Giải bài tập

Giải bài 35, 36, 37, 38 trang 87 SGK toán 8 tập 1

Giải bài tập trang 87 bài 6 Đối xứng trục sgk toán 8 tập 1. Câu 35: Vẽ hình đối xứng với cá hình đã cho qua trục d (h.58)…

Bài 35 trang 87 sgk toán 8 tập 1

Vẽ hình đối xứng với cá hình đã cho qua trục d (h.58).

Bạn đang xem: Giải bài 35, 36, 37, 38 trang 87 SGK toán 8 tập 1

Bài giải:

Vẽ hình đối xứng với hình đã cho qua trục d ta được hình bên.


Bài 36 trang 87 sgk toán 8 tập 1

Cho góc xOy có số đo 500, điểm A nằm trong góc đó. Vẽ điểm B đối xứng với A qua Ox, vẽ điểm C đối xứng với A qua Oy.

a) So sánh các độ dài OB và OC.

b) Tính số đo góc BOC.

Bài giải:

a) Ox là đường trung trực của AB nên OA = OB.

Oy là đường trung trực của AC nên OA = OC.

Suy ra OB = OC.

b)  ∆AOB cân tại O (vì OA = OB).

Suy ra \(\widehat{O_{1}}\)= \(\widehat{O_{2}}\)= \(\frac{1}{2}\widehat{AOB}\)

 ∆AOC cân tại O (vì OA = OC)

Suy ra \(\widehat{O_{3}}\)= \(\widehat{O_{4}}\)= \(\frac{1}{2}\widehat{AOC}\)

Do đó \(\widehat{AOB}\) +\(\widehat{AOC}\) = 2(\(\widehat{O_{1}}\)+\(\widehat{O_{3}}\))

                                        = 2\(\widehat{xOy}\)

                                         = 2.500

                                          =1000

Vậy \(\widehat{BOC}\) = 1000

                                                      


Bài 37 trang 87 sgk toán 8 tập 1

Tìm các hình có trục đối xứng trên hình 59.

Bài giải:

Các hình đều có trục đối xứng.

– Hình h không có trục đối xứng.

– HÌnh có một trục đối xứng là: b, c, d, e, i

– Hình có hai trục đối xứng là: a

– Hình có năm trục đối xứng là: g


Bài 38 trang 88 sgk toán 8 tập 1

Thực hành. Cắt một tấm bìa hình tam giác cân, một tấm bìa hình thang cân. Hãy cho biết đường nào là trục đối xứng của mỗi hình, sau đó gấp mỗi tấm bìa để kiểm tra lại điều đó.

Bài giải:

Chú ý:

–   ∆ABC cân tại A có trục đối xứng là đường phân giác của góc BAC.

– Hình thang cân nhận đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy làm trục đối xứng.

Đối với tam giác cân hình 38a:

Hình 38a


# Đối với hình thang cân hình 38b:Tam giác cân ABC, trục đối xứng là đường cao AH với H là trung điểm của đoạn BC.

 

Hình 38b


Hình thang cân ABCD (AB // CD), trục đối xứng là đường thẳng KH với K, H lần lượt là trung điểm của AB và CD.

Trường THPT Ngô Thì Nhậm 

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button