Giải bài tập

Giải bài 84, 85, 86, 87 trang 120 SBT Toán 9 tập 1

Giải bài tập trang 120 bài ôn tập chương I – hệ thức lượng trong tam giác vuông Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 1. Câu 84: Tam giác ABC vuông tại A, AB = a, AC = 3a. trên cạnh AC lấy các điểm D, E sao cho AD = DE = EC…

Câu 84 trang 120 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1

Tam giác ABC vuông tại A, AB = a, AC = 3a. trên cạnh AC lấy các điểm D, E sao cho

 AD = DE = EC.

Bạn đang xem: Giải bài 84, 85, 86, 87 trang 120 SBT Toán 9 tập 1

a) Chứng minh: \({{DE} \over {DB}} = {{DB} \over {DC}}\)

b) Chứng minh ∆BDE  đồng dạng  ∆CDB

c) Tính tổng \(\widehat {AEB} + \widehat {BCD}\) bằng hai cách

Cách 1: sử dụng kết quả ở câu b);

Cách 2: Dùng máy tính bỏ túi hoặc bảng lượng giác.

Gợi ý làm bài

 

a) Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông AHO, ta có:

\(B{D^2} = A{D^2} + A{B^2} = {a^2} + {a^2} = 2{a^2}\)

Suy ra: \(BD = a\sqrt 2 \)

Ta có: 

\(\eqalign{
& {{DE} \over {DB}} = {a \over {a\sqrt 2 }} = {{\sqrt 2 } \over 2}; \cr 
& {{DB} \over {DC}} = {{a\sqrt 2 } \over {2a}} = {{\sqrt 2 } \over 2} \cr} \)

Vậy \({{DE} \over {DB}} = {{DB} \over {DC}}\)

b) Xét ∆BDE và ∆CDB, ta có:

\({{DE} \over {DB}} = {{DB} \over {DC}}\,(1)\)

\(\widehat {BDE} = \widehat {BDC}\,(2)\)

Từ (1) và (2) suy ra ∆BDE đồng dạng ∆CDB.

c) * Cách 1:

Ta có: ∆BDE đồng dạng ∆CDE \(\Rightarrow \widehat {BED} = \widehat {CBD}\)

Mặt khác:

\(\widehat {AEB} + \widehat {BCD} = \widehat {BED} + \widehat {BCD} = \widehat {CBD} + \widehat {BCD}\,(3)\)

Trong ∆BCD, ta có:

\(\widehat {ADB} = \widehat {CBD} = \widehat {BCD}\) (tính chất góc ngoài) (4)

\(\widehat {ADB} = 45^\circ \) (vì ∆ABD vuông cân tại A) (5)

Từ (3), (4) và (5) suy ra: \(\widehat {AEB} + \widehat {BCD} = 45^\circ \)

*  Cách 2:

Trong tam giác ABC, ta có: 

\(tg\widehat {AEB} = {{AB} \over {AC}} = {a \over {2a}} = {1 \over 2}\)

Suy ra: \(\widehat {AEB} = 26^\circ 34’\)

Trong tam giác vuông ABC, ta có: 

\(tg\widehat {ACB} = {{AB} \over {AC}} = {a \over {3a}} = {1 \over 3}\)

Suy ra: \(\widehat {ACB} = 18^\circ 26’\)

Vậy: \(\widehat {AEB} + \widehat {ACB} = \widehat {AEB} + \widehat {BCD} = 45^\circ \)

 


Câu 85 trang 120 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1

(h.31) Tính góc α tạo bởi hai mái nhà, biết rằng mỗi mái nhà dài 2,34m và cao 0,8m. 

Gợi ý làm bài

Hai mái nhà bằng nhau tạo thành hai cạnh của một tam giác cân. Chiều cao cảu mái nhà chia góc ở đỉnh ra thành hai phần bằng nhau.

Ta có:

\(\cos {\alpha  \over 2} = {{AH} \over {AB}} = {{0,8} \over {2,34}} \approx 0,4319\)

Suy ra: \({\alpha  \over 2} = 70^\circ \)

Vậy \(\alpha  = 140^\circ \).

