Tổng hợp

Khiêm tốn là gì? Sự khác nhau giữa khiêm tốn và tự ti?

Khiêm tốn là gì?

Có rất nhiều định nghĩa cũng như cách hiểu về “khiêm tốn” nhưng chung quy lại, khiêm tốn là biết kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có, không kiêu ngạo về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mình nhận được.

Trái ngược với đức tính khiêm tốn là thái độ tự cao, tự đại, kiêu căng, tự phụ, luôn tỏ ra hơn người khác trong mọi lĩnh vực. Người không khiêm tốn không chỉ ngộ nhận về khả năng của mình, mà còn luôn “thổi phồng”, “có ít xít ra nhiều” so với những gì họ có. Bên cạnh việc thích khoe khoang về gia thế, tiền tài địa vị… người không khiêm tốn còn thường “không biết mình là ai”, đề cao “cái tôi” một cách quá lố.

Người vốn có tính khiêm tốn thường hay tự cho rằng kiến thức của mình vẫn còn nhỏ bé, còn phải tiến thêm nữa và cần phải trau dồi, học hỏi nhiều hơn nữa. Người có sẵn tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không đáng kể, luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi thêm lên.

Tuy nhiên, khiêm tốn không phải là bản thân tự nhận mình kém cỏi, không bằng người khác mà đó chỉ là xóa bỏ sự tự cao, tự đại, ngạo mạn. Đặc biệt, nó còn giúp cho con người sống tích cực hơn, gia tăng vốn kinh nghiệm và nhận được nhiều sự tín nhiệm. Vì vậy mà bạn cần phải hiểu rõ về điều này để tránh nhầm lẫn.

Khiêm tốn là gì?
Khiêm tốn là gì?

Vai trò của khiêm tốn

Biển học mênh mông trong khi đó sự hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la đó. Do đó mỗi chúng ta cần phải tu dưỡng đức tính khiêm tốn, không ngừng học hỏi để tiếp thu được nhiều nhất lượng kiến thức bao la đó.

Khiêm tốn, không ngừng học hỏi và tích lũy tri thức, kinh nghiệm vốn sống thì sẽ giúp cơ hội của bạn ngày càng mở rộng. Làm việc gì cũng dễ thành công và ít thất bại hơn, khẳng định được tài năng, giá trị của chính mình. Ngược lại, một kẻ tự phụ về học thức của mình, không chịu học hỏi từ bất kỳ ai, không tiếp thu cái mới thì một ngày nào đó họ sẽ trở nên nông cạn, lạc hậu cũng như không theo kịp được sự phát triển của xã hội.

Khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân đúng đắn, ý thức được “Nhân vô thập toàn”, không ảo tưởng để bị cuốn theo những tham vọng cá nhân. Chính vì vậy mà khiêm tốn là phương thức tốt nhất giúp ta tránh xa thói kiêu căng, tự mãn. Sống là phải có lòng khiêm tốn, biết tôn trọng người, biết cư xử cởi mở, hòa đồng thân thiện. Biết nâng cao giá trị của chính mình đúng mức thì mới thành công trong lĩnh vực giao tiếp và được người yêu quý coi trọng, khi gặp khó khăn sẽ được giúp đỡ.

Biểu hiện của người khiêm tốn

Có lòng biết ơn

Người khiêm tốn là người biết mình đang có gì và người khác cho mình những gì. Họ coi trọng những cái họ nhận được từ người khác, và cũng coi trọng những người đã “đẩy họ ra xa” để rút ra để học có thêm bài học mới. Ngoài ra, người khiêm tốn không bao giờ cảm thấy mình cao hơn người khác nên họ luôn trân trọng những điều có giá trị, dù chỉ là nhỏ nhất.

Có tinh thần học hỏi

Người khiêm tốn đánh giá đúng khả năng của mình, và biết mình còn hạn chế ở đâu. Vì vậy, họ không ngừng cố gắng học tập, tự giáo dục và nâng cao kiến ​​thức. Nói cách khác, người có đức tính này không tự cao tự đại, mà học hỏi rất nhiều.

Không có sự so sánh

Một trong những thói quen xấu phổ biến nhất mà mọi người mắc phải là so sánh mình với người khác. Một người khiêm tốn thì không. Họ không so đo hơn thua, họ tiến bộ theo thời gian. Biết cách nhận được lời khen và ý kiến từ người khác. Người khiêm tốn là người biết mình thuộc về đâu chứ không phải là người luôn phủ nhận sự thành công. Khi đạt được kết quả, họ vẫn biết cách đón nhận lời khen, tự hào nhưng không kiêu ngạo.

Biết cách duy trì mối quan hệ

Người khiêm tốn thường duy trì được mối quan hệ rất tốt với đồng nghiệp và mọi người xung quanh. Họ giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, họ chia sẻ kiến ​​thức mà họ có, họ giữ một tâm hồn cởi mở, họ có thái độ đúng đắn và quan trọng nhất là họ luôn khiến người khác cảm thấy hài lòng.

