Giải bài tập

Giải bài 32, 33, 34, 35, 36, 37 trang 50, 51 sách giáo khoa toán 8 tập 1

Giải bài tập trang 50, 51 bài 6 Phép trừ các phân thức đại số sách giáo khoa toán 8 tập 1. Câu 32: Đố. Đố em tính nhanh được tổng sau…

Bài 32 trang 50 sách giáo khoa toán 8 tập 1

Đố. Đố em tính nhanh được tổng sau:

\( \frac{1}{x(x+1)}+\frac{1}{(x+1)(x+2)}+\frac{1}{(x+2)(x+3)}+\frac{1}{(x+3)(x+4)}\)

Bạn đang xem: Giải bài 32, 33, 34, 35, 36, 37 trang 50, 51 sách giáo khoa toán 8 tập 1

\(+\frac{1}{(x+4)(x+5)}+\frac{1}{(x+5)(x+6)}\)

Hướng dẫn giải:

Áp dụng kết quả bài 31.a) ta được:

\( \frac{1}{x(x+1)}=\frac{1}{x}-\frac{1}{x+1}\)

\( \frac{1}{(x+2)(x+1)}=\frac{1}{x+1}-\frac{1}{x+2}\)

………………

\( \frac{1}{(x+5)(x+6)}=\frac{1}{x+5}-\frac{1}{x+6}\)

Do đó: \( \frac{1}{x(x+1)}+\frac{1}{(x+1)(x+2)}+\frac{1}{(x+2)(x+3)}+\frac{1}{(x+3)(x+4)}\)

\(+\frac{1}{(x+4)(x+5)}+\frac{1}{(x+5)(x+6)}\)

\( =\frac{1}{x}-\frac{1}{x+1}+\frac{1}{x+1}-\frac{1}{x+2}+….+ \frac{1}{x+5}-\frac{1}{x+6}\)

\( =\frac{1}{x}-\frac{1}{x+6}=\frac{x+6-x}{x(x+6)}=\frac{6}{x(x+6)}\)


Bài 33 trang 50 sgk toán 8 tập 1

Làm các phép tính sau:

a)\({{4xy – 5} \over {10{x^3}y}} – {{6{y^2} – 5} \over {10{x^3}y}};\)

b)\({{7x + 6} \over {2x\left( {x + 7} \right)}} – {{3x + 6} \over {2{x^2} + 14x}}\)

Hướng dẫn làm bài:

a)\({{4xy – 5} \over {10{x^3}y}} – {{6{y^2} – 5} \over {10{x^3}y}} = {{4xy – 5 – \left( {6{y^2} – 5} \right)} \over {10{x^3}y}}\)

\( = {{4xy – 5 – 6{y^2} + 5} \over {10{x^3}y}} = {{4xy – 6{y^2}} \over {10{x^3}y}}\)

\( = {{2y\left( {2x – 3y} \right)} \over {10{x^3}y}} = {{2x – 3y} \over {5{x^3}}}\)

 b)\({{7x + 6} \over {2x\left( {x + 7} \right)}} – {{3x + 6} \over {2{x^2} + 14x}} = {{7x + 6} \over {2x\left( {x + 7} \right)}} + {{ – \left( {3x + 6} \right)} \over {2x\left( {x + 7} \right)}}\)

\( = {{7x + 6 – 3x – 6} \over {2x\left( {x + 7} \right)}} = {{4x} \over {2x\left( {x + 7} \right)}} = {2 \over {x + 7}}\)


Bài 34 trang 50 sgk toán 8 tập 1

Dùng quy tắc biến đổi dấu rồi thực hiện các phép tính:

a)\({{4x + 13} \over {5x\left( {x – 7} \right)}} – {{x – 48} \over {5x\left( {7 – x} \right)}};\)

b)\({1 \over {x – 5{x^2}}} – {{25 – 15} \over {25{x^2} – 1}}\)

Hướng dẫn làm bài:

a) \({{4x + 13} \over {5x\left( {x – 7} \right)}} – {{x – 48} \over {5x\left( {7 – x} \right)}} = {{4x + 13} \over {5x\left( {x – 7} \right)}} + {{x – 48} \over { – 5x\left( {7 – x} \right)}}\)

