Giải bài tập

Giải bài 34, 35, 36, 37 trang 56 SGK Toán 9 tập 2

Giải bài tập trang 56 bài 7 phương trình quy về phương trình bậc hai SGK Toán 9 tập 2. Câu 34: Giải các phương trình trùng phương…

Bài 34 trang 56 sgk Toán 9 tập 2

Bài 34. Giải các phương trình trùng phương:

a) \({x^4}-{\rm{ }}5{x^2} + {\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}0\);    

Bạn đang xem: Giải bài 34, 35, 36, 37 trang 56 SGK Toán 9 tập 2

b) \(2{x^4}-{\rm{ }}3{x^2}-{\rm{ }}2{\rm{ }} = {\rm{ }}0\);     

c) \(3{x^4} + {\rm{ }}10{x^2} + {\rm{ }}3{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

Bài giải:

a) \({x^4}-{\rm{ }}5{x^2} + {\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

Đặt \({x^2} = {\rm{ }}t{\rm{ }} \ge {\rm{ }}0\), ta có: \({t^2}-{\rm{ }}5t{\rm{ }} + {\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}0;{\rm{ }}{t_1} = {\rm{ }}1,{\rm{ }}{t_2} = {\rm{ }}4\)

Nên: \({x_1} = {\rm{ }} – 1,{\rm{ }}{x_2} = {\rm{ }}1,{\rm{ }}{x_3} = {\rm{ }} – 2,{\rm{ }}{x_4} = {\rm{ }}2\).

b)\(2{x^4}-{\rm{ }}3{x^2}-{\rm{ }}2{\rm{ }} = {\rm{ }}0\).

Đặt \({x^2} = {\rm{ }}t{\rm{ }} \ge {\rm{ }}0\), ta có: \(2{t^2}{\rm{  – }}3t{\rm{  – }}2 = 0;{t_1} = 2,{t_2} = {\rm{ }} – {1 \over 2}\) (loại)

Vậy:\({x_1} = {\rm{ }}\sqrt 2 ;{\rm{ }}{x_2} = {\rm{  – }}\sqrt 2 \)

c) \(3{x^4} + {\rm{ }}10{x^2} + {\rm{ }}3{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

Đặt \({x^2} = {\rm{ }}t{\rm{ }} \ge {\rm{ }}0\), ta có:\(3{t^2} + 10t + 3 = 0\); \({t_1} =  – 3\) (loại), \({t_2} = {\rm{ }} – {1 \over 3}\) (loại).

Phương trình vô nghiệm.


Bài 35 trang 56 sgk toán 9 tập 2

Bài 35. Giải các phương trình:

a) \(\frac{(x+ 3)(x-3)}{3}+ 2 = x(1 – x)\);   

b) \(\frac{x+ 2}{x-5} + 3 = \frac{6}{2-x}\);

c) \(\frac{4}{x-1}\) = \(\frac{-x^{2}-x+2}{(x+1)(x+2)}\)

Bài giải:

a) \(\frac{(x+ 3)(x-3)}{3}+ 2 = x(1 – x)\)

\( \Leftrightarrow {x^2} – 9 + 6 = 3x{\rm{  – }}3{x^2}\)

\(\Leftrightarrow 4{x^2}{\rm{  – }}3x{\rm{  – }}3 = 0;\Delta  = 57\)

\({x_1} = {\rm{ }}{{3 + \sqrt {57} } \over 8},{x_2} = {\rm{ }}{{3 – \sqrt {57} } \over 8}\)

b) \(\frac{x+ 2}{x-5}\) + 3 = \(\frac{6}{2-x}\). Điều kiện \(x ≠ 2, x ≠ 5\).

