Tổng hợp

UPU là gì? Quá trình Việt Nam gia nhập và tham gia các hoạt động của UPU

UPU là gì?

Liên minh bưu chính quốc tế được biết đến với tên gọi là UPU, nhằm mục đích gửi thư, bưu phẩm đến các nước khác nhau.

Trước khi liên minh bưu chính quốc tế ra đời, thì ngành bưu chính của  mỗi nước muốn chuyển phát được bưu phẩm ra khỏi phạm vi biên giới của nước mình, cũng như gửi đến đúng địa chỉ thì phải dựa vào rất nhiều thỏa thuận song phương, và phải chịu nhiều mức cước khác nhau.

Để tránh sự phiền toái và tốn kém, ông Heinrich Von Stephan người Đức, cán bộ quản lý Bưu chính Đức phụ trách lĩnh vực bưu chính quốc tế, đã đưa ra phương án dự kiến thành lập Liên minh bưu chính giữa các dân tộc.

1869 chính phủ Liên bang Đức đã trao đổi với chính phủ Pháp, để triệu tập hội nghị bưu chính quốc tế để thống nhất dịch vụ bưu chính giữa các nước Châu Âu, tiến tới liên minh bưu chính trên toàn cầu.

15-09-1874, Hội nghị bưu chính được triệu tập tại Berne- Thụy Sỹ, gồm đại diện của 20  nước trên đất Châu Âu, Egypt và Mỹ. Sáu 24 ngày làm việc, ngày 09-10- 1874 đại diện 22 nước đã ký kết hiệp ước Berne thông qua công ước thế giới đầu tiên quy định về cơ quan bưu chính quốc tế và thành lập Tổng hội bưu chính.

1877 Tổng hội bưu chính được đổi tên thành Liên minh bưu chính thế giới, viết tắt là UPU, và trở thành một tổ chức chuyên ngành ra đời sớm nhất.

09/10 hàng năm cộng đồng Bưu chính trên toàn thế giới đều kỉ niệm ngày Bưu chính thế giới, để nhớ tới sự ra đời của Liên minh Bưu chính thế giới vào năm 1874.

UPU là gì bạn đã có câu trả lời cho mình, cũng như biết được hoàn cảnh ra đời của Liên minh Bưu chính thế giới.

UPU là gì?
UPU là gì?

Tổ chức của UPU là gì?

Đại hội toàn quyền của UPU được tổ chức 4 năm 1 lần là cơ quan tối cao nhất của Liên minh, mỗi kỳ đại hội các nước đều cử đại diện của mình tham dự, và ủy quyền ký các văn kiện tại Đại hội, trong đó có 3 cơ quan chính:

  • Hội đồng điều hành viết tắt là CA, CA có 41 thành viên đại diện cho các quốc gia thành viên, được đại hội bầu ra theo nguyên tắc phân vùng địa lý. Được biết đến là cơ quan quyền lực thứ 2 sau Đại hội, điều khiển các công việc giữa 2 kỳ Đại hội.
  • Hội đồng khai thác Bưu chính viết tắt là POC, có 40 thành viên, chịu trách nhiệm chính về các vấn đề nghiên cứu, phổ biến kỹ thuật, khai thác, kinh tế liên quan đến nghiệp vụ bưu chính.
  • Văn phòng quốc tế viết tắt là IB, là cơ quan thường trực của UPU do Tổng giám đốc lãnh đạo, dưới sự kiểm soát của Hội đồng.

Lịch sử ra đời của UPU

Trên thực tế dịch vụ bưu chính đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại. Khi xã hội loài người được hình thành và phát triển thì cũng nảy sinh nhu cầu về trao đổi thông tin, truyền đưa và lưu trữ tin tức. Có thể nói rằng sự trao đổi thông tin về hoạt động kinh tế xã hội, về tình cảm của con người là một yếu tố quan trọng đối với cuộc sống, sự phát triển tri thức, kinh tế của xã hội và sự tồn vong của loài người.