\( = {{4x + 13} \over {5x\left( {x – 7} \right)}} + {{x – 48} \over {5x\left( {x – 7} \right)}} = {{4x + 13 + x – 48} \over {5x\left( {x – 7} \right)}}\)

\( = {{5x – 35} \over {5x\left( {x – 7} \right)}} = {{5\left( {x – 7} \right)} \over {5x\left( {x – 7} \right)}} = {1 \over x}\)

 b) \({1 \over {x – 5{x^2}}} – {{25 – 15} \over {25{x^2} – 1}} = {1 \over {x\left( {1 – 5x} \right)}} + {{25x – 15} \over { – \left( {25{x^2} – 1} \right)}}\)

\( = {1 \over {x\left( {1 – 5x} \right)}} + {{25x – 15} \over {1 – 25{x^2}}} = {1 \over {x\left( {1 – 5x} \right)}} + {{25x – 15} \over {\left( {1 – 5x} \right)\left( {1 + 5x} \right)}}\)

\( = {{1 + 5x + x\left( {25x – 15} \right)} \over {x\left( {1 – 5x} \right)\left( {1 + 5x} \right)}} = {{1 + 5x + 25{x^2} – 15} \over {x\left( {1 – 5x} \right)\left( {1 + 5x} \right)}}\)

\( = {{1 – 10x + 25{x^2}} \over {x\left( {1 – 5x} \right)\left( {1 + 5x} \right)}} = {{{{\left( {1 – 5x} \right)}^2}} \over {x\left( {1 – 5x} \right)\left( {1 + 5x} \right)}} = {{1 – 5x} \over {x\left( {1 + 5x} \right)}}\)


Bài 35 trang 50 sgk toán 8 tập 1

Thực hiện các phép tính:

a)\({{x + 1} \over {x – 3}} – {{1 – x} \over {x + 3}} – {{2x\left( {1 – x} \right)} \over {9 – {x^2}}}\)

b)\({{3x + 1} \over {{{\left( {x – 1} \right)}^2}}} – {1 \over {x + 1}} + {{x + 3} \over {1 – {x^2}}}\)

Hướng dẫn làm bài:

a)\({{x + 1} \over {x – 3}} – {{1 – x} \over {x + 3}} – {{2x\left( {1 – x} \right)} \over {9 – {x^2}}} = {{x + 1} \over {x – 3}} + {{ – \left( {1 – x} \right)} \over {x + 3}} + {{2x\left( {1 – x} \right)} \over { – \left( {9 – {x^2}} \right)}}\)

\( = {{x + 1} \over {x – 3}} + {{x – 1} \over {x + 3}} + {{2x\left( {1 – x} \right)} \over {{x^2} – 9}} = {{x + 1} \over {x – 3}} + {{x – 1} \over {x + 3}} + {{2x – 2{x^2}} \over {\left( {x – 3} \right)\left( {x + 3} \right)}}\)

\( = {{\left( {x + 1} \right)\left( {x + 3} \right) + \left( {x – 1} \right)\left( {x – 3} \right) + 2x – 2{x^2}} \over {\left( {x – 3} \right)\left( {x + 3} \right)}}\)

\( = {{{x^2} + 4x + 3 + {x^2} – 4x + 3 + 2x – 2{x^2}} \over {\left( {x – 3} \right)\left( {x + 3} \right)}}\)

\( = {{2x + 6} \over {\left( {x – 3} \right)\left( {x + 3} \right)}} = {{2\left( {x + 3} \right)} \over {\left( {x – 3} \right)\left( {x + 3} \right)}} = {2 \over {x – 3}}\)

 

b)\({{3x + 1} \over {{{\left( {x – 1} \right)}^2}}} – {1 \over {x + 1}} + {{x + 3} \over {1 – {x^2}}} = {{3x + 1} \over {{{\left( {x – 1} \right)}^2}}} + {{ – 1} \over {x + 1}}\)

\(+ {{ – \left( {x + 3} \right)} \over { – \left( {1 – {x^2}} \right)}}\)

