Tổng hợp

Ai là người sáng lập phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế?

Ai là người sáng lập phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế?

Câu hỏi: Ai là người sáng lập phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế?

Trả lời: Người sáng lập phong trào Chữ thập đỏ Quốc tế là một công dân Thụy Sĩ tên là Jean Henry Dunant.

Ai là người sáng lập phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế?
Ai là người sáng lập phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế?

Giải thích:

Jean Henry Dunant sinh ngày 8/5/1828 và mất ngày 30/10/1910. Ông vốn là một thương gia và thường xuyên có những cuộc đi xa vì công việc.

Ngày 24 tháng 6 năm 1859 ở Solferino, một thành phố miền Bắc Italia, một cuộc chiến khốc liệt diễn giữa lực lượng quân đội liên minh của Pháp và Italia chống lại quân Áo đã để lại gần 40.000 người chết và bị thương trên trận địa. Henry Dunant đã chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng ấy khi tình cờ đi ngang qua. Ông đã kêu gọi dân chúng địa phương giúp đỡ người bị thương bất kể họ là người của bên nào.

Khi trở về Thụy Sĩ, Henry Dunant đã viết lại những điều này trong một cuốn sách có tên gọi “Ký ức về Solferino”. Cuốn sách được hoàn thành vào năm 1862 và được xuất bản bằng chính tiền túi của ông. Trong nội dung cuốn sách, Henry Dunant đưa ra 2 ý tưởng cũng là 2 lời kêu gọi nhân đạo:

a) Thành lập tại mỗi quốc gia một Hội Cứu trợ bao gồm những người tình nguyện, những người danh tiếng, những chính khách có tên tuổi để chăm sóc những người bị thương khi có chiến tranh.

b) Vận động cho một thỏa thuận quốc tế bảo vệ những binh lính bị thương trên chiến trường và những người chăm sóc họ.

Sau khi cuốn sách ra đời, Henry Dunant đã gửi sách đến các vị quốc vương, các nhà lãnh đạo ở Châu Âu,  các chính trị gia, sĩ quan quân đội, những nhà hảo tâm và bạn bè. Cuốn sách đã gây được một tiếng vang lớn.

Ông Gustave Moynier, một luật sư và vào thời gian đó là Chủ tịch của Hội Cứu trợ Cộng đồng Geneve đã cảm động sâu sắc khi đọc cuốn “Ký ức về Solfferino”. Ngay sau đó ông đã đề nghị Henry Dunant nên nhóm họp các thành viên của Hội để bàn bạc về đề xuất của mình. Tại cuộc họp, một Ủy ban năm người được thành lập, gồm Henry Dunant và Gustave Moynier, Tướng Guillaume Henry Dufour, Tiến sĩ Louis Appia và Tiến sĩ Theodore Maunoir. Năm người này đều là công dân Thụy Sĩ. Kỳ họp lần thứ nhất của Ủy ban vào ngày 17 tháng 2 năm 1863 đã thông qua tên gọi “Ủy ban quốc tế cứu trợ những người bị thương”.

Trong thời gian sau đó, Ủy ban đã xúc tiến tổ chức một Hội nghị quốc tế vào tháng 10 năm 1863 tại Geneva, tập hợp đại diện của 16 quốc gia. Hội nghị đã thông qua các quyết định:

  • Vận động mỗi nước thành lập một ủy ban cứu trợ để hỗ trợ cho quân y trong chiến tranh.
  • Huấn luyện y tá nhằm phục vụ cho mục đích trên.
  • Trung lập hóa những bệnh viện quân y, xe cấp cứu và nhân viên y tế trong chiến tranh.
  • Công nhận một biểu tượng để bảo vệ thương binh và bảo vệ những người, những phương tiện phục vụ họ. Biểu tượng đó là “Chữ thập đỏ trên nền trắng” (là màu sắc đảo ngược của quốc kỳ Thụy Sĩ) để ghi nhớ công lao và sáng kiến của Henry Dunant.

Năm 1875, “Ủy ban quốc tế cứu trợ những người bị thương” đổi tên thành Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế – là tổ chức khởi xướng Phong trào Chữ thập đỏ Quốc tế. Để ghi nhớ công lao của người sáng lập Phong trào, ngày sinh của Henry Dunant (ngày 8/5) đã được lấy làm Ngày Quốc tế Chữ thập đỏ.