Các phương tiện thông tin của con người đã xuất hiện ngay từ khi có dấu hiệu của nền văn minh và không ngừng được hoàn thiện để thích ứng với sự thay đổi của điều kiện sống, với sự phát triển văn hoá và kỹ thuật.

Ở thời kỳ nguyên thủy, người ta dùng các âm thanh như tiếng hú, tiếng gõ, … để làm phương tiện thông tin với nhau khi đi săn hay lúc gặp nguy hiểm. Sau đó người ta thông tin bằng kèn, tù và, lửa, chiêng, phất cờ là những phương tiện có tính “kỹ thuật hơn”. Rồi từ khi phát minh ra thuốc nổ, người ta dùng súng và pháo hiệu. Có những người chuyên làm việc đưa tin, truyền lệnh của lãnh chúa. Hệ thống thông tin đầu tiên là những trạm gác đặt quanh các điểm dân cư, trên các chòi, các cây cao. Khi có kẻ thù đến họ đốt lửa báo động theo dây chuyền để kẻ thù không thể tấn công bất ngờ được. Họ đã thành lập những trạm thay ngựa cho những người chạy đưa tin tức hỏa tốc.

Xã hội phát triển và nhu cầu trao đổi thông tin cũng ngày càng phát triển. Chữ viết được phát minh, con người đã biết sử dụng thư, các bản tin làm phương tiện trao đổi thông tin. Trước khi có điện báo, điện thoại thì những phương tiện thông tin này là những phương tiện thông tin chủ yếu của con người trong xã hội. Lúc ban đầu chỉ là truyền đưa những mệnh lệnh (các sớ lệnh) của Lãnh chúa, Vua quan, các thông tin chung, rồi xuất hiện sự trao đổi tình cảm riêng tư của con người.

Những bức thư ban đầu được viết trên các phiến đá mỏng, trên các vỏ cây, tấm ván bằng gỗ hoặc trên những thanh tre, miếng đất sét. Đôi khi người ta viết ngay trên người đưa tin hỏa tốc. Dần dần phát triển, con người đã biết sử dụng các tấm da dê, da lừa làm vật để viết thư cho gọn và dễ vận chuyển hơn. Sự ra đời của giấy viết ở Trung quốc vào thế kỷ thứ 2 và ở châu Âu vào thế kỷ 11 – 12 đã trở thành cuộc cách mạng trong việc trao đổi thư tín và giấy trở thành vật mang tin cơ bản trong thư tín.

Phạm vi trao đổi thư từ cũng ngày càng mở rộng. Lúc ban đầu con người viết thư trao đổi trong phạm vi một vùng, một lãnh thổ. Khi phương tiện giao thông được phát triển, sự xuất hiện đường sắt, tàu thủy giúp con người đi lại, di chuyển đến các vùng khác ngoài quê hương, đến các vùng xa xôi nhiều hơn và khi xuất hiện sự di cư thì nhu cầu trao đổi thư từ được mở rộng hơn, đặc biệt khi sự trao đổi thương mại quốc tế phát triển.

Xuất hiện nhu cầu trao đổi thư tín giữa các vùng, giữa các nước. Nhu cầu này cũng phát triển về số lượng dần dần theo thời gian, nhanh chóng tăng lên khi thương mại quốc tế phát triển, con người có nhiều nhu cầu trao đổi tin tức thương mại. Việc trao đổi thư tín giữa các quốc gia cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn khi lưu lượng ngày càng tăng và số nước có trao đổi, quan hệ bưu chính ngày càng lớn. Việc thanh toán cước phí dịch vụ càng trở nên phức tạp.

Trước khi Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) ra đời (9/10/1874), ngành Bưu chính mỗi nước muốn chuyển phát được một bưu phẩm ra khỏi phạm vi biên giới nước mình và gửi đến đúng địa chỉ ở bất kỳ ngóc ngách nào trên thế giới thì đều phải dựa vào hàng trăm Thỏa thuận song phương và phải áp dụng tính toán hàng loạt các mức cước phí khác nhau.

