Giáo dục

4 Đề đọc hiểu Khi con tu hú (Tố Hữu) có đáp án chi tiết

Khi con tu hú đọc hiểu

4 Đề đọc hiểu Khi con tu hú (Tố Hữu) có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm chọn lọc từ các bài kiểm tra học kì sẽ là tài liệu giúp các em ôn tập thật tốt tại nhà, nắm vững kiến thức trước khi bước vào bài thi sắp tới. Các em hãy ôn luyện thật kỹ 4 đề Khi con tu hú đọc hiểu để trả lời đúng toàn bộ câu hỏi trong phần đọc hiểu nhé.

4 Đề đọc hiểu Khi con tu hú (Tố Hữu) có đáp án chi tiết
4 Đề đọc hiểu Khi con tu hú (Tố Hữu) có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Khi con tu hú (Tố Hữu) – Đề số 1

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bạn đang xem: 4 Đề đọc hiểu Khi con tu hú (Tố Hữu) có đáp án chi tiết

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..

**

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

(Khi con tu hú, Tố Hữu, tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ)​

Câu 1. Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của bài thơ

Lời giải:

Thể thơ lục bát

Phương thức biểu cảm

Câu 2. Khái quát nội dung của bài thơ

Lời giải:

Qua những cảm nhận về cảnh mùa hè tươi vui, nhộn nhịp, bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đày.

Câu 3. Tìm và gọi tên một trường từ vựng trong khổ 1 của bài thơ

Lời giải:

– Lúa chiêm chín, trái cây ngọt, bắp vàng hạt -> trường từ vựng chỉ sản vật

– Vàng, đào, xanh -> trường từ vựng chỉ sản vật

Câu 4. Tìm câu cảm thán trong bài thơ, chỉ ra dấu hiệu nhận biết, cho biết các câu đó được dùng để làm gì?

Lời giải:

Có 2 câu cảm thán:

– Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

– Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

=> Dấu hiệu nhận biết: Trong câu có từ ngữ cảm thán “ôi”, “thôi” và kết thúc câu là dấu chấm than.

– Tác dụng: Đó dùng để bộc lộ cảm xúc ngột ngạt, uất ức cao độ của nhân vật trữ tình vì bị giam cầm và mong muốn thoát khỏi ngục tù để trở về với cuộc sống tự do.

Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ đầu bài thơ

Lời giải:

– Biện pháp liệt kê: Liệt kê các sản vật (lúa chiêm, trái cây, bắp), âm thanh (gọi, ngân), màu sắc (vàng, đào, xanh)

– Ẩn dụ: Trời, đôi diều sáo, tiếng chim tu hú ẩn dụ cho tiếng gọi tự do, cho khát vọng tự do của người tù.

– Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật ý; gây ấn tượng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ; làm nổi bật cảnh vào hè ở làng quê tươi vui, trù phú, đầy sức sống.

Câu 6. Theo em, thiên nhiên trong bài thơ được nhân vật trữ tình cảm nhận bằng giác quan nào? Điều đó thể hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

Lời giải:

– Cảm nhận bằng thính giác: Qua các từ chỉ âm thanh (gọi, ngân)

– Bằng khứu giác: Ngưởi thấy hương thơm của quả chín (trái cây ngọt dần)

– > Bộc lộ cảm xúc yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu sản vật làng quê, yêu quê hương và cái nhìn tinh tế khi nhận ra sự chuyển mình của thời gian.

Câu 7. Hình ảnh tiếng chim tu hú ở dòng đầu “Khi con tu hú gọi bầy”, và dòng cuối bài thơ “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” được lặp lại có ý nghĩa gì?

Lời giải:

– Về hình thức: Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ.

– Về nội dung: Đều là âm thanh ngài bầu trời; là tiếng gọi tha thiết cuộc sống tự do ; thể hiện khát vọng của người tù cách mạng trẻ tuổi – Tố Hữu.