\((x + 2)(2 – x) + 3(x – 5)(2 – x) = 6(x – 5)\)

\( \Leftrightarrow 4{\rm{  – }}{x^2}{\rm{  – }}3{x^2} + 21x{\rm{  – }}30 = 6x{\rm{  – }}30\)

\(\Leftrightarrow 4{x^2}{\rm{  – }}15x{\rm{  – }}4 = 0,\Delta  = 225 + 64 = 289,\sqrt \Delta   = 17\)

\({x_1} = {\rm{ }} – {1 \over 4},{x_2} = 4\)

c) \(\frac{4}{x-1}\) = \(\frac{-x^{2}-x+2}{(x+1)(x+2)}\). Điều kiện: \(x ≠ -1; x ≠ -2\)

Phương trình tương đương:\(4\left( {x{\rm{ }} + {\rm{ }}2} \right){\rm{ }} = {\rm{ }} – {x^2}-{\rm{ }}x{\rm{ }} + {\rm{ }}2\)

\({ \Leftrightarrow {\rm{ }}4x{\rm{ }} + {\rm{ }}8{\rm{ }} = {\rm{ }}2{\rm{ }}-{\rm{ }}{x^2}-{\rm{ }}x}\)

\({ \Leftrightarrow {\rm{ }}{x^2} + {\rm{ }}5x{\rm{ }} + {\rm{ }}6{\rm{ }} = {\rm{ }}0}\)

Giải ra ta được: \({x_1} = {\rm{ }} – 2\) không thỏa mãn điều kiện của ẩn nên phương trình chỉ có một nghiệm \(x = -3\).

 


Bài 36 trang 56 sgk toán 9 tập 2

Bài 36. Giải các phương trình:

a) \((3{x^2}-{\rm{ }}5x{\rm{ }} + {\rm{ }}1)({x^2}-{\rm{ }}4){\rm{ }} = {\rm{ }}0\);

b) \({(2{x^2} + {\rm{ }}x{\rm{ }}-{\rm{ }}4)^2}-{\rm{ }}{\left( {2x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)^2} = {\rm{ }}0\)

Bài giải:

a) \((3{x^2}-{\rm{ }}5x{\rm{ }} + {\rm{ }}1)({x^2}-{\rm{ }}4){\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

\( \Leftrightarrow \left[ \matrix{
3{x^2} – 5x + 1 = 0 \hfill \cr
{x^2}-{\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = {{5 \pm \sqrt {13} } \over 6} \hfill \cr
x{\rm{ }} = {\rm{ }} \pm 2 \hfill \cr} \right.\)

b) \({(2{x^2} + {\rm{ }}x{\rm{ }}-{\rm{ }}4)^2}-{\rm{ }}{\left( {2x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)^2} = {\rm{ }}0\)

\( \Leftrightarrow {\rm{ }}(2{x^2} + {\rm{ }}x{\rm{ }}-{\rm{ }}4{\rm{ }} + {\rm{ }}2x{\rm{ }}-{\rm{ }}1)(2{x^2} + {\rm{ }}x{\rm{ }}-{\rm{ }}4{\rm{ }}-{\rm{ }}2x{\rm{ }} + {\rm{ }}1){\rm{ }} \)\(= {\rm{ }}0\)

\( \Leftrightarrow {\rm{ }}(2{x^2} + {\rm{ }}3x{\rm{ }}-{\rm{ }}5)(2{x^2}-{\rm{ }}x{\rm{ }}-{\rm{ }}3){\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

\( \Leftrightarrow \left[ \matrix{
2{x^2} + {\rm{ }}3x{\rm{ }}-{\rm{ }}5{\rm{ }} = {\rm{ }}0 \hfill \cr
2{x^2}-{\rm{ }}x{\rm{ }}-{\rm{ }}3{\rm{ }} = {\rm{ }}0 \hfill \cr} \right.\)

\({x_1} = {\rm{ }}1;{\rm{ }}{x_2} = {\rm{ }} – 2,5;{\rm{ }}{x_3} = {\rm{ }} – 1;{\rm{ }}{x_4} = {\rm{ }}1,5\)

loigiaihay.com


Bài 37 trang 56 sgk Toán 9 tập 2

Bài 37. Giải phương trình trùng phương:

a) \(9{x^4} – 10{x^2} + 1 = 0\);

b) \(5{x^4} + 2{x^2}{\rm{  – }}16 = 10{\rm{  – }}{x^2}\);

c) \(0,3{x^4} + 1,8{x^2} + 1,5 = 0\);

d) \(2{x^2} + 1 = {\rm{ }}{1 \over {{x^2}}} – 4\)

Bài giải:

a) \(9{x^4} – 10{x^2} + 1 = 0\). Đặt \(t{\rm{ }} = {\rm{ }}{x^2} \ge {\rm{ }}0\), ta có: \(9{t^2}-{\rm{ }}10t{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}0\).