Để tránh được các phiền toái này cần phải thay thế tất cả các Thỏa thuận nói trên bằng một Hiệp ước đa phương. Ông Heinrich Von Stephan (1831-1897), người Đức, cán bộ quản lý Bưu chính Đức phụ trách lĩnh vực bưu chính quốc tế, sau này trở thành người lãnh đạo Bưu chính Đức, là người đã đưa ra phương án dự kiến thành lập Liên minh bưu chính giữa các dân tộc. Năm 1869, theo đề nghị của ông, Chính phủ Liên bang Bắc Đức đã trao đổi thư với Chính phủ Pháp nhằm triệu tập một Hội nghị bưu chính quốc tế để thống nhất dịch vụ bưu chính giữa các nước Châu Âu với nhau, tiến tới một Liên minh bưu chính trên toàn cầu.

Sau một thời gian dài đàm phán, ngày 15-9-1874 một Hội nghị bưu chính được triệu tập tại Berne, Thụy sĩ gồm đại diện của 20 nước trên phần đất Châu Âu, Egypt và Mỹ, theo lời mời của Chính phủ Thụy sĩ dưới sự chủ toạ của chính H.V Stephan. Sau 24 ngày làm việc, ngày 9-10-1874, đại diện 22 nước tham gia Hội nghị đã ký kết Hiệp ước Berne thông qua Công ước thế giới đầu tiên quy định về cơ quan bưu chính quốc tế và thành lập Tổng hội bưu chính. Năm 1877 Tổng hội bưu chính được đổi tên là Liên minh Bưu chính Thế giới (Universal Post Union) – viết tắt là UPU. UPU đã trở thành một trong những tổ chức chuyên ngành quốc tế ra đời sớm nhất.

Từ đó hàng năm cứ vào ngày mồng 9 tháng Mười, cộng đồng Bưu chính trên toàn thế giới lại tổ chức kỷ niệm Ngày Bưu chính thế giới để nhớ tới sự ra đời của Liên minh Bưu chính thế giới vào năm 1874 được đánh dấu bằng Hiệp ước Berne.

Liên minh bưu chính quốc tế - UPU
Liên minh bưu chính quốc tế – UPU

Tổ chức và hoạt động của UPU

Tổ chức của UPU

Đại hội toàn quyền của UPU được tổ chức 4 năm một lần là cơ quan tối cao của Liên minh. Mỗi kỳ Đại hội, Chính phủ các nước cử đại diện của mình tham dự và ủy quyền ký các Văn kiện tại Đại hội. Từ khi thành lập đến nay Liên Bưu đã tiến hành 25 kỳ Đại hội. Đại hội lần thứ 25 gần đây nhất được tổ chức tại Doha, Qatar. UPU có ba cơ quan chính đó là:

– Hội đồng Điều hành(Administrative Council) viết tắt là CA. CA có 41 thành viên đại diện cho các quốc gia thành viên được đại hội bầu theo nguyên tắc phân vùng địa lý. Là cơ quan quyền lực thứ hai sau Đại hội, điều khiển công việc giữa hai kỳ Đại hội.

– Hội đồng Khai thác Bưu chính (Postal Operation Council) viết tắt là POC. POC có 40 thành viên được bầu tại Đại hội. Hội đồng POC chịu trách nhiệm chính về các vấn đề nghiên cứu, phổ biến kỹ thuật, khai thác và kinh tế liên quan đến nghiệp vụ bưu chính. Xem xét sửa đổi, ban hành các thể lệ khai thác bưu chính quốc tế.

– Văn phòng Quốc tế (International Bureau) viết tắt là IB, là cơ quan thường trực của UPU do Tổng giám đốc lãnh đạo dưới sự kiểm soát của Hội đồng  Điều hành. Tổng giám đốc đương nhiệm hiện nay (nhiệm kỳ 2012-2016) là ông Bishar A. Hussein, quốc tịch Kenya. Trụ sở của Liên minh, nơi Văn phòng quốc tế làm việc là Berne, Thụy sĩ.

