Giải bài tập

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 70 SGK Toán 7 tập 2 – CTST

Giải bài tập trang 70 Bài 5 Đường trung trực của một đoạn thẳng sgk toán 7 tập 2 chân trời sáng tạo. Bài 4 Quan sát Hình 13, biết AB = AC, DB = DC. Chứng minh rằng M là trung điểm của BC.

Bài 1 trang 70 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Hình 10 minh họa một tờ giấy có hình vẽ đường trung trực xy của đoạn thẳng AB mà hình ảnh điểm B bị nhòe mất. Hãy nêu cách xác định điểm B.

Bạn đang xem: Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 70 SGK Toán 7 tập 2 – CTST

Lời giải: 

Gọi giao điểm của AB và xy là O

\( \Rightarrow \) O là trung điểm AB ( Do xy là đường trung trực của AB)

\( \Rightarrow \) Đo khoảng cách AO và từ điểm O kẻ OB sao cho OA = OB và nằm khác phía với điểm A so với đường thẳng xy ( A, B, O thẳng hàng )

Bài 2 trang 70 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Quan sát Hình 11, cho biết M là trung điểm của BC, AM vuông góc với BC và AB = 10 cm, Tính AC.

Lời giải: 

Xét tam giác AMB và tam giác AMC có :

AM cạnh chung

MB = MC ( do M là trung điểm BC )

\(\widehat {BMA} = \widehat {CMA} = {90^o}\)

\( \Rightarrow \) Tam giác AMB = tam giác AMC (c-g-c)

\( \Rightarrow \)AB = AC = 10 cm ( cạnh tương ứng bằng nhau 

Bài 3 trang 70 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Quan sát Hình 12, cho biết AM là đường trung trực của đoạn thẳng BC và DB = DC = 8 cm. Chứng minh rằng ba điểm A, M, D thẳng hàng.

Lời giải:

 

Xét tam giác BCD có BD = CD ( giả thiết )

\( \Rightarrow \) D thuộc trung trực BC do cách đều 2 đầu mút đoạn BC

Mà AM là trung trực của BC

\( \Rightarrow \) D thuộc đường thẳng AM

\( \Rightarrow \) A, M, D thẳng hàng

Bài 4 trang 70 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Quan sát Hình 13, biết AB = AC, DB = DC. Chứng minh rằng M là trung điểm của BC.

Lời giải: 

Xét tam giác ABD và tam giác ACD có :

AB = AC ( giả thiết )

BD = CD ( giả thiết )

AD cạnh chung

\( \Rightarrow \Delta ABD =\Delta ACD (c-c-c)\)

\( \Rightarrow \)\(\widehat {BAD} = \widehat {CAD}\)( 2 góc tương ứng )

Xét tam giác ABM và ta giác ACM có :

AB = AC ( giả thiết )

AM cạnh chung

\(\widehat {BAD} = \widehat {CAD}\)( chứng minh trên )

\(\Delta ABM=\Delta ACM (c-g-c)\)

\(\Rightarrow MC = MB\) ( 2 cạnh tương ứng )

\( \Rightarrow \) M là trung điểm BC

Bài 5 trang 70 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Cho hai điểm M và N nằm trên đường trung trực d của đoạn thẳng EF. Chứng minh rẳng \(\Delta EMN=\Delta FMN\)

Lời giải:

 

Vì M thuộc trung trực EF nên ME = MF ( tính chất điểm thuộc trung trực )

Tương tự \( \Rightarrow \) NE = NF ( tính chất điểm thuộc trung trực )

Xét 2 tam giác MEN và MFN có :

MN là cạnh chung

ME = MF

NE = NF

\(\Rightarrow \Delta MEN = \Delta MFN (c-c-c)\)

Bài 6 trang 70 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 2

Trên bản đồ qui hoạch một khu dân cư có một con đường d và hai điểm dân cư A và B (Hình 14). Hãy tìm bên đường một địa điểm M để xây dựng một trạm y tế sao cho trạm y tế cách đều hai điểm dân cư.

Lời giải:

Trạm y tế cách đều hai điểm dân cư tức MA = MB.

Khi đó M nằm trên đường trung trực của AB.

Mà M nằm trên đường thẳng d nên M là giao điểm của d và đường trung trực của AB.

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button