Câu 8. Từ bài thơ, viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vai trò của thiên nhiên trong đời sống con người

Lời giải:

Định hướng:

– Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề:

– Giải thích vấn đề:

+ Thiên nhiên là tất cả những vật chất tồn tại xung quanh con người, sẵn có, không do con người tạo ra: Ao, hồ, sông, ngòi, như mặt trăng, mặt trời..

– Bàn luận, chứng minh vấn đề: Vai trò của thiên nhiên trong đời sống của con người:

  • Thiên nhiên cung cấp cho con người những tài nguyên cần thiết nhất để phục vụ cho cuộc sống của cuộc sống. Như đất để trồng trọt, chăn nuôi. Nước để sinh hoạt. Rừng điều hòa khí hậu, giúp chống bão lũ, tạo không khí trong lành, mát mẻ; là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật tạo nên sự đa dạng sinh học..
  • Thiên nhiên cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, giúp tâm hồn sảng khoái, thoải mái và thư giãn tinh thần, sức khỏe được phục hồi và sẵn sàng cho công việc tiếp theo.
  • Thiên nhiên là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa; là người bạn tâm giao của các nghệ sĩ..

– Mở rộng vấn đề; phê phán những trường hợp phá hoại thiên nhiên, làm ô nhiễm môi trường..

– Bài học, lời khuyên:

  • Con người cần nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường
  • Cần vận động gia đình, bạn bè, người thân chung tay bảo vệ môi trường.
  • Trồng, chăm sóc cây xanh tiết kiệm nguồn nước sạch, vứt rác đúng nơi quy định; bảo vệ các loài động thực vật.

– Khẳng định lại vấn đề: Thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Mọi người cần chung tay bảo vệ thiên nhiên

Đọc hiểu Khi con tu hú (Tố Hữu) – Đề số 2

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

(Khi con tu hú, Tố Hữu, tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ)​

Câu 1. Nhận xét giọng điệu, ngôn ngữ sử dụng trong khổ thơ

Lời giải:

– Cảm xúc thiết tha, sâu lắng đau khổ

Câu 2. Trong 2 câu “Ta nghe hè dậy bên lòng / Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!” tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng?

Lời giải:

– Ẩn dụ :(ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ nghe)

– Tác dụng: Gây ấn tượng, làm tăng sức gợi hình gợi cảm; nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên, khát vọng tự do của nghười tù.

Câu 3. Trình bày ý nghĩa của tiếng chim tu hú cuối bài.

Lời giải:

– Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của ngoài nhà lao, của cuộc sống tự do

– Giục giã, thôi thúc người chiến sĩ đang bị giam cầm cảm thấy đau khổ, bực bội, ngột ngạt, khao khát thoát khỏi cuộc sống giam cầm về với tự do, với đồng đội. Đây là tiếng gọi của tự do.

Câu 4. Viết đoạn văn khoảng khoảng 8 -10 câu theo hình thức tổng phân hợp nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ vừa chép, có sử dụng câu cảm thán. Gạch chân chân châu cảm thán

Lời giải:

– Tổng (câu giới thiệu khái quát): Giới thiệu khái quát bài thơ, tác giả, dẫn dắt khổ cuối:

Bốn câu thơ cuối bài Khi con tu hú thể hiện chân thực và rõ nét tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, khát khao tự do của nhà thơ

– Phân (phân tích, chứng minh): Nêu được các nội dung sau

+ Tâm trọng ngột ngạt, đau khổ của người tù cách mạng được thể hiện trực tiếp.

+ Nghe tiếng kêu ấy, người tù bực bội muốn phá tan xiềng xích muốn thoát khỏi căn phòng giam tù ngục của người tù. Thể hiện khao khát tự do cháy bỏng của người tù muốn thoát ra khỏi từ ngục trở về với cuộc sống tươi đẹp tự do bên ngoài. Cảnh bên ngoài tươi đẹp bao nhiêu rực rỡ bao nhiêu thì người tù càng đau đớn sôi sục đập ta xiềng xích bấy nhiêu.