Ngôn ngữ chính thức của Liên minh Bưu chính thế giới là tiếng Pháp. Tuy nhiên, do sự phổ biến và tiện lợi của tiếng Anh Đại hội lần thứ 21 Seoul 9/1994 UPU đã thông qua việc lựa chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ làm việc cùng với tiếng Pháp.

Hoạt động của UPU

– Duy trì một lãnh thổ bưu chính duy nhất: Trong Văn kiện Bern 1874 thành lập lên tổ chức Liên minh Bưu chính Thế giới đã rất thành công trong việc hợp nhất các xung đột trong cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế, xác định một lãnh thổ bưu chính duy nhất trao đổi qua lại các bưu gửi, điều chỉnh mức cước thanh toán khác nhau giữa các nước thành một mức cước thanh toán chung cho toàn cầu. Trong một lãnh thổ bưu chính duy nhất, nguyên tắc tự do chuyển qua các bưu gửi được bảo đảm cho tất cả các bên tham gia. Hiện tại, 192 nước thành viên UPU tạo thành một mạng lưới phân phối dịch vụ lớn nhất thế giới.

– Một diễn đàn quốc tế về hợp tác: Trong khi xu hướng toàn cầu hóa tạo cho các nước xích lại gần nhau  hơn thì sức ép của tự do hóa cũng sẽ tạo cơ hội cho các thành viên mới tham gia vào thị trường bưu chính và làm cho các bên tham gia vào UPU sẽ trở lên đa dạng và gồm nhiều nhóm người có cùng quan tâm tới lĩnh vực bưu chính. Để điều chỉnh và hòa hợp lợi ích giữa các bên, UPU cung cấp một diễn đàn ở đó tất cả những ai có quan tâm tới bưu chính có thể cùng nhau trao đổi và tìm ra những giải pháp trước những thách thức mà ngành bưu chính đang đối mặt. Những vấn đề đặt ra liên quan tới các cơ quan thừơng trực Liên minh và các nhóm công tác như an toàn bưu chính, dịch vụ tài chính bưu chính, hợp tác kỹ thuật, phát triển bưu chính, cước đầu cuối, dịch vụ bưu chính phổ cập, công nghệ và môi trường…

– Là một thành viên của gia đình Liên Hợp quốc:  Là tổ chức chuyên ngành của Liên Hợp quốc từ năm 1947, Liên minh Bưu chính Thế giới duy trì mối quan hệ mật thiết và hợp tác rất tích cực với các tổ chức khác của Liên Hợp Quốc như Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc – UNDP, Tổ chức Chống tội phạm và buôn lậu Liên Hợp Quốc Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc, cũng như các tổ chức quốc tế khác như Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế – IATA, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa thế giới – ISO, Tổ chức Hải quan Thế  giới – WCO nhằm tạo thuận lợi cho dịch vụ bưu chính quốc tế phát triển. Là một thành viên trong gia đình Liên Hợp Quốc, UPU thúc đẩy việc triển khai các mục đích chung của Liện Hợp Quốc, đặc biệt là Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, đồng thời đại diện cho quyền lợi chung của Ngành Bưu chính trong các chương trình và các sự kiện của UN như Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Công nghệ Thông tin.

– Khuyến khích dịch vụ bưu chính phổ cập: Mục tiêu đầu tiên trong Chiến lược Bưu chính Thế giới là cung cấp dịch vụ bưu chính phổ cập làm nền tảng cho sứ mệnh của UPU. Đảm bảo cung cấp dịch vụ bưu chính phổ cập giá cả phù hợp, chất lượng cao cho phép thông tin một cách hiệu quả nhất giữa mọi người dân trên toàn thế giới. Mặc dù dịch vụ phổ cập được quy định trong Văn kiện của UPU và đã được 67% số nước thành viên UPU đưa ra định nghĩa trong nội luật của mình nhưng vẫn còn tồn tại sự chênh lệch giữa các nước và các khu vực về phạm vi và vùng được phổ cập dịch vụ. Ở những nước đang phát triển, từ 14% đến 25% số dân số vẫn chưa tiếp cận tới dịch vụ bưu chính. Điều này hoàn toàn trái ngược với tình hình ở những nước phát triển khi mà phạm vi cũng như cấp độ phổ cập đạt ở mức rất cao. UPU vẫn đang tiếp tục khuyến cáo Chính phủ, đặc biệt ở những nước đang phát triển, nhận thức rõ hơn nữa vai trò của mình trong việc đảm bảo cung cấp tới mọi người dân dịch vụ bưu chính phổ cập giá cả phù hợp, chất lượng cao.

