Tổng hợp

Vì sao nên làm cỗ chay cúng ông Táo? Mâm cơm chay cúng ông Táo

Nguồn gốc tập tục cúng ông Táo

Táo Quân trong văn hoá người Việt là vị thần cai quản cai quản bếp núc, nhà cửa, đất đai của một gia đình. Theo thông lệ, chiều ngày 22 các gia đình sẽ tổ chức lễ để tiễn ông Táo về trời báo cáo tình hình làm ăn cho Ngọc Hoàng vào ngày 23 âm lịch, sau đó đến ngày 30 tháng Chạp (30 Tết) ông Táo sẽ quay lại nhà để tiếp tục công việc. Tuy nhiên, vì phong tục mỗi nơi mỗi khác nên có nhiều gia đình sẽ tiễn ông táo vào ngày 23 âm lịch.

Ý nghĩa của lễ cúng ông Táo

Cúng ông Táo là phong tục lâu đời của người Việt Nam. Theo sách “Phong tục thờ cúng Việt Nam”. Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Tử của Đạo giáo Trung Hoa, nhưng được người Việt biến tấu thành truyền thuyết “Hai ông một bà” là các vị Thần (Thổ Địa, Thần Nhà, Thần Bếp).

Cúng ông Công ông Táo đã trở thành một phong tục của người Việt Nam. Đây cũng là dịp để gia đình đoàn tụ, quây quần sau một năm làm việc vất vả.

Người ta tin rằng một năm bắt đầu từ Tết Nguyên đán và kết thúc với Tết ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Vì vậy, để được Táo Quân phù hộ. Vào ngày này, người dân thường tổ chức lễ tiễn Táo Quân về trời rất long trọng.

Mâm cơm chay cúng ông Táo
Mâm cơm chay cúng ông Táo

Mâm cúng ông Táo gồm những gì?

Nhiều người tỏ ra thắc mắc không biết mâm cúng ông táo gồm những gì và nên bày biện như thế nào cho đúng. Vì mỗi địa phương đều có phong tục khác nhau nên mâm cúng ông táo cũng có khác nhau đôi chút, tuy nhiên mâm cúng thưởng sẽ có: mũ (2 mũ ông và 1 mũ cho bà), áo (2 bộ của ông và 1 bộ của bà), hia, bài vị, cây mía (để dẫn đường, giấy vàng, giấy bạc, trầu cau, hoa quả và nước.

Đồ cúng ông Táo hiện nay có rất nhiều mẫu mã để lựa chọn

Ngoài phần lễ này, nhiều gia đình còn sẽ nấu một mâm cỗ tươm tất để tiễn ông táo. Với các gia đình theo Phật hoặc có quan niệm không sát sinh những ngày gần Tết, họ sẽ chọn cúng cỗ chay, gồm những món cơ bản như cơm, canh, xào, nem, giò chả, xôi chè… Với những nhà muốn cúng mặn, món ăn có thể phong phú hơn: gạo, muối, thịt gà luộc, món canh, món xào, xôi, hoa quả, trà, rượu, giấy tiền, vàng mã…

Vậy, mâm cúng ông táo gồm những gì để gọn nhẹ và tiết kiệm nhất? Câu trả lời chính là chỉ cần chuẩn bị một phần lễ bằng giấy như đã kể trên cùng 1 mâm ngũ quả, hoa tươi, nước, nến, 3 chén chè, 1 đĩa xôi cùng 3 con cá chép sống để phóng sinh sau khi đã cúng xong.

Mâm cúng ông táo gồm những gì ở ba miền?

Miền Bắc

Ở miền Bắc, dù cúng chay hay mặn, cá chép sống luôn là lễ vật không thể thiếu. Nhiều người sẽ chỉ mua đủ 3 con cá chép sống hoặc mua nhiều hơn để sau khi cúng xong sẽ phóng sinh.

Khác với miền Trung và miền Nam, mâm cúng ông Táo miền Bắc sẽ luôn có cá chép

Miền Trung

Một tập tục không thể thiếu của người TRung trong ngày cúng ông Táo là thay cát tất cả các lư hương trong nhà và lau dọn bàn thờ cả của ông Táo lẫn ông bà trong nhà. Sau khi cúng xong, nếu nhà nào có giấy tiền, vàng bạc, quần áo sẽ đem đi hóa vàng. Những tượng thờ ông Táo cũ cùng sẽ được gia chủ gói lại và mang đặt ở những miếu hoặc gốc cổ thụ ven đường để chuẩn bị đón 3 tượng Táo Quân mới.

Đây cũng là thời gian người miền Trung sẽ đem những chiếc bếp đất cũ đi bỏ để thay bằng bếp mới.

Miền Nam

Người Nam thường sẽ không nấu nướng linh đình để cúng ông Táo vì họ quan niệm thời điểm này các Táo đã “kết sổ”, không nên nấu nướng để tránh làm phiền. Các món trong mâm cúng ông Táo ở miền Nam thường chỉ là trái cây, nem chả, bánh trái đã được mua sẵn.

Về phần lễ mâm lễ cúng của người Nam cũng không có chép cũng không có phần áo mũ, giày… bằng giấy.

Mâm cúng miền Nam sẽ đơn giản hơn hẳn miền Bắc

Những lưu ý khi cúng ông Táo

  • Không đốt tiền vàng âm phủ cho ông Táo
  • Không đặt bàn thờ, mâm cỗ cúng ông Táo dưới bếp, nên cúng ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ
  • Không nên cúng ông Táo quá trễ, tốt nhất nên cúng trước 12h ngày 23 âm lịch vì nếu cúng trễ ông Táo sẽ không kịp về trời

Vì sao nên làm cỗ chay cúng ông Táo?

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, phong tục cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm để tiễn ông Táo về chầu trời bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc làm của gia chủ trong một năm, cả việc tốt lẫn việc xấu. Vì thế trong những ngày này rất nhiều gia đình chọn cúng mâm cỗ chay nhằm hạn chế giết mổ động vật và tránh tai ương.

Dù là cỗ chay hay cỗ mặn đều mang nhiều ý nghĩa bày tỏ lòng thành kính của gia đình, hướng về ông bà tổ tiên. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều gia đình lựa chọn cỗ chay thay thế cho cỗ mặn.

Các món chay hiện nay cũng vô cùng đa dạng giúp người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn những món ăn thích hợp nhất với mâm cỗ của gia đình.

Ngoài ra ăn chay còn hỗ trợ đời sống tâm linh thanh tịnh và hướng bản thân đến giá trị đích thực của cuộc sống. Vậy nên những món ăn chay có hương vị thanh đạm, giàu chất dinh dưỡng sẽ là lựa chọn thích hợp cho mâm cỗ tiễn đưa ông Công, ông Táo về trời.

Vì sao nên làm cỗ chay cúng ông Táo?
Vì sao nên làm cỗ chay cúng ông Táo?

Mâm cơm chay cúng ông Táo

Mâm cỗ chay 1

  • Cơm trắng
  • Rau củ kho thập cẩm
  • Canh nấm
  • Đậu que xào nấm
  • Bún gạo xào Sing
  • Chả giò trái cây

Mâm cỗ chay 2

  • Cơm trắng
  • Đậu hủ kho tiêu
  • Canh rong biển
  • Rau xào thập cẩm
  • Gỏi đu đủ
  • Chả giò khoai môn

Mâm cỗ chay 3

  • Cơm trắng
  • Nấm kho tiêu
  • Canh bí đỏ
  • Cải thìa sốt đông cô
  • Miến xào nấm
  • Gỏi thập