Giải bài tập

Giải bài 56, 57, 58, 59, 60, 61 trang 92 SGK toán 8 tập 2

Giải bài tập trang 92 Ôn tập chương III – Tam giác đồng dạng sgk toán 8 tập 2. Câu 56: Xác định tỉ số của hai đoạn thẳng AB và CD trong các trường hợp sau:…

Bài 56 trang 92 sgk toán 8 tập 2

Xác định tỉ số của hai đoạn thẳng AB và CD trong các trường hợp sau:

a)AB = 5cm, CD = 15 cm;

Bạn đang xem: Giải bài 56, 57, 58, 59, 60, 61 trang 92 SGK toán 8 tập 2

b)AB = 45 dm, CD = 150 cm;

c)AB = 5CD.

Giải

a)AB  = 5cm và CD = 15cm =>\({{AB} \over {CD}} = {5 \over {15}} = {1 \over 3}\)

b)AB = 45dm = 450cm và CD = 150 cm

=>\({{AB} \over {CD}} = {{450} \over {150}} = 3\)

c)AB = 5CD =>\({{AB} \over {CD}} = 5\)


Bài 57 trang 92 sgk toán 8 tập 2

Cho tam giác ABC (AB < AC). Vẽ đường cao AH, đường phân giác AD, đường trung tuyến AM. Có nhận xét gì về vị trí của ba điểm H, D, M.

Giải

 

+Nhận xét: D luôn nằm giữa H và M.

+Chứng minh: AD là đường phân giác của ∆ABC.

=>\({{AB} \over {AC}} = {{DB} \over {DC}}\)  AB < AC

=>DB < DC => DB + DC < DC + DC

=>BD + DC < 2DC hay BC < 2DC => DC >\({{BC} \over 2}\)

Mà \(MC = {{BC} \over 2}\) (M là trung điểm của BC)

=>DC > MC =>M nằm giữa D và C (1)

+Mặt khác: \(\widehat {CAH} = {90^0} – \hat C\) (∆CAH vuông tại H)

\(\hat A + \hat B + \hat C = {180^0}\) (tổng 3 góc ∆ABC)

=>\(\widehat {CAH} = {{\hat A + \hat B + \hat C} \over 2} – \hat C\)

=>\(\widehat {CAH} = {{\hat A} \over 2} + {{\hat B} \over 2} – {{\hat C} \over 2} = {{\hat A} \over 2} + {{\hat B – \hat C} \over 2}\)

Vì AB < AC =>\(\widehat C < \widehat B \Rightarrow \widehat B - \widehat C > 0\)

Do đó: \(\widehat {CAH} > {{\hat A} \over 2}\) hay \(\widehat {CAH} > \widehat {CAD}\)

=>Tia AD nằm giữa hai tia AH và AC =>D nằm giữa hai điểm H và C (2)

Từ (1) và (2) => D nằm giữa H và M.


Bài 58 trang 92 sgk toán 8 tập 2

Cho tam giác cân ABC (AB = AC), vẽ các đường cao BH, CK (H.66).

a)Chứng minh BK = CH.

b)Chứng minh KH//BC.

c)Cho biết BC = a, AB = AC = b. Tính độ dài đoạn thẳng HK.

Hướng dẫn câu c):

-Vẽ thêm đường cao AI, xét hai tam giác đồng dạng IAC và HBC rồi tính CH.

-Tiếp theo, xét hai tam giác đồng dạng AKH và ABC rồi tính HK.

 

Giải

 

a)Xét hai tam giác vuông BKC và CHB có:

\(\widehat {KBC} = \widehat {HCB}\) (∆ABC cân tại A)

BC là cạnh chung

=>∆BKC = ∆CHB

=>BK = CH

b)Ta có : AB = AC (∆ABC cân tại A)

BK = CH (∆BKC = ∆CHB) => AK = AH

Do đó : \({{AK} \over {AB}} = {{AH} \over {AC}}\) =>KH // BC (định lí Ta lét đảo)

c)BH cắt CK tại M =>M là trực tâm của ∆ABC

=>AM ⊥ BC tại I.