– Khuyến khích phát triển bưu chính và hợp tác kỹ thuật: Trên tinh thần của Liên Hợp Quốc, UPU và các nước thành viên khuyến khích phát triển bưu chính và hợp tác kỹ thuật, tạo điều kiện cho bưu chính có thể tận dụng những ưu thế cũng như công nghệ từ những ngành khác. Các dự án nhiều năm – MIP – theo chu kỳ 4 năm hiện tại gồm hơn 80 dự án – có thể hỗ trợ các nước đang phát triển, đặc biệt những nước kém phát triển trang bị thêm những thiết bị cũng như tổ chức các chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khai thác bưu chính mà có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dịch vụ bưu chính toàn cầu. Những dự án này cũng hỗ trợ cho các trường hợp thảm hoạ hoặc thiên tai, đồng thời cố gắng nhằm giảm bớt khoảng cách số giữa các nước phát triển và đang phát triển. Từ năm 2002, 125 nước đang phát triển đã được hưởng từ những nguồn tài chính từ Quỹ Chất lượng Dịch vụ của UPU.

– Nâng cao chất lượng dịch vụ: Cạnh tranh ngày càng gia tăng và nhu cầu của khách hàng ngày càng cao tiếp tục tạo sức ép lớn đối với ngành bưu chính trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ. UPU đã tiến hành chương trình kiểm tra chất lượng toàn cầu, kiểm tra trên hàng trăm tuyến đường bưu phẩm và bưu kiến quốc tế. UPU cũng đã phát hành bộ tiêu chuẩn toàn trình (end-to-end standards) giúp Bưu chính có thể quản lý được chương trình của mình cũng như gửi chuyên gia tới các nước nhằm đảm bảo rằng quy trình của mình đã được tuân thủ và chấp nhận trên toàn cầu.

Tổ chức và hoạt động của UPU
Tổ chức và hoạt động của UPU

Quá trình Việt Nam gia nhập và tham gia các hoạt động của UPU

Từ ngày 01/07/1876: Đã áp dụng các quy định của UPU cùng với toàn bộ lãnh thổ thuộc địa của Pháp.

Từ ngày 01/01/1899: Đã áp dụng các quy định của UPU trên toàn bộ lãnh thổ nhưng trực thuộc về cơ quan Bưu chính Đông Dương.

Từ ngày 20/10/1951: Chính thức được công nhận là quốc gia thành viên do Chính quyền Sài Gòn cũ đại diện.

Từ ngày 15/03/1976: Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam thừa kế quyền thành viên của Chính quyền Sài Gòn cũ.

Từ ngày 23/8/1976 đến nay: Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam là người đại diện cho quyền thành viên của Nước Việt Nam thống nhất.

– Tại Đại hội UPU lần thứ 22 tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc (1999), Việt Nam lần đầu tiên ứng cử và trúng cử vào Hội đồng Điều hành của UPU – Cơ quan Quản lý cao nhất của UPU.

– Tại Đại hội UPU lần thứ 23 tổ chức tại Bucharest, Rumania (2004) Việt Nam tái trúng cử vào Hội đồng Điều hành của UPU lần thứ 2.

– Tại Đại hội UPU lần thứ 25 tổ chức tại Doha, Qatar (2012) Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Điều hành của UPU lần thứ 3.

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button