Giải bài tập

Giải bài 24, 25, 26, 27, 28 trang 38 SGK Toán 7

Giải bài tập trang 38 bài 5 Đa thức Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 24: Ở Đà Lạt, giá táo là x(đ/kg) và giá nho là y(đ/kg)…

Bài 24 trang 38 sgk toán 7 – tập 2

Ở Đà Lạt, giá táo là x(đ/kg) và giá nho là y(đ/kg). Hãy viết biểu thức đại số biểu thị số tiền mua:

Bạn đang xem: Giải bài 24, 25, 26, 27, 28 trang 38 SGK Toán 7

a) 5 kg táo và 8 kg nho.

b) 10 hộp táo và 15 hộp nho, biết mỗi hộp táo có 12 kg và mỗi hộp nho có 10 kg.

Mỗi biểu thức tìm được ở hai câu trên có là đa thức không ?

Hướng dẫn giải:

a) Gọi A là số tiền mua 5kg táo và 8kg nho

Ta có: A = 5x + 8y

b) Mỗi hộp táo có 12 kg nên 10 hộp có 10.12 = 120kg.

Mỗi hộp nho có 10 kg nên 15 hộp có 10.15 = 150kg.

Ta có: B = 120x + 150y

Các biểu thức A; B đều là đa thức.


Bài 25 trang 38 sgk toán 7 – tập 2

Tìm bậc của mỗi đa thức sau:

a) 3x2 – \(\frac{1}{2}\) x + 1 + 2x – x2;

b) 3x2 + 7x3 – 3x3 + 6x3 – 3x2.

Hướng dẫn giải:

a) 3x2 – \(\frac{1}{2}\) x + 1 + 2x – x= 3x2 + \(\frac{3}{2}\)x + 1 có bậc 2;

b) 3x2 + 7x3 – 3x3 + 6x3 – 3x= 10x3 có bậc 3.


Bài 26 trang 38 sgk toán 7 – tập 2

Thu gọn đa thức sau:

Q = x2 + y2 + z2 + x2 – y2 + z2 + x2 + y2 – z2.

Hướng dẫn giải:

Q = x2 + y2 + z2 + x2 – y2 + z2 + x2 + y2 – z2.

Q = (x2 + x2 + x2 ) + (y2 – y2 + y2) + (z2 + z2 – z2)

= 3x2 + y2 + z2.


Bài 27 trang 38 sgk toán 7 – tập 2

Thu gọn rồi tính giá trị của đa thức P tại x = 0,5 và y = 1;

P = \(\frac{1}{3}\) x2 y + xy2 – xy + \(\frac{1}{2}\) xy2 – 5xy – \(\frac{1}{3}\) x2y.

Hướng dẫn giải:

Thu gọn rồi tính giá trị của đa thức P tại x = 0,5 và y = 1.

Ta có: P = \(\frac{1}{3}\) x2 y + xy2 – xy + \(\frac{1}{2}\) xy2 – 5xy – \(\frac{1}{3}\) x2y

P = \(\frac{1}{3}\) x2 y – \(\frac{1}{3}\) x2y + \(\frac{1}{2}\) xy2 + xy2 – xy – 5xy  = \(\frac{3}{2}\) xy2 – 6xy

Thay x = 0,5 và y = 1 ta được

P = \(\frac{3}{2}\) . 0,5 . 12 – 6. 0,5 . 1 = \(\frac{3}{4}\) – 3 = \(\frac{-9}{4}\).

Vậy P = \(\frac{-9}{4}\) tại x = 0,5 và y = 1.


Bài 28 trang 38 sgk toán 7 – tập 2

Ai đúng ? Ai sai ?

Bạn Đức đố : “Bậc của đa thức M = x6 – y5 + x4y4 + 1 bằng bao nhiêu ?”

Bạn Thọ nói: “Đa thức M có bậc là 6”.

Bạn Hương nói: “Đa thức M có bậc là 5”.

Bạn Sơn nhận xét: “Cả hai bạn đều sai”.

Theo em, ai đúng ? Ai sai ? Vì sao ?

Hướng dẫn giải:

Đa thức M là đa thức bậc 6 đối với biến x, bậc 5 đối với biến y và bậc 8 (= 4 + 4) đối với tập hợp biến. Như vậy.

– Bạn Thọ và Hương nói sai.

– Nhận xét của bạn Sơn là đúng

– Câu trả lời đúng: Đa thức M có bậc là 8.

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button