Giải bài tập

Giải bài 39, 40, 41, 42, 43 trang 43 SGK Toán 7

Giải bài tập trang 43 bài 7 Đa thức một biến Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 39: Thu gọn và sắp xếp các hạng tử của P(x) theo lũy thừa giảm của biến…

Bài 39 trang 43 sgk toán 7 – tập 2

Cho đa thức: 

P(x) = 2 + 5x2 – 3x3 + 4x2 – 2x – x3 + 6x5.

Bạn đang xem: Giải bài 39, 40, 41, 42, 43 trang 43 SGK Toán 7

a) Thu gọn và sắp xếp các hạng tử của P(x) theo lũy thừa giảm của biến.

b) Viết các hệ số khác 0 của đa thức P(x).

Hướng dẫn giải:

Ta có P(x) = 2 + 5x2 – 3x3 + 4x2 – 2x – x3 + 6x5.

a) Thu gọn P(x) = 2 + 9x2 – 4x3 – 2x + 6x5

Sắp xếp theo thứ tự giảm của biến:

P(x) = 6x– 4x3 + 9x2 – 2x + 2

b) Hệ số lũy thừa bậc 5 là 6

Hệ số lũy thừa bậc 3 là -4

Hệ số lũy thừa bậc 2 là 9

Hệ số lũy thừa bậc 1 là -2

Hệ số lũy thừa bậc 0 là 2.


Bài 40 trang 43 sgk toán 7 – tập 2

Cho đa thức Q(x) = x2 + 2x4 + 4x3 – 5x6 + 3x2 – 4x – 1.

a) Sắp xếp các hạng tử của Q(x) theo lũy thừa giảm của biến.

b) Chỉ ra các hệ số khác 0 của Q(x).

Hướng dẫn giải:

Ta có Q(x) = x2 + 2x4 + 4x3 – 5x6 + 3x2 – 4x – 1

a) Thu gọn Q(x) = 4x2 + 2x4 + 4x3 – 5x6 – 4x – 1

Sắp xếp theo lũy thừa giảm dần của biến:

Q(x) = –5x6 + 2x4 + 4x3 + 4x2 – 4x – 1

b) Hệ số lũy thừa bậc 6 là -5

Hệ số lũy thừa bậc 4 là 2

Hệ số lũy thừa bậc 3 là 4

Hệ số lũy thừa bậc 2 là 4

Hệ số lũy thừa bậc 1 là -4

Hệ số lũy thừa bậc 0 là -1.


Bài 41 trang 43 sgk toán 7 – tập 2

Viết một đa thức một biến có hai hạng tử mà hệ số cao nhất là 5, hệ số tự do là -1.

Hướng dẫn giải:

Ví dụ về đa thức một biến có hai hạng tử mà hệ số cao nhất là 5, hệ số tự do là -1.

Đa thức bậc nhất thỏa mãn các điều kiện trên: 5x – 1.

Đa thức bậc nhất thỏa mãn các điều kiện trên: 5x2 – 1.

Đa thức bậc nhất thỏa mãn các điều kiện trên: 5x3 – 1.

Tổng quát đa thức phải tìm có dạng 5xn – 1; n ∈ N.


Bài 42 trang 43 sgk toán 7 – tập 2

 Tính giá trị của đa thức P(x) = x2 – 6x + 9 tại x = 3 và tại x = -3.

Hướng dẫn giải:

– Thay x = 3 vào biểu thức P(x) = x2 – 6x + 9 ta được.

P(3) = 32 – 6.3 + 9 = 9 – 9.18 + 9 = 0.

Vậy giá trị của biểu thức P(x) tại x = 3 là 0.

– Thay x = -3 vào biểu thức P(x), ta được

P(-3) = (-3)2 – 6.(-3) + 9 = 9 + 18 + 9 = 36.

Vậy giá trị của biểu thức P(x) tại x = -3 là số 36.


Bài 43 trang 43 sgk toán 7 – tập 2

Trong các số cho ở bên phải mỗi đa thức, số nào là bậc của đa thức đó ?

Biểu thức                                                             Bậc của đa thức

a) 5x2 – 2x3 + x4 – 3x2 – 5x5 + 1                           -5;      5;    4          
b) 15 – 2x                                                              15;   – 2;     1
c) 3x5 + x3 – 3x5 + 1                                               3;     5;     1
d) -1.                                                                       1;    -1;     0

Hướng dẫn giải:

a) Số 5 là bậc của đa thức 5x2 – 2x3 + x4 – 3x2 – 5x5 + 1  

b) Số 1 là bậc của đa thức 15 – 2x 

c) Số 3 là bậc của đa thức 3x5 + x3 – 3x5 + 1 = x3 + 1 (rút gọn đa thức xong mới tìm bậc của nó)

d) Số 0 là bậc của đa thức -1 (vì -1 = -x0 với x ≠ 0).

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button