Ta có : ∆AIC ∽ ∆BHC vì \(\left\{ {\matrix{{\hat I = \hat H = {{90}^0}} \cr {\hat Cchung} \cr} } \right.\)

=>\({{IC} \over {HC}} = {{AC} \over {BC}}hay{{{a \over 2}} \over {HC}} = {b \over a} =  > HC = {{{a^2}} \over {2b}}\)

=>\(AH = b – {{{a^2}} \over {2b}} = {{2{b^2} – {a^2}} \over {2b}}\)

Mà HK // BC => \({{HK} \over {BC}} = {{AH} \over {AC}} =  > HK = {{BC.AH} \over {AC}}\)

=>\(HK = {a \over b}\left( {{{2{b^2} – {a^2}} \over {2b}}} \right) = {{2a{b^2} – {a^2}} \over {2{b^2}}}\)


Bài 59 trang 92 sgk toán 8 tập 2

Hình thang ABCD (AB//CD) có AC và BD cắt nhau tại O, AD và BC cắt nhau tại K. Chứng minh rằng OK đi qua trung điểm của các cạnh AB và CD.

Giải

 

Qua O kẻ đường thẳng song song với AB, CD cắt AD, BC lần lượt tại E, F.

Ta có: OE = OF (xem cách chứng minh ở bài tập 20)

Do đó: \({{AN} \over {EO}} = {{KN} \over {KO}}\) (AN // EO)

Mà \({{BN} \over {OF}} = {{KN} \over {KO}}\) (BN // OF)

=>\({{AN} \over {EO}} = {{BN} \over {FO}}\) Mà OE = OF

=>AN = BN hay N là trung điểm của AB.

Chứng minh tương tự: \({{DM} \over {OE}} = {{CM} \over {OF}} =  > MD = MC\)

=>M là trung điểm của CD.


Bài 60 trang 92 sgk toán 8 tập 2

Cho tam giác vuông ABC,  và đường phân giác BD (D thuộc cạnh AC).

a)Tính tỉ số .

b)Cho biết độ dài AB = 12,5 cm, hãy tính chu vi và diện tích của tam giác ABC.

Giải

 

a)Tam giác BCA vuông tại A có  nên là một nửa tam giác đều

=>\({{AB} \over {BC}} = {1 \over 2}\)

Vì BD là đường phân giác của ∆ABC nên: \({{DA} \over {DC}} = {{BA} \over {BC}}\)

b)∆ABC vuông tại A nên AC2 = BC2 – AB2, BC = 2AB

=>AC2 = 4AB2 – AB2 = 3AB2

=>AC=\(\sqrt {3A{B^2}}  = AB\sqrt 3  = 12,5\sqrt 3  \approx 21,65\left( {cm} \right)\)

Gọi p là chu vi ∆ABC =>p = AB + BC + CA

=>p = 3AB + AC = 3.12,5 + 12,5\(\sqrt 3 \)

=>p = 12,5 (3+\(\sqrt 3 ) \approx 59,15\left( {cm} \right)\)

Và \({S_{ABC}} = {1 \over 2}AB.AC \approx 135,31(c{m^2})\)


Bài 61 trang 92 sgk toán 8 tập 2

Tứ giác ABCD có AB = 4cm, BC = 20 cm, CD = 25 cm, DA = 8cm, đường chéo BD = 10cm.

a)Nêu cách vẽ tứ giác ABCD có kích thước đã cho ở trên.

b)Các tam giác ABD và BDC có đồng dạng với nhau không? Vì sao?

c)Chứng minh rằng AB // CD.

Giải

a)Vẽ ∆DBC biết BD = 10 cm, BC = 20 cm, DC = 25 cm.

Trên nửa mặt phẳng bờ BD không chứa C vẽ hai cung tròn tâm B và tâm D bán kính lần lượt là 4 cm và 8 cm. Hai cung này cắt nhau tại A.

Vẽ các đoạn BA, DA được tứ giác ABCD.

b)Ta có: \({{AB} \over {BD}} = {4 \over {10}} = {2 \over 5};{{BD} \over {DC}} = {{10} \over {25}} = {2 \over 5};{{AD} \over {BC}} = {8 \over {20}} = {2 \over 5}\)

=>\({{AB} \over {BD}} = {{BD} \over {DC}} = {{AD} \over {BC}} =  > \Delta ABD\Delta BDC\)

c)∆ABD∽ ∆BDC =>\(\widehat {ABD} = \widehat {BDC}\) lại so le trong.

=>AB // DC hay ABCD là hình thang.

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button