Vì \(a + b + c = 9 – 10 + 1 = 0\) nên \({t_1} = 1,{t_2} = {1 \over 9}\)

Suy ra: \({x_1} =  – 1,{x_2} = 1,{x_3} =  – {1 \over 3},{x_4} = {\rm{ }}{1 \over 3}\)

b) \(5{x^4} + 2{x^2}{\rm{  – }}16 = 10{\rm{  – }}{x^2}\)

\( \Leftrightarrow {\rm{ }}5{x^4} + {\rm{ }}3{x^2}-{\rm{ }}26{\rm{ }} = {\rm{ }}0\).

Đặt \(t{\rm{ }} = {\rm{ }}{x^2} \ge {\rm{ }}0\), ta có: \(5{t^2} + {\rm{ }}3t{\rm{ }} – 26{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

\(\Delta {\rm{ }} = {\rm{ }}9{\rm{ }} + {\rm{ }}4{\rm{ }}.{\rm{ }}5{\rm{ }}.{\rm{ }}26{\rm{ }} = {\rm{ }}529{\rm{ }} = {\rm{ }}{23^2}\);

\({\rm{ }}{t_1} = {\rm{ }}2,{\rm{ }}{t_2} = {\rm{ }} – 2,6\) (loại). Do đó: \({x_1} = {\rm{ }}\sqrt 2 ,{\rm{ }}{x_2} = {\rm{ }} – \sqrt 2 \)

c) \(0,3{x^4} + 1,8{x^2} + 1,5 = 0\) 

\( \Leftrightarrow {\rm{ }}{x^4} + {\rm{ }}6{x^2} + {\rm{ }}5{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

 Đặt \(t{\rm{ }} = {\rm{ }}{x^2} \ge {\rm{ }}0\), ta có:

\({t^2} + {\rm{ }}6t{\rm{ }} + {\rm{ }}5{\rm{ }} = {\rm{ }}0\)

\({\rm{ }}{t_1} = {\rm{ }} – 1\) (loại), \({\rm{ }}{t_2} = {\rm{ }} – 5\) (loại).

Phương trình vô nghiệm,

Chú ý:  Cũng có thể nhẫn xét rằng vế trái \({x^4} + {\rm{ }}6{x^2} + {\rm{ }}5{\rm{ }} \ge {\rm{ }}5\), còn vế phải bằng 0. Vậy phương trình vô nghiệm.

d) \(2{x^2} + 1 = {\rm{ }}{1 \over {{x^2}}} – 4\) \( \Leftrightarrow 2{x^2} + 5 – {\rm{ }}{1 \over {{x^2}}} = 0\).

Điều kiện \(x ≠ 0\)

\(2{x^4} + {\rm{ }}5{x^2}-{\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}0\). Đặt \(t{\rm{ }} = {\rm{ }}{x^2} \ge {\rm{ }}0\), ta có:

\(2{t^2} + 5t{\rm{  – }}1 = 0;\Delta  = 25 + 8 = 33\),

\({t_1} = {\rm{ }}{{ – 5 + \sqrt {33} } \over 4},{t_2} = {\rm{ }}{{ – 5 – \sqrt {33} } \over 4}\) (loại)

Do đó \({x_1} = {\rm{ }}{{\sqrt { – 5 + \sqrt {33} } } \over 2},{x_2} = {\rm{ }} – {{\sqrt { – 5 + \sqrt {33} } } \over 2}\)

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button