 


Câu 86 trang 120 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1

Cho hình 32. 

Biết:

\(AD \bot DC,\widehat {DAC} = 74^\circ \)

\(\widehat {AXB} = 123^\circ ,AD = 2,8\,cm\)

AX = 5,5cm, BX = 4,1cm.

a) Tính AC.

b) Gọi Y là điểm trên AX sao cho DY ⁄⁄ BX. Hãy tính XY

c) Tính diện tích tam giác BCX

Gợi ý làm bài

a) Trong tam giác vuông ACD, ta có:

\(AC = {{AD} \over {\cos \widehat {CAD}}} = {{2,8} \over {\cos 74^\circ }} \approx 10,158\,(cm)\)

b) Kẻ \(DN \bot AC\)

Trong tam giác vuông AND, ta có:

\(\eqalign{
& DN = AD.\sin \widehat {DAN} \cr 
& = 2,8.\sin 74^\circ \approx 2,692\,(cm) \cr} \)

\(\eqalign{
& AN = AD.\cos \widehat {DAN} \cr 
& = 2,8.\cos 74^\circ \approx 0,772\,(cm) \cr} \)

Vì BX // DY nên \(\widehat {D{\rm{YX}}} = \widehat {BXY} = 123^\circ \) ( hai góc so le trong)

Mà \(\widehat {DYN} + \widehat {D{\rm{YX}}} = 180^\circ \) (kề bù)

Suy ra:

\(\widehat {DYN} = 180^\circ  – \widehat {D{\rm{YX}}} = 180^\circ  – 123^\circ  = 57^\circ \)

Trong tam giác vuông DYN, ta có:

\(\eqalign{
& NY = DN.\cot g\widehat {DYN} \cr 
& \approx 2,692.\cot g57^\circ \approx 1,748\,(cm) \cr} \)

Ta có: 

\(\eqalign{
& XY = AX – (AN + NY) \cr 
& = 5,5 – (0,772 + 1,748) = 2,98\,(cm) \cr} \)

c) Ta có:

\(CX = AC – AX \approx 10,158 – 5,5 = 4,658\,(cm)\)

Kẻ \(BM \bot CX\)

Ta có:

\(\widehat {BXC} = 180^\circ  – \widehat {BXA} = 180^\circ  – 123^\circ  = 57^\circ \)

Trong tam giác vuông BMX, ta có:

\(\eqalign{
& BM = BX.\sin \widehat {BXC} \cr 
& = 4,1.\sin 57^\circ \approx 3,439\,(cm) \cr} \)

\(\eqalign{
& {S_{BCX}} = {1 \over 2}BM.CX \cr 
& = {1 \over 2}.3,439.4,658 = 8,009\,\left( {c{m^2}} \right). \cr} \)

 


Câu 87 trang 120 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1

Tam giác ABC có \(\hat A = 20^\circ ,\widehat B = 30^\circ ,AB = 60cm\). Đường vuông góc kẻ từ C đến AB cắt AB tại P. (h.33).

Hãy tìm:

a) AP, BP;

b) CP.

Gợi ý làm bài

a) Trong tam giác vuông ACP, ta  có:

\(AP = CP.\cot g\widehat {PAC}\,(1)\)

Trong tam giác vuông BCP, ta có:

\(BP = CP.\cot g\widehat {PBC}\,(2)\)

Từ (1) và (2) suy ra:

\((AP + BP) = CP.\cot g\widehat {PAC} + CP.\cot g\widehat {PBC}\)

Hay \(AB = CP(\cot g\widehat {PAC} + \cot g\widehat {PBC})\)

Suy ra: 

\(\eqalign{
& CP = {{AB} \over {\cot g\widehat {PAC} + \cot g\widehat {PBC}}} \cr 
& = {{AB} \over {\cot g20^\circ + \cot g30^\circ }} \approx 13,394\,(cm) \cr} \)

b) Thay CP = 13,394 vào  (1) ta có:

\(AP = 13,394.\cot g20^\circ  \approx 36,801\,(cm)\)

Thay CP = 13,394 vào  (2) ta có:

\(BP = 13,394.\cot g30^\circ  \approx 27,526\,(cm)\)

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button