Giải bài tập

Giải bài 46, 47, 48, 49 trang 127 SGK Toán 7

Giải bài tập trang 127 bài 6 Tam giác cân Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 46: Dùng thước có chia xentimét và compa…

Bài 46 trang 127 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1

a)Dùng thước có chia xentimét và compa vẽ tam giác cân ABC c ân tại B có cạnh đáy bằng 3cm, cạnh bên bằng 4cm.

b) Dùng thước có chia xentimét và compa vẽ tam giác đều ABC có cạnh bằng 3 cm.

Bạn đang xem: Giải bài 46, 47, 48, 49 trang 127 SGK Toán 7

Giải:

a)- Vẽ đoạn thẳng AC= 3cm,

– Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AC vẽ cung tròn tâm A  bán kính4 cm và cung tròn tâm C có bán kính 3cm.

– Hai cung tròn trên cắt nhau tại B.

– Vẽ các đoạn AB,BC ta được tam giác ABC.

b) Tương tự cách vẽ ở câu a với cung tròn tâm A, tâm C có cun gf bán kính3c m

   


Bài 47 trang 127 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1

Trong cách hình 116,117,118 tam giác nào là tam giác cân, tam giác nào là tam giác đều? Vì sao?

Giải:

Hình 116.

Ta có: ∆ABD cân vì có AB=AD.

∆ACE cân vì AC=AE(do AB=AD,BC=DE nên AB+BC+AD+DE nên AB + BC= AD+DE hay AC= AE).

Hình 117.

Ta tính được

\(\widehat{G}\)= 1800-(\(\widehat{H}\)+\(\widehat{I}\)) = 1800 – (700+400)=  700

 Nên ∆GHI cân vì(\(\widehat{G}\)=\(\widehat{H}\))

Hình 118.

∆OMK là tam giác cân vì OM= MK

∆ONP là tam giác cân vì ON=OP

∆OKP là tam giác cân là vì   \(\widehat{K}\)=\(\widehat{P}\)

Suy ra \(\widehat{OKM}\)+\(\widehat{KOM}\)=600

mà  \(\widehat{OKM}\)=\(\widehat{KOM}\) nên \(\widehat{OKM}\)=300

Tương tự \(\widehat{OPM}\)=300


Bài 48 trang 127 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1

Cắt một tấm bìa hình tam giác cân. Hãy gấp tấm bìa đó sao cho hai cạnh bên trùng nhau để kiểm tra rằng hai góc ở đáy bằng nhau.

Giải:

Các bước tiến hành: 

– Cắt tấm bìa hình tam giác cân.

– Gấp tấm bìa sao cho hai cạnh bên trùng nhau.

– Quan sát phần cạnh đáy say khi gấp lại trùng nhau.

Vậy hai góc ở đáy của hai tam giác cân bằng nhau.                                                                                                                             


Bài 49 trang 127 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1

a) Tình các góc ở đáy của một tam giác cân viết góc ở đỉnh là 400

b) Tính góc ở đỉnh của một tam giác cân biết góc ở đáy bằng 400

Giải:

a) Gọi ABC là tam giác cân đã cho và góc ở định \(\widehat{A}\)=400

Ta có \(\widehat{A}\)+2\(\widehat{B}\)=1800

2\(\widehat{B}\)=  1800 –  \(\widehat{A}\)= 1400

=> \(\widehat{B}\)=  700

b) Ta có: \(\widehat{A}\)+\(\widehat{B}\)+\(\widehat{C}\)=1800

mà  \(\widehat{B}\)=\(\widehat{C}\)=400

nên \(\widehat{A}\)+2\(\widehat{B}\)=1800

\(\widehat{A}\)+800 =1800

 \(\widehat{A}\)=1000

 

               Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button