Biết chịu trách nhiệm

Người khiêm tốn không trốn tránh trách nhiệm khi gặp sự cố, họ thừa nhận lỗi lầm của mình. Họ trực tiếp nhìn nhận và sửa chữa sai lầm giúp họ không ngừng tiến bộ và tích lũy thêm kinh nghiệm cho tương lai.

Sự khác nhau giữa khiêm tốn và tự ti?

Có lẽ bạn đã được dạy hai từ: Khiêm tốn và thiếu tự tin. Khiêm tốn mang ý nghĩa tích cực, còn tự ti mang theo ý nghĩa tiêu cực. Một người khôn ngoan không bao giờ kiêu ngạo và luôn biết cách khiêm tốn. Vậy sự khác nhau cơ bản giữa tự ti và khiêm tốn là gì?

Người khiêm tốn, họ không thu mình lại, mà họ vẫn cho thấy được thế giới xung quanh thấy được con người mình, họ dám thể hiện mình, nhưng khi đạt được thành quả lại đón nhận đó theo một cách vô cùng nhẹ nhàng, không quá kiêu ngạo hay phô trương. Còn với người tự ti, hiểu một cách đơn giản rằng, họ đang thu mình lại, không dám bước ra thế giới bên ngoài. Họ ngại thể hiện bản thân mình, chính vì thế họ khó có thể đạt được những sự thành công của riêng họ.

Giá trị khiêm tốn quan trọng như thế nào?
Giá trị khiêm tốn quan trọng như thế nào?

Tại sao cần rèn luyện đức tính khiêm tốn?

Khiêm tốn là một đức tính được đề cập đến chúng ta khi còn đang ở lứa tuổi học sinh. Trong 5 điều bác hồ dạy, “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là đức tính được đề cao. Với lẽ đó, có thể nhận thấy được rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất con trọng đức tính này, khẳng định đây là một yếu tố không thể thay thế được trong quá trình giáo dục con người.

Rèn luyện đức tính khiêm tốn như thế nào?

Sau khi hiểu tính khiêm tốn là gì và tầm quan trọng của nó trong đời sống, một số người có thể thắc mắc làm thế nào để thực hành tính khiêm tốn. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để trau dồi tính khiêm tốn trong chính mình.

  • Học cách khoan dung, thấu hiểu, lắng nghe, tiếp thu ý kiến ​​của người khác và không ngại học hỏi.
  • Hãy biết ơn những gì bạn đang có và những gì bạn nhận được từ những người xung quanh.
  • Luôn trau dồi kiến ​​thức mới và luôn hoàn thiện bản thân.
  • Biết nhận lỗi, nhận khuyết điểm của mình, chịu trách nhiệm và tìm cách khắc phục.
  • Không khoe khoang, tự đề cao mình hay hạ thấp người khác.

Sức mạnh của sự khiêm tốn

Trong xã hội cạnh tranh, thành tích được ưu tiên nhưng nhiều người ám ảnh thành công cá nhân nên đã phá vỡ quy tắc và không từ thủ đoạn để đạt được mục đích.

Theo bác sĩ tâm thần Dimitrios Tsatiris (Mỹ), môi trường văn hóa hiện tại khiến nhiều người khó tránh khỏi “cái bẫy thành công”. Ông cho rằng chúng ta đang nhầm lẫn giữa giá trị bản thân với thành tích; lý tưởng hóa mọi người khi thành tích của họ mang tới danh tiếng và tài sản và coi họ như siêu nhân mà quên họ cũng có khuyết điểm như mình.Tuy nhiên, khiêm tốn lành mạnh có thể giúp ta nhận ra thành công cá nhân phải xếp sau các yếu tố khác như tính chính trực, trung thực.

Khiêm tốn là chấp nhận bạn không tốt hơn hay tệ hơn bất kỳ ai. Bạn không xứng đáng thành công hơn bất kỳ ai. Bạn chỉ là phàm nhân, một trong số hơn 100 tỷ người từng bước đi trên hành tinh này. Chúng ta cũng sẽ chết và bị lãng quên.

Trong xã hội hiện đại, khiêm tốn là đức tính đang chết dần vì bị hiểu sai là yếu đuối, mong manh. Nó trái ngược với các lý tưởng văn hóa phương Tây về chủ nghĩa cá nhân. Sự sụp đổ của nó đáng tiếc bởi khiêm tốn đi kèm với nhiều lợi ích.

Ở cấp độ cá nhân, khiêm tốn có tác động tích cực đến sự tự nhận thức. Những người khiêm tốn chấp nhận rằng họ có những điểm yếu và tìm cách cải thiện. Họ cởi mở để nhận phản hồi từ người khác. Họ tránh cái bẫy của sự tự tin thái quá làm lu mờ khả năng phán đoán và ra quyết định.

Tính khiêm tốn có thể giúp bạn giữ vững lập trường và tránh những dao động thất thường giữa lòng tự ái và sự xấu hổ. Không giống như những người ái kỷ (tự yêu mình), những người khiêm tốn không mang trong mình cảm giác có quyền hoặc coi mình hơn bất kỳ ai khác.

