Tổng hợp

BOM là gì? Lợi ích của BOM là gì? Ý nghĩa của BOM trong quản lý sản xuất hiện nay

BOM là gì?

Bill of material hay còn được gọi là BOM có nghĩa là định mức nguyên vật liệu. Đây là danh sách các nguyên vật liệu thô, linh kiện, thiết bị lắp ráp, phụ tùng hoặc tất cả các vật liệu dùng để sản xuất ra thành phẩm. BOM giúp liệt kê chính xác các thành phần cần thiết để tạo ra sản phẩm. Thậm chí có thể phân chia các thành phần giống nhau theo màu sắc, kích thước, cấu hình cho phù hợp…. BOM cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, ví dụ như: bom đặt hàng thiết kế, đặt hàng xây dựng, đặt hàng duy trì,… Tùy theo nhu cầu, mục đích kinh doanh mà việc sử dụng từng loại BOM cũng sẽ khác nhau.

BOM là gì?
BOM là gì?

Các loại BOM phổ biến trong quản lý sản xuất

  • Manufacturing Bill of Materials (mBOM)

mBOM (hay còn được gọi là BOM sản xuất) được sử dụng khi một doanh nghiệp cần hiển thị tất cả các bộ phận và lắp ráp cần thiết để xây dựng một sản phẩm hoàn chỉnh.

Trong khi eBOM tập trung vào các thành phần và vật liệu có trong một thiết kế, mBOM sử dụng các thông tin trên nhằm xây dựng mối quan hệ chi tiết hơn về các thành phần và cách chúng liên quan với nhau. Các bộ phận yêu cầu xử lý trước khi lắp ráp cũng phải được đưa vào mBOM. Nguồn dữ liệu được tổng hợp từ các hệ thống kinh doanh tích hợp trong doanh nghiệp bao gồm lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp phần mềm ERP, lập kế hoạch tài nguyên vật liệu (MRP) và hệ thống thực thi sản xuất (MES). Đây là loại BOM phổ biến nhất cho một công ty sản xuất.

mBOM sẽ phụ thuộc vào độ chính xác của số lượng các bộ phận được đặt hàng trong quá trình sản xuất. Điều này giúp đảm bảo bộ phận mua hàng có thể duy trì lịch trình tối ưu để đặt hàng các bộ phận cần thiết và thương lượng giá tốt nhất từ các nhà cung cấp.

  • Engineering Bill of Materials (eBOM)

eBOM (hay còn được gọi là BOM kỹ thuật) thường được phát triển trong giai đoạn thiết kế sản phẩm và dựa trên các công cụ như: Thiết kế hỗ trợ máy tính (CAD) hoặc Tự động hóa thiết kế điện tử (EDA). Tài liệu thường liệt kê các vật phẩm, bộ phận, thành phần và lắp ráp trong sản phẩm theo thiết kế của một nhóm kỹ thuật, thường theo mối quan hệ của chúng với sản phẩm mẹ như đã được thể hiện trong bản vẽ lắp ráp của nó. Và không có điều gì lạ khi có nhiều hơn một eBOM được liên kết với một sản phẩm hoàn chỉnh.

  • Production BOM

Một BOM sản phẩm thường đóng vai trò là nền tảng cho một đơn đặt hàng sản xuất. Nó liệt kê các thành phần và thành phần lắp ráp (thành phần được lắp ráp riêng nhưng lại là một bộ phận lắp ráp cho mộ sản phẩm lớn hơn) cấu thành nên một sản phẩm hoàn chỉnh, cũng như giá cả, mô tả, số lượng và các đơn vị đo lường liên quan. Với hệ thống BOM hoàn toàn được tự động, nhu cầu thành phần, chi phí và tính sẵn có của nguyên vật liệu có thể được tự động thêm vào đơn đặt hàng, do đó có thể đảm bảo rằng nguyên liệu thô được phân bổ hợp lý cho sản phẩm.

  • Single-Level BOM

Single-Level BOM là loại tài liệu này chứa các bộ phận được sử dụng trong quá trình sản xuất một sản phẩm và các bộ phận đó được liệt kê theo thứ tự. Cấu trúc của tài liệu này chỉ cho phép một cấp độ con trong các thành phần, lắp ráp và vật liệu. Nhược điểm của loại BOM này đó là không sử dụng được trong các sản phẩm quá phức tạp.