+ Nhịp điệu câu thơ ngắt bất thường. Nhịp 6/2 (Mà chân muốn đập tan phòng / hè ơi), nhịp 3/3 (Ngột làm sao / chết bất thôi).

+ Sử dụng hai câu cảm thán liên tiếp cùng với việc sử dụng các động từ mạnh: Đạp tan, chết uất; các thán từ ôi, thôi, làm sao có tác dụng lột tả tâm trạng bức bối, phẫn uất của người tù.

+ Nghệ thuật tương phản cho thấy sự đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh tù đầy, người tù cảm thấy ngột ngạt đến cao độ muốn hành động chân muốn đập tan phòng

+ Tiếng kêu của con chim tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của sự sống đầy quyến rũ với người tù CM trẻ tuổi.

– Hợp (khái quát lại): Khái quất lại tâm trạng và niềm khát khao của người người tù.

Bài thơ kết thúc với tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này. Tố Hữu sau đó đã vượt ngục để vươn tới bầu trời tự do.

Đọc hiểu Khi con tu hú (Tố Hữu) – Đề số 3

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

(Khi con tu hú, Tố Hữu, tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ)​

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2: Bài thơ có đoạn thơ trên được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể thơ gì?

Lời giải:

– Sáng tác trong hoàn cảnh: vào tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu.

– Thể thơ lục bát.

Câu 3: Câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

Lời giải:

Kiểu câu: cảm thán.

Vì:

  • Có từ ngữ cảm thán “ôi”, cuối câu kết thúc bằng dấu chấm than.
  • Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật trữ tình: đau khổ, ngột ngạt cao độ và niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do

Câu 4: Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ viết “Khi con tu hú gọi bầy”, kết thúc bài thơ là “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”, theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì?

Lời giải:

– Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ.

– Nhấn mạnh tiếng chim tu hú là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với người tù cách mạng Tố Hữu

– Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ là tiếng kêu khắc khoải, hối thúc, giục giã như thiêu đốt lòng người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi khiến cho người tù cảm thấy hết sức đau khổ, ngột ngạt, khao khát thoát khỏi cuộc sống giam cầm về với tự do, với đồng đội. Đây là tiếng gọi của tự do.

Câu 5. Trong câu “Ta nghe hè dậy bên lòng”, em hiểu nhà thơ đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng điều gì?

Lời giải:

– Cảm nhận mùa hè bằng tình yêu thiên nhiên và tình yêu cuộc sống.

Câu 6. Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên?

Lời giải:

– Giới thiệu chung

– Tác giả xuất hiện một cách trực tiếp.

– “Ta nghe” tác giả dùng thính giác để lắng nghe nhịp thở của thời gian.

Vườn râm dậy tiếng ve

-> hè dậy: Trước đó chỉ là nét vẽ còn giờ đây là sự khẳng định không khí ngập tràn sắc hè.

=>Tác động đến cảm xúc của nhà thơ.

– Động từ “đạp tan” thể hiện sự mạnh mẽ cuả tuổi trẻ ->khát vọng vượt thoát khỏi ngục tù.

– Biện pháp nhân hóa -> động lực ở bên trong ngày càng mạnh mẽ.

– Cảm xúc bộc lộ một cách tự phát, rất thật. -> khát vọng tự do.

– Con chim tu hú “cứ kêu” là vô tình nhưng vang vọng trong không gian bài thơ.

=> Khát vọng tự do và tình yêu cuộc sống mãnh liệt

Đọc hiểu Khi con tu hú (Tố Hữu) – Đề số 4

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..

**

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

(Khi con tu hú, Tố Hữu, tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ)​

Câu 1. Nêu nội dung chính của bài thơ?

