Giáo dụcLớp 11

Dàn ý bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

dan y binh giang bai tho tong biet hanh cua tham tam

Dàn ý bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
 

I. Dàn ý bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

– Tống biệt hành của Thâm Tâm từng được xem là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào thơ mới giai đoạn 1932-1945.
– Bài thơ được Thâm Tâm viết vào năm 1940, diễn tả nỗi buồn biệt ly, chia xa gia đình, quê hương của người trai lên đường vì chí lớn.

2. Thân bài

* Nhan đề:
– Dùng từ Hán Việt, hiểu là bài hành viết về khung cảnh đưa tiễn người đi xa.
– Thể hiện phong cách thơ vừa cứng cỏi lại hoài cổ, lãng mạn của Thâm Tâm.

* Cảnh tiễn biệt:
– Khung cảnh vào một buổi chiều, không bến đò, không có sông, cũng chẳng có ánh hoàng hôn => Nỗi buồn im lìm, man mác, ẩn trong lòng.
– Câu hỏi tu từ “Sao có tiếng sóng ở trong lòng?/Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?” diễn tả những nỗi băn khoăn, ngạc nhiên, những rung động, buồn lo đang dần dâng lên trong đáy lòng của người đưa tiễn.

* Hình ảnh người ly khách:
– Hình ảnh người đi lại cho ta thấy một sự quyết tâm, một ý chí sắt đá khi lên đường, quyết làm nên “chí nhớn” bằng không “chưa về”, càng “không bao giờ nói trở lại”, đến độ nhắc rằng “Ba năm mẹ già cũng đừng mong”.
=> Giọng thơ hùng tráng, dùng những từ ngữ mạnh mẽ, quyết liệt thể hiện tấm lòng kiên cường của người trai quyết tâm ra đi trả nợ nước, chẳng hẹn ngày trở về.
– Là người con, người em, người anh trai trong gia đình, trong buổi biệt ly người trai cũng mang những nỗi buồn sâu thẳm.
– Bốn câu thơ cuối, người trai đã lên đường một cách quyết tâm, không lùi bước, bỏ qua thói nữ nhi thường tình, bỏ qua những tình cảm nhỏ nhặt, để hướng tới một thứ tình cảm lớn hơn, đó là tình yêu quê hương đất nước, là lòng tự tôn dân tộc. Người ở lại cũng xem đó là chuyện thường tình, nhỏ nhặt, để người ra đi được yên tâm làm việc lớn.

3. Kết bài

– Tống biệt hành là một bài thơ khá hay, độc đáo với âm điệu cứng cỏi, nhưng vẫn mang chất lãng mạn dịu dàng, có phần hoài cổ với hình ảnh “ly khách”, thể hiện tấm lòng ngưỡng mộ, trân quý với người ra đi chiến đấu như một tráng sĩ vì dân trừ bạo người xưa hay nhắc tới.
– Đọc bài thơ, ta vừa cảm được cái buồn mênh mang trong lòng người đi kẻ tiễn, vừa cảm nhận được cái ý chí kiên cường, tấm lòng kiêu hùng, tâm luôn hướng về lý tưởng lên đường giải phóng dân tộc của người ra đi.

II. Bài văn mẫu Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm

Tống biệt hành của Thâm Tâm từng được xem là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào thơ mới giai đoạn 1932-1945. Bài thơ được Thâm Tâm viết vào năm 1940, diễn tả nỗi buồn biệt ly, chia xa gia đình, quê hương của người trai lên đường vì chí lớn. Tuy nhiên, nhà thơ không như những nhà thơ cùng thời viết với giọng thơ hùng tráng, sôi động mà Thâm Tâm lại dùng một âm điệu rất đỗi lãng mạn dịu dàng, đượm buồn để hình dung tâm trạng của người ra đi ngày ấy. Chính điều đó đã đem lại cho Tống biệt hành của Thâm Tâm một sức sống mới, mềm mại, buồn vương vấn, vô cùng đặc biệt.

Giải thích đôi chút về nhan đề “Tống biệt hành”, một nhan đề Hán Việt, ở đây có thể hiểu là bài hành viết về khung cảnh đưa tiễn người đi xa. Phong cách thơ của Thâm Tâm là vậy, ngòi bút cứng cáp, thế nhưng vẫn mang một cái gì đó rất hoài cổ, lại “vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại”…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm tại đây.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button