  • Multi-Level BOM

So với BOM đơn cấp, Multi-Level BOM có xu hướng được sử dụng cho những công trình phức tạp hơn và do đó bao gồm các thành phần lắp ráp, thường được chia thành các cấp độ khác nhau. Trong tài liệu này, mỗi vật phẩm (nguyên liệu thô hoặc lao động) phải liên kết với vật phẩm gốc, ngoại trừ ở cấp cao nhất.

Lợi ích của BOM là gì?

Các lợi ích khi sử dụng BOM bao gồm:

  • Xây dựng kế hoạch mua hàng hiệu quả – BOM giúp doanh nghiệp xác định hàng tồn kho và số lượng thành phẩm cần thiết trong suốt vòng đời sản phẩm, từ đó mỗi đơn vị có thể chủ động xây dựng kế hoạch mua hàng hiệu quả hơn.
  • Tính giá thành – BOM đóng vai trò quan trọng trong việc tính giá thành phẩm, điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận và thậm chí cả mức thuế.
  • Cải tiến quy trình – BOM định hướng hoạt động sản xuất trong mỗi nhà máy, điều này cung cấp nền tảng cho quá trình sản xuất chuyên nghiệp hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
  • Giảm thiểu chất thải – Bởi vì tất cả các cấp độ của các thành phần được đo lường chính xác về số lượng và thể tích, chất thải có thể được đo lường và kiểm soát tốt hơn.

Ý nghĩa của BOM trong quản lý sản xuất hiện nay

BOM giúp cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch mua nguyên vật liệu thô. BOM giúp các tính toán và dự trù nguyên liệu một cách sát sao nhất các nguyên liệu trong bản kê khai chi tiết.

Thông qua việc ước tính được nguyên vật liệu, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng ước tính và dự trù kinh phí.

Dễ dàng kiểm soát kho hàng tồn, theo dõi và lập kế hoạch cho các nguyên vật liệu cần thiết.

Việc kiểm soát được nguyên vật liệu giúp cho các doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung cấp và tiết kiệm hơn. Sản xuất được trơn tru mà không bị gián đoạn.

Ý nghĩa của khái niệm BOM trong kinh doanh
Ý nghĩa của khái niệm BOM trong kinh doanh

Những thành phần bên trong BOM

Nhằm đảm bảo nhiệm vụ quản lý sản xuất, BOM cần bao gồm các yếu tố sau đây:

  • Cấp BOM – Đây là khuôn khổ cho một BOM có nhiều cấp. Doanh nghiệp cần chỉ định cấp BOM phù hợp để có thể giám sát các bộ phận liên quan ở tất cả các cấp bao gồm chi phí, thời gian thực hiện và thời gian sản xuất.
  • Số bộ phận – Mỗi bộ phận trong thành phẩm đều đóng vai trò quan trọng trong sản xuất. Do đó, doanh nghiệp cần liệt kê đầy đủ các bộ phận tham gia.
  • Tên bộ phận – Việc xác định tên cũng giúp nhân viên tại phân xưởng nắm bắt tốt hơn công việc vận hành của họ.
  • Mô tả – Đây là phần giúp xác định và phân biệt một bộ phận với các mục tương tự.
  • Số lượng – Số lượng mặt hàng được sử dụng để sản xuất một đơn vị thành phẩm.
  • Đơn vị đo lường – Có nhiều đơn vị đo lường tùy thuộc vào thành phẩm được sản xuất. Doanh nghiệp cần thống nhất một đơn vị chung trên toàn bộ phân xưởng và nên tham khảo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Ghi chú của BOM – Ghi chú của BOM cung cấp thông tin liên quan khác liên quan đến sản phẩm.
  • Giai đoạn – Nhiều sản phẩm có vòng đời dài. Bằng cách phân loại các bộ phận theo vị trí của chúng trong vòng đời, việc quản lý sẽ được thực hiện dễ dàng hơn. Một số ví dụ bao gồm “Đang sản xuất”, “Đang thiết kế” hoặc “Chưa phát hành”. Điều này giúp theo dõi các thay đổi xảy ra trong vòng đời của sản phẩm.

Cách tạo Hóa đơn nguyên vật liệu BOM

Một số yếu tố cơ bản có thể có trong Hóa đơn nguyên vật liệu BOM:

– Cấp BOM (BOM Level): BOM thường chứa nhiều cấp, mỗi cấp đại diện cho tổ hợp chính hoặc tổ hợp phụ. Mỗi BOM có cấu trúc riêng được phân chia và đánh dấu dựa trên các mức BOM để giúp người dùng điều hướng tài liệu và nắm được quy trình lắp ráp.