Lời giải:

Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả kết hợp biểu cảm

Câu 3. Câu: “Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!” thuộc kiểu câu gì, xét theo mục đích nói?

Lời giải:

Kiểu câu: Câu cảm thán

Câu 4. Em hiểu ý nghĩa của hình ảnh “con chim tu hú”ở cuối bài thơ như thế nào?

Lời giải:

Hình ảnh của con chim tu hú ở cuối bài thơ cho ta hiểu về sự tự do của con chím tu hú, mà người tù cách mạng vẫn đang bị giam cầm trong tù, khi con chim cất tiếng hát, nó càng thôi thúc niềm khao khát, ước muốn tự do của tác giả.

Tìm hiểu tác phẩm Khi con tu hú

1. Tác giả

– Tố Hữu (1920- 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên-Huế.

– Ông được giác ngộ cách mạng trong phong trào học sinh, sinh viên.

– Với nguồn cảm hứng lớn là lí tưởng cách mạng, thơ Tố Hữu trở thành lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác:

– Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ (Huế), khi tác giả mới bị bắt giam ở đây tháng 7-1939.

– Bài thơ được trích trong tập thơ “Từ ấy”.

b. Bố cục: 2 phần

– Phần 1: 6 câu thơ đầu: Bức tranh mùa hè trong tâm tưởng của người tù cách mạng

– Phần 2: 4 câu thơ cuối: Tâm trạng của người tù cách mạng

c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

d. Thể thơ: lục bát

e. Nhan đề bài thơ:

– Nhan đề bài thơ chỉ là một vế phụ của một câu văn trọn ý -> Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội; càng thèm khát cháy bảng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài.

f. Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.

g. Giá trị nghệ thuật:

– Thể thơ lục bát uyển chuyển, nhẹ nhàng

– Giọng điệu tự nhiên, cảm nhận tinh tế kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế.

– Nghệ thuật đối lập tương phản, liệt kê, kết hợp với các danh từ, tính từ và động từ mạnh

– Hình ảnh thơ giàu chất hội họa

Đọc hiểu văn bản Khi con tu hú

1. Bức tranh mùa hè trong tâm tưởng người tù cách mạng (6 câu thơ đầu)

+ Âm thanh tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều => náo động, rạo rực

+ Màu sắc: màu vàng (bắp rây), màu đỏ (trái chín), màu hồng (nắng đào), màu xanh (trời xanh). => rực rỡ, tươi tắn

+ Hương vị: chín, ngọt => ngọt ngào, đầy sức sống

+ Không gian: rộng mà cao (TT): => thoáng đãng, tự do

– Cách sử dụng từ ngữ: sử dụng nhiều danh từ, động từ, tính từ:

– Biện pháp liệt kê: những hình ảnh tươi sáng của mùa hè

=> Cảnh mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị. Mọi vật sống động, mạnh mẽ

=> Tâm hồn nhạy cảm tinh tế, tình yêu cuộc sống tha thiết của người tù Cách mạng

2. Tâm trạng người tù cách mạng (4 câu cuối)

– Cách ngắt nhịp bất thường 6/2 ( câu 8 ); 3/3 ( câu 9 ).

– Sử dụng các động từ mạnh: (đập tan phòng, chết uất), những từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao), câu cảm thán (câu 8 và câu 10).

=> Cảm giác ngột ngạt và uất ức cao độ

=> niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do của người chiến sĩ cách mạng.

* Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú có sự khác nhau:

– Ở câu thơ đầu tiếng tu hú gợi ra cảnh trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè, tâm trạng người tù hoà hợp với sự sống, say mê cuộc sống.

– Ở câu thơ cuối, tiếng tu hú gơi cảm xúc khác hẳn: u uất, nôn nóng, khắc khoải, tâm trạng của kẻ mất tự do, bị tách rời cuộc sống.

=> Tiếng chim tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của cuộc sống hối hả, là khao khát đất nước hòa bình, độc lập đang cháy hừng hừng trong lòng người tù- nhà thơ.

