Giải bài tập

Giải bài 15, 16, 17, 18, 19 trang 34, 35, 36 SGK Toán 7

Giải bài tập trang 34, 35, 36 bài 4 Đơn thức đồng dạng Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 15: Xếp các đơn thức sau thành từng nhóm các đơn thức đồng dạng…

Bài 15 trang 34 sgk toán 7 – tập 2

 Xếp các đơn thức sau thành từng nhóm các đơn thức đồng dạng:

\(\frac{5}{3}\)x2y;     xy2;     -\(\frac{1}{2}\) x2y;     -2 xy2;     x2y;

Bạn đang xem: Giải bài 15, 16, 17, 18, 19 trang 34, 35, 36 SGK Toán 7

\(\frac{1}{4}\) xy2;     – \(\frac{2}{5}\) x2y;     xy.

Hướng dẫn giải:

Các nhóm đơn thức đồng dạng là:

Nhóm 1:   \(\frac{5}{3}\)x2y;     -\(\frac{1}{2}\) x2y;       x2y;     – \(\frac{2}{5}\) x2y;

Nhóm 2:    xy2;      -2 xy2;       \(\frac{1}{4}\) xy2

Còn lại đơn thức xy không đồng dạng với các đơn thức đã cho.


Bài 16 trang 34 sgk toán 7 – tập 2

Tìm tổng của ba đơn thức: 25xy2; 55xy2  và 75xy2

Hướng dẫn giải:

Tổng của 3 đơn thức là:

25xy+ 55xy2  + 75xy= (25 + 55 + 75)xy= 155xy2.


Bài 17 trang 35 sgk toán 7 – tập 2

Tính giá trị của biểu thức sau tại x = 1 và y = -1:

\(\frac{1}{2}\) x5y – \(\frac{3}{4}\) x5y + x5y.

Hướng dẫn giải:

Đặt A = \(\frac{1}{2}\) x5y – \(\frac{3}{4}\) x5y + x5

Ta có: A = (\(\frac{1}{2}\) – \(\frac{3}{4}\) + 1) x5

A = \(\frac{3}{4}\) x5y .

Thay x = 1; y = -1 vào A ta được đơn thức: A = \(\frac{3}{4}\) x5y = \(\frac{3}{4}\) 15(-1) = – \(\frac{3}{4}\).

Vậy A = – \(\frac{3}{4}\) tại x = 1 và y = -1.


Bài 18 trang 35 sgk toán 7 – tập 2

Đố:

Tên của tác giả cuốn Đại Việt sử kí dưới thời vua Trần Nhân Tông được đặt cho một đường phố của Thủ đô Hà Nội. Em sẽ biết tên tác giả đó bằng cách tính tổng và hiệu dưới đây rồi viết chữ tương ứng vào ô dưới kết quả được cho trong bảng sau:

V   2x2 + 3x2 – \(\frac{1}{2}\) x2;

Ư   5xy – \(\frac{1}{3}\) xy + xy;

N   – \(\frac{1}{2}\) x2 + x2;

U   – 6x2y – 6x2y;

H     xy – 3xy + 5xy;

Ê    3xy2 – (-3xy2);

Ă   7y2z3 + (-7y2z3);

L    – \(\frac{1}{5}\) x2 + (- \(\frac{1}{5}\) x2);

Hướng dẫn giải:

Trước hết ta thu gọn các đơn thức đồng dạng để xác định mỗi chữ cái tương ứng với kết quả nào trong ô trống của bảng.

V   2x2 + 3x2 – \(\frac{1}{2}\) x= \(\frac{9}{2}\) x2;

Ư   5xy – \(\frac{1}{3}\) xy + xy = \(\frac{17}{3}\) xy;

N   – \(\frac{1}{2}\) x+ x= \(\frac{1}{2}\)  x2;

U   – 6x2y – 6x2y = -12x2y ;

H     xy – 3xy + 5xy = 3xy;

Ê    3xy2 – (-3xy2) = 6 xy2;

Ă   7y2z3 + (-7y2z3) = 0;

L    – \(\frac{1}{5}\) x2 + (- \(\frac{1}{5}\) x2) = – \(\frac{2}{5}\) x2;

Vậy tên của tác giả cuốn Đại VIệt sử kí là Lê Văn Hưu.


Bài 19 trang 36 sgk toán 7 – tập 2

Tính giá trị của biểu thức 16x2y5 – 2x3y2 tại x = 0,5 và y = -1.

Hướng dẫn giải:

Thay x = 0,5 và y = -1 vào biểu thức ta có:

16x2y5 – 2x3y2 = 16 (\(\frac{1}{2}\))(-1)5 – 2 (\(\frac{1}{2}\))(-1)2

= 16. \(\frac{1}{4}\) .(-1) – 2 . \(\frac{1}{8}\) . 1 = -4 – \(\frac{1}{4}\) = – \(\frac{17}{4}\)

Vậy giá trị của biểu thức 16x2y5 – 2x3ytại x = 0,5 và y = -1 là – \(\frac{17}{4}\).

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button