– Tham chiếu (Reference): gán cho mỗi bộ phận hoặc cụm bộ phận là một tham chiếu (định danh) để xác định dễ dàng hơn. Những định danh này thường bao gồm một chữ cái và một số. Ví dụ, các điện trở có thể được đặt tên là R1, R2, R3, v.v.

– Số lượng (Part Number): số lượng các thành phần và quy trình lắp ráp riêng lẻ được ấn định để dễ dàng tham khảo.

– Đơn vị đo (Unit of Measure):  đơn vị đo của các bộ phận và thành phần như inch, feet, kg, ounce,…

– Mô tả (Description): chẳng hạn như kích thước, điện áp, màu sắc và các thông số kỹ thuật khác, cung cấp mô tả chi tiết của từng bộ phận sẽ giúp doanh nghiệp phân biệt giữa các bộ phận có nhiều điểm tương đồng và dễ dàng xác định các bộ phận cụ thể hơn. Thường thì mô tả sẽ ở dạng hình ảnh.

– Giai đoạn (Phrase): Mục đánh dấu vị trí của các bộ phận trong vòng đời của chúng. Các chỉ định trong danh mục này bao gồm sản xuất, thử nghiệm và thiết kế. Điều này giúp doanh nghiệp theo dõi tiến độ lắp ráp của mình và tạo ra các mốc thời gian thực tế của dự án.

– Loại mua sắm (Procurement type): nêu rõ cách thức từng bộ phận được mua hoặc sản xuất (sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo yêu cầu) nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, lập kế hoạch và mua sắm.

– Tên nhà sản xuất (Manufacturer name): doanh nghiệp cũng nên liệt kê tên của nhà sản xuất linh kiện để giúp những người sử dụng BOM tìm được linh kiện phù hợp.

– Các chỉ số tham khảo (Reference Indicators): nếu sản phẩm có chứa các cụm bảng mạch in (PCBA), doanh nghiệp phải đưa vào hóa đơn nguyên vật liệu BOM các chỉ số tham chiếu nêu chi tiết vị trí của bộ phận trên bảng. Việc nhập thông tin này vào hóa đơn nguyên vật liệu có thể giúp các bên liên quan tiết kiệm thời gian và tránh nhầm lẫn sau này.

– Nhận xét và ghi chú (Note): Mặc dù đây không phải là hạng mục quan trọng, nhưng nó có thể làm tăng đáng kể hiệu quả của dự án của doanh nghiệp, đặc biệt khi phát sinh các vấn đề hoặc thay đổi bất ngờ. Đây là phần đặt bất kỳ nhận xét và ghi chú nào không phù hợp với bất kỳ danh mục nào khác. VD: các vật tư tiêu hao như đinh vít, keo dán, băng dính,…

Cách tạo Hóa đơn nguyên vật liệu BOM
Cách tạo Hóa đơn nguyên vật liệu BOM

Các bước cơ bản xây dựng một BOM

Khi đã sắp xếp tất cả thông tin đó, bạn có thể bắt đầu viết danh sách BOM của mình. Quá trình này tương đối đơn giản, nhưng việc tìm kiếm thông tin có thể khó khăn. Đây là cách chuẩn bị BOM cơ bản (sử dụng MS Excel):

  1. Tạo tài liệu: Mở chương trình MS Excel và tạo một tài liệu bảng tính mới. Đặt tên tệp và đặt tên của dự án và bất kỳ thông tin nhận dạng quan trọng nào khác ở trên cùng.
  2. Sắp xếp tài liệu: Thiết lập quyền của người dùng, thiết lập theo dõi thay đổi và tạo bất kỳ cấp độ nào cần thiết. Lưu ý, bạn có thể cần thêm rất nhiều thông tin liên quan và thực hiện các thay đổi đối với thông tin đó sau này.
  3. Điền vào các cột: Điền tên các danh mục vào đầu các cột. Những tiêu đề này sẽ bao gồm những thứ như tên mặt hàng, số lượng, số bộ phận,.. như đã nêu ở trên.
  4. Điền vào các hàng: Điền thông tin vào các hàng, theo đầu mục của cột. Mỗi thành phần của bảng sẽ có một hàng riêng biệt. Bạn nên đảm bảo rằng thông tin chính xác và luôn được cập nhật liên tục.
  5. Cập nhật khi cần : Cập nhật thông tin trong BOM khi cần thiết một cách kịp thời và chính xác. Khi tạo tệp, hãy nhớ lưu tệp thường xuyên và ghi lại các thay đổi, để dễ dàng truy xuất và kịp thời điều chỉnh khi cần thiết

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button