Giải bài tập

Giải bài 48, 49, 50, 51 trang 77 SGK Toán 7

Giải bài tập trang 77 bài 7 Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 48: Hai điểm M và N cùng nằm trên một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng xy…

Bài 48 trang 77 sgk toán lớp 7- tập 2

Hai điểm M và N cùng nằm trên một nửa mặt phẳng có bờ là  đường thẳng xy. 
Lấy điểm L đối xứng với M qua xy. Gọi I là một điểm của xy. Hãy so sánh IM + IN với LN.

Hướng dẫn:

Bạn đang xem: Giải bài 48, 49, 50, 51 trang 77 SGK Toán 7

Vì L và M đối xứng qua đường thẳng xy. Nên đường thẳng xy là trung trực của ML

I ∈ xt => IM = IL

Nên IM + IN = IL + IN

+ Nếu I là giao điểm của NL và xy thì IL + IN = LN

+ Nếu I không là giao điểm của NL và xy thì ba điểm I, N, L không thẳng hàng

=> IL + IN > LN

Vậy với mọi vị trí của I trên xy thì IL + IN ≥ LN


Bài 49 trang 77 sgk toán lớp 7- tập 2

Hai nhà máy được xây dựng bên bờ một con sông tại hai địa điểm A và B ở hình dưới. Hãy tìm cạnh bờ sông một địa điểm C để xây dựng một trạm bơm đưa nước về cho hai nhà máy sao cho độ dài đường ống dẫn nước là ngắn nhất?

Hướng dẫn:

Áp dụng bài 48

Gọi A’ là điểm đối xứng của A qua đường thẳng xy chứa một bờ sông gần nhất

Ta có: CA + CB = CA’ + CB ≥ A’B

Nên CA + CB ngắn nhất khi C là giao điểm của A’B với xy

Vậy điểm đặt trạm bơm là giao điểm của đường thẳng xy với đường thẳng qua điểm B và điểm A’ đói xứng với A qua xy.


Bài 50 trang 77 sgk toán lớp 7- tập 2

Một con đường quốc lộ cách không xa hai điểm dân cư. Hãy tìm bên đường đó một địa điểm để xây dựng một trạm y tế sao cho trạm y tế này cách đều hai điểm dân cư.

Hướng dẫn:

Gọi A và B là hai điểm dân cư, C là điểm đặt trạm y tế.

Vì C cách đều AB nên C thuộc đường trung trực của AB mà C  ∈ xy nên C là giao điểm của xy và đường trung trực của AB


Bài 51 trang 77 sgk toán lớp 7- tập 2

Cho đường thẳng d và điểm P không nằm trên d. hình dưới mô tả cho cách dựng: đường thẳng đi qua điểm P và vuông góc với đường thẳng d bằng thước và compa như sau:

(1) Vẽ đường tròn tâm P với bán kính thích hợp sao cho nó có cắt d tại hai điểm A và B

(2) Vẽ hai đường tròn với bán kính bằng nhau có tâm A và B sao cho chúng cắt nhau. Gọi một giao điểm của chúng là C ( C ≠ P )

(3) Vẽ đường thẳng PC

Em hãy chứng minh đường thẳng PC vuông góc với d

Đố: Tìm thêm một cách dựng nữa (bằng thước và compa)

Hướng dẫn:

a)     Ta có PA = PB (A, B nằm trên cung tròn có tâm P) CA = CB (hai cung tròn AB có tâm A và B có bán kính bằng nhau; C la giao điểm của 2 cung)

Vậy P; C cách đều A và B nên đường thẳng CP là đường trung trực của AB nên

PC ⊥ d

b) Một cách vẽ khác

– Lấy điểm A bất kì trên d

– Vẽ cung tròn tâm A bán kính AP cắt đường thẳng d tại M

– Vẽ cung tròn tâm M bán kính MP cắt cung tròn tâm A tại C

– Vẽ đường thẳng PC, đường thẳng PC chính là đường vuông góc với d.

=> PC  ⊥ d (đpcm)

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button