\( = {{3x + 1} \over {{{\left( {x – 1} \right)}^2}}} + {{ – 1} \over {x + 1}} + {{ – \left( {x + 3} \right)} \over {{x^2} – 1}} = {{3x + 1} \over {{{\left( {x – 1} \right)}^2}}} + {{ – 1} \over {x + 1}} \)

\(+ {{ – \left( {x + 3} \right)} \over {\left( {x – 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}\)

\( = {{\left( {3x + 1} \right)\left( {x + 1} \right) – {{\left( {x – 1} \right)}^2} – \left( {x + 3} \right)\left( {x – 1} \right)} \over {{{\left( {x – 1} \right)}^2}\left( {x + 1} \right)}}\)

\( = {{3{x^2} + 4x + 1 – \left( {{x^2} – 2x + 1} \right) – \left( {{x^2} + 2x – 3} \right)} \over {{{\left( {x – 1} \right)}^2}\left( {x + 1} \right)}}\)

\( = {{3{x^2} + 4x + 1 – {x^2} + 2x – 1 – {x^2} – 2x + 3} \over {{{\left( {x – 1} \right)}^2}\left( {x + 1} \right)}}\)

\( = {{{x^2} + 4x + 3} \over {{{\left( {x – 1} \right)}^2}\left( {x + 1} \right)}} = {{{x^2} + x + 3x + 3} \over {{{\left( {x – 1} \right)}^2}\left( {x + 1} \right)}}\)

\( = {{x\left( {x + 1} \right) + 3\left( {x + 1} \right)} \over {{{\left( {x – 1} \right)}^2}\left( {x + 1} \right)}} = {{\left( {x + 1} \right)\left( {x + 3} \right)} \over {{{\left( {x – 1} \right)}^2}\left( {x + 1} \right)}} = {{x + 3} \over {{{\left( {x – 1} \right)}^2}}}\)

 


Bài 36 trang 51 sgk toán 8 tập 1

Một công ty may phải sản xuất 10 000 sản phẩm trong x ngày. Khi thực hiện không những đã làm xong sớm một ngày mà còn làm thêm được 80 sản phẩm.

a)Hãy biểu diễn qua x :

-Số sản phẩm phải sản xuất trong một ngày theo kế hoạch ;

-Số sản phẩm thực tế đã làm được trong một ngày ;

-Số sản phẩm làm thêm trong một ngày.

b)Tính số sản phẩm làm thêm trong một ngày với x = 25.

Hướng dẫn làm bài:

a) Số sản phẩm phải sản xuất trong 1 ngày theo kế hoạch là \({{10000} \over x}\) (sản phẩm)

Số sản phẩm thực tế đã làm được trong 1 ngày là  \({{10080} \over {x – 1}}\) (sản phẩm)

Số sản phẩm làm thêm trong 1 ngày là \({{10080} \over {x – 1}} – {{1000} \over x}\) (sản phẩm)

b) Với x = 25, biểu thức \({{10080} \over {x – 1}} – {{1000} \over x}\) có giá trị bằng :

\({{10080} \over {24}} – {{1000} \over {25}} = 420 – 400 = 20\) (sản phẩm)


Bài 37 trang 51 sgk toán 8 tập 1

Đố. Cho phân thức \({{2x + 1} \over {{x^2} – 3}}\).

Đố em tìm được một phân thức mà khi lấy phân thức đã cho trừ đi phân thức phải tìm thì được một phân thức bằng phân thức đối của phân thức đã cho.

Hướng dẫn làm bài:

Gọi phân thức phải tìm là \({C \over D}\)

Theo đầu bài ta có:\({{2x + 1} \over {{x^2} – 3}} – {C \over D} =  – {{2x + 1} \over {{x^2} – 3}}\)

Cộng vào hai vế của đẳng thức với phân thức \({{2x + 1} \over {{x^2} – 3}} + {C \over D}\) ta được :

\({{2x + 1} \over {{x^2} – 3}} + {{2x + 1} \over {{x^2} – 3}} = {C \over D}\)

Vậy phân thức phải tìm là : \({C \over D} = {{2\left( {2x + 1} \right)} \over {{x^2} – 3}}\)

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button