Giải bài tập

Giải bài 36, 37, 38, 39 trang 72, 73 SGK Toán 7

Giải bài tập trang 72, 73 bài 6 Tính chất ba đường phân giác của tam giác Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 36: Cho tam giác DEF, điểm I nằm trong tam giác…

Bài 36 trang 72 sgk toán lớp 7- tập 2

Cho tam giác DEF, điểm I nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của nó. Chứng minh I là điểm chung của ba đường phân giác của tam giác DEF.

Hướng dẫn:

Bạn đang xem: Giải bài 36, 37, 38, 39 trang 72, 73 SGK Toán 7

I nằm trong ∆DEF và cách đều ba cạnh của tam giác nên I lần lượt thuộc phân giác của các góc \(\widehat{D}\), \(\widehat{E}\), \(\widehat{F}\)

Vậy I là điểm chung của ba đường phân giác của tam giác DEF


Bài 37 trang 72 sgk toán lớp 7- tập 2

Nêu cách vẽ điểm K ở trong tam giác MNP mà các khoảng cách từ K đến ba cạnh của tam giác đó bằng nhau. Vẽ hình minh họa.

Hướng dẫn:

Vẽ điểm K ở trong tam giác MNP mà các khoảng cách từ K đến ba cạnh của tam giác đó bằng nhau tức là K là giao điểm của các đường phân giác trong tam giác MNP

Vì vậy ta chỉ cần vẽ phân giác của hai trong ba góc của ∆MNP

 


Bài 38 trang 73 sgk toán lớp 7- tập 2

Cho hình bên

a)   Tính góc KOL

b)   Kẻ tia  IO, hãy tính góc KIO

c)   Điểm O có cách đều ba cạnh của tam giác IKL không? Tại sao?

   Hướng dẫn:

a) ∆KIL có \(\widehat{I}\) = 62

nên \(\widehat{IKL}+ \widehat{ILK}\) = 1180

Vì KO và LO là phân giác  \(\widehat{IKL}\), \(\widehat{ILK}\) 

nên \(\widehat{OKL}+ \widehat{OLK}\)= \(\frac{1}{2}\)(\(\widehat{IKL}+ \widehat{ILK}\))

=> \(\widehat{OKL}+ \widehat{OLK}\) = \(\frac{1}{2}\) 118

\(\widehat{OKL}+ \widehat{OLK}\) =  590

∆KOL có \(\widehat{OKL}+ \widehat{OLK}\) =   590

nên \(\widehat{KOL}\) = 1800 – 590 = 1210

c) Vì O là giao điểm của hai đường phân giác của \(\widehat{K}\) và \(\widehat{L}\) nên O cách đều ba cạnh của tam giác IKL


Bài 39 trang 73 sgk toán lớp 7- tập 2

Cho hình bên.

a) chứng minh ∆ABD = ∆ACD

b) So sánh góc DBC với góc DCB

Hướng dẫn:

a) Căn cứ các kí hiệu đã cho trên hình của bài 39 ta có: ∆ABD và ∆ACD có:

AB = AC

\(\widehat{BAD}= \widehat{CAD}\)

AD là cạnh chung

=>  ∆ABD = ∆ACD

b)  Vì  ∆ABD = ∆ACD

=> BD = CD => ∆BCD cân tại D

=> \(\widehat{DBC}= \widehat{DCB}\)

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button