Người sáng lập phong trào Chữ thập đỏ Quốc tế là một công dân Thụy Sĩ tên là Jean Henry Dunant.
Người sáng lập phong trào Chữ thập đỏ Quốc tế là một công dân Thụy Sĩ tên là Jean Henry Dunant.

Biểu tượng của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế

Do biểu tượng Chữ thập đỏ không thích hợp với niềm tin tôn giáo ở một số nước, nên ở các nước Hồi giáo, biểu tượng được sử dụng là Trăng lưỡi liềm đỏ. Ngày 8/12/2005, một Hội nghị đã bổ sung thêm một biểu tượng khác là Tinh thể đỏ (hay còn được gọi là Pha lê đỏ) cho phong trào, để cho Israel gia nhập, vì trước đây Israel dùng biểu tượng là Ngôi sao David.

  • Lá cờ Chữ thập đỏ
  • Lá cờ Trăng lưỡi liềm đỏ
  • Lá cờ Tinh thể đỏ

Nguyên tắc hoạt động cơ bản của phong trào:

– Nhân đạo: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ với lòng mong muốn được giúp đỡ không phân biệt những người bị thương trên chiến trường, sẽ nỗ lực với khả năng quốc gia và quốc tế của mình ngăn ngừa và giảm bớt đau thương nhân loại bất cứ ở nơi nào.

Mục đích của Phong trào là để bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho con người và đảm bảo tôn trọng nhân phẩm.

Phong trào giúp cho sự hiểu biết lẫn nhau, sự hợp tác, hữu nghị, hòa bình bền vững giữa các dân tộc.

– Vô tư: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế không phân biệt dân tộc, giống nòi, tôn giáo, tầng lớp và quan điểm chính trị. Phong trào nỗ lực để giảm nhẹ nỗi đau của mọi cá nhân và dành ưu tiên cho những người thiệt thòi nhất.

– Trung lập: Để giữ niềm tin của nhân dân, Phong trào không đứng về phe nào trong các cuộc xung đột hoặc không tham dự vào các vấn đề mâu thuẫn về chính trị, chủng tộc, tôn giáo hoặc lý tưởng.

– Độc lập: Phong trào hoàn toàn độc lập. Các Hội quốc gia, trong khi trợ giúp cho chính phủ của mình về các hoạt động nhân dạo vừa tuân theo luật pháp của Nhà nước mình, vừa phải duy trì quyền tự chủ để có thể hoạt động phù hợp với những nguyên tắc của Phong trào.

– Tự nguyện: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ là tổ chức nhân đạo hoạt động tự nguyện, không dùng bất kỳ hình thức xúi giục, ép buộc nào để đạt được mục đích.

– Thống nhất: Ở mỗi nước, chỉ có duy nhất một Hội Chữ thập đỏ hoặc Trăng lưỡi liềm đỏ. Hội nhất thiết phải mở rộng đối với tất cả mọi người. Hội phải tiến hành sức mạnh nhân đạo của trên phạm vi toàn lãnh thổ.

– Toàn cầu: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế là tổ chức rộng rãi có phạm vi toàn cầu, trong đó tất cả các Hội quốc gia đều bình đẳng, chia sẻ trách nhiệm và nhiệm vụ trong việc giúp đỡ lẫn nhau.

4 giải thưởng Nobel Hòa bình dành cho sự nghiệp nhân đạo

Năm 1901, Giải thưởng Nobel Hòa bình đầu tiên được trao cho Henry Dunant – người sáng lập CTĐ, người đã hiến cả đời mình cho sự nghiệp nhân đạo, cùng với Frédéric Passy. Mặc dù sống trong cảnh nghèo nàn của một nhà dưỡng lão ở Heiden (bang Appenzell, Thụy Sĩ), nhưng Henry Dunant đã dành số tiền thưởng đó đóng góp cho sự nghiệp nhân đạo.

Năm 1917 và năm 1944, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế được nhận 2 giải thưởng Nobel và số tiền này cũng được sử dụng cho các hoạt động nhân đạo trong suốt 2 cuộc chiến tranh thế giới.

Giải Nobel thứ 4 được trao cho Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế và Hiệp hội CTĐ – TLLĐ Quốc tế vào năm 1963 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày ra đời phong trào.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button