Ở cấp độ giữa các cá nhân, sự khiêm tốn củng cố các mối quan hệ xã hội. Những người khiêm tốn nhanh chóng nhận trách nhiệm và xin lỗi về lỗi lầm của mình. Lời xin lỗi chất lượng cao cực kỳ hiệu quả trong việc giảm xung đột và hàn gắn các mối quan hệ.

Dưới đây là bốn bước giúp bạn trau dồi đức tính này.

Mời phản hồi

Bước đầu tiên là chấp nhận bạn có thành kiến và điểm yếu. Mời mọi người phản biện lại quan điểm của bạn là cách để mở mang và nâng cao hiểu biết.

Dành chút thời gian để lắng nghe phản hồi bằng sự tò mò. Khi ai đó phản hồi, hãy tìm cách để hiểu thay vì bảo vệ quan điểm của mình theo phản xạ.

Học hỏi từ người khác

Bất kể trình độ học vấn hay trí thông minh của bạn, luôn có điều mới mẻ để học hỏi từ người khác. Các nguồn giúp bạn học tập tốt nhất là những người có nền tảng giáo dục, kinh tế xã hội và văn hóa khác nhau.

Là bác sĩ tâm thần Dimitrios Tsatiris cho biết, ông học được nhiều bài học quan trọng từ bệnh nhân của mình. Nguồn gốc đa dạng và những câu chuyện cuộc đời độc đáo của họ cung cấp vô số kiến thức và sự khôn ngoan mà bất kỳ chương trình y khoa hay sách giáo khoa nào có được.

Nhận ra sự giúp đỡ của người khác

Bạn sẽ không thành công nếu không được hỗ trợ của một người khác trong suốt chặng đường.

Bạn nên phát triển thói quen quan sát và nhận thức ra mức độ đóng góp của người khác cho mục đích chung. Đó có thể là thư ký văn phòng đang trả lời vô số cuộc điện thoại, một đồng nghiệp nỗ lực hết mình trong một dự án hoặc người gác cổng giữ cho cơ quan an toàn. Hãy thể hiện sự trân trọng của bạn cho những đóng góp của họ.

Theo đuổi thành công vì những lý do đúng đắn

Đừng bất chấp đeo đuổi danh vọng và tiền tài. Những biện pháp thành công hời hợt cuối cùng sẽ khiến bạn trống rỗng và theo đuổi không có hồi kết. Những người như vậy cũng gheo mầm ghen tị vào người khác, khiến họ bắt chước để đến một cái đích đáng thất vọng.

Hãy nghĩ đến thành tựu tạo ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của người khác mà không cần nhận lại bất cứ điều gì. Hãy nuôi dưỡng tinh thần phục vụ, vì đó là điều đúng đắn phải làm.

Sức mạnh của sự khiêm tốn
Sức mạnh của sự khiêm tốn

Một số câu nói hay về đức tính khiêm tốn

(1) Sông càng sâu càng tĩnh lặng

Lúa càng chín càng cúi đầu

Người giỏi thật sự luôn khiêm tốn

Kẻ thiếu năng lực thường ba hoa

(2) Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có (Hồ Chí Minh)

(3) Khó mà tôn trọng người khác nếu bản thân không tự khiêm nhường. (Henri Frederic Amiel)

(4) Sự khiêm tốn là chiến thắng của tâm trí đối với những lời xu nịnh. (Frank Tyger)

(5) Đừng tự mãn. Đừng hào nhoáng. Luôn luôn có người giỏi hơn bạn. (Tony Hsieh)

(6) Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất. Không nhiều mối nguy hiểm rằng tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý; và thậm chí ngay cả trong trường hợp đó, nhận thức được mình có nó và sử dụng tốt nó nên thỏa mãn được ta, và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng là tính khiêm tốn. (Louisa May Alcott)

(7) Người nào tự bó chặt bản thân trong những suy nghĩ tự cao tự đại, thì chẳng bao lâu sẽ trở nên một kẻ nhỏ mọn trong mắt người khác.

(8) Hãy khiêm tốn và ham học hỏi. Thế giới thực tế rộng lớn hơn rất nhiều so với cách mà bạn vẫn nhìn nhận về thế giới. Ở thế giới rộng lớn đó luôn có chỗ dành cho những ý tưởng mới, bước đi mới và thậm chí cả sự khởi đầu mới.

(9) Người biết ít thường nói nhiều, trong khi người biết nhiều thường nói ít (Jean Jacques Rousseau)

(10) Hãy mạnh mẽ nhưng đừng thô lỗ; Hãy tử tế nhưng đừng yếu đuối; Hãy mạnh bạo nhưng đừng bắt nạt; Hãy khiêm nhường nhưng đừng nhút nhát; Hãy kiêu hãnh nhưng đừng kiêu ngạo. (Zig Ziglar)

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button