn sao được đánh giá là số một lúc bấy giờ như Ronaldo, Rivaldo, Roberto Carlos, Cafu,… với 3 bàn thuyết phục chính là quả ngọt của cả hệ thống đào tạo bóng đá chuyên nghiệp và sự góp sức của các nhân tố ưu việt từ các thế hệ nhập cư.

Nhìn vào đội hình Pháp năm 1998 ta có thể thấy được 12 cái tên trong số đó chính là người nhập cư hoặc là người Pháp có nguồn gốc nhập cư. Một vài ngôi sao có thể kể tên như David Trezeguet, Zinedine Zidane, Liliam Thuram, Christian Karembeu, Thierry Henry,… Chức vô địch World Cup 1998 lúc đó được xem như cầu nối to lớn xoa dịu và hàn gắn những chia rẽ khủng hoảng chính trị, nhập cư trong lòng nước Pháp cuối thế kỉ 20.

Từ năm 2002, số cầu thủ gốc con cháu của người nhập cư góp mặt tại World Cup tiếp tục tăng lên. World Cup 2018 vừa qua, đội tuyển Pháp có 8 cầu thủ có nguồn gốc nhập cư (trong số đó là Paul Pogba, Kylian Mbappé, Balise Matuidi,…), đặc biệt Mbappé chính là tài năng trẻ được đào tạo tại trung tâm Clairefontaine. Bên cạnh đó, các cầu thủ sinh ra tại Pháp còn thi đấu cho các đội tuyển tham dự từ vòng loại đến vòng chung kết World Cup còn có Bờ Biển Ngà, Ma-rốc, Algerie, Bồ Đào Nha, Cameroon, Togo, Senegal, Tunisia…

Mặc dù những xung đột trong lòng nước Pháp vẫn còn, những phân biệt chủng tộc vẫn hiện hữu nhưng các thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục góp phần đem lại những đóng góp to lớn cho đội tuyển Pháp nói riêng và bóng đá thế giới nói chung.

Vậy để trả lời cho câu hỏi cũng là tựa đề của bài viết, việc nước Pháp có nhiều nhân tài bóng đá chính là kết quả của sự chọn lọc từ nguồn nhân lực dồi dào của các sắc tộc kết hợp với hệ thống học viện đào tạo bóng đá chuyên nghiệp nhất nhì châu Âu.

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button