Trả lời câu 1 (trang 20 SGK): Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?

Lời giải:

– Nhan đề của bài chỉ là một cụm từ chỉ thời gian (vẫn chưa đầy đủ). Nhan đề của bài thơ là một ẩn ý vừa chỉ một thời điểm bừng lên của thiên nhiên, tạo vật, vừa chỉ sự khát khao hoạt động của con người.

– Có thể tóm tắt nội dung bài thơ như sau: Khi con tu hú gọi bầy (cũng là khi mùa hè đang đến), người tù cách mạng càng thấy ngột ngạt, cô đơn trong phòng giam chật hẹp, càng khát khao được sống cuộc sống tự do bay bổng ở ngoài kia.

– Sở dĩ, tiếng tu hú kêu lại có tác động mạnh đến tâm hồn của nhà thơ bởi, nó là tín hệu báo những ngày hè rực rỡ đến gần. Nó cũng là biểu tượng của sự bay nhảy tự do.

Trả lời câu 2 (trang 20 SGK): Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó?

Lời giải:

– Mới đọc bài thơ chúng ta không biết người thơ đang ở trong tù:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.

– Không phải tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim “gọi bầy”, tiếng chim báo tin vui. Nghe chim tu hú gọi nhau biết rằng “lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”. Nhưng không phải chỉ có thế. Tiếng chim gợi lên một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc, hình ảnh:

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

– Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh “Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”. Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày.

– Đọc kĩ lại những câu thơ, ta bỗng phát hiện thêm nhiều điều kì lạ khác nữa. Các sự việc không được miêu tả trong trạng thái bình thường, chúng được tô đậm, được đẩy lên mức cao nhất có thể. Không phải “hạt bắp vàng” mà là “bắp rây vàng hạt” nắng là “nắng đào” màu sắc lộng lẫy nhất, trời xanh thì “càng rộng càng cao” tầm mắt cứ được mở rộng ra thêm mãi. Tiếng ve không chỉ “ngân” mà còn “dậy” lên, hai tính từ miêu tả âm thanh kết hợp với nhau khiến cho tiếng ve rộn rã khác thường. Chừng như để hoà điệu với những âm thanh và hình ảnh đó, cách diều sáo cũng không chịu “lững lờ” hay “vi vu” mà “lộn nhào từng không” Cánh diều như cũng nô nức, vui lây trong không gian lộng lẫy màu sắc và rộn rã âm thanh đó.

– Sở dĩ có hiện tượng đó là bởi tác giả đã không trực tiếp quan sát và miêu tả cảnh vật. Nhà thơ đang bị giam trong tù. Những bức tường kín mít vây xung quanh làm sao cho phép nhà thơ nhìn ngắm hay lắng nghe… Tất cả đều được tái hiện từ trí tưởng tượng, trí nhớ và hơn thế nữa là tình yêu, lòng khát khao mãnh liệt được tháo cũi sổ lồng. Trong cảnh tù đày, màu ngô lúa hay màu nắng, màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế nên những màu sắc, âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh, huyền ảo, rực rỡ hẳn lên. Đoạn thơ này thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc sống, đối với quê hương.

Trả lời câu 3 (trang 20 SGK): Phân tích tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và đoạn cuối rất khác nhau, vì sao?

Lời giải:

– Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

– Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giới bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu.

– Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau. Ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù có cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đầy.

Trả lời câu 4 (trang 20 SGK): Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào?

Lời giải:

Bài thơ hay ở những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên và cả ở những cảm xúc thiết tha, sâu lắng, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản.

*******

Trên đây là 4 Đề đọc hiểu Khi con tu hú (Tố Hữu) có đáp án chi tiết do thầy cô biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu giúp các em ôn luyện tại nhà thật tốt và tự tin trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em thi thật tốt và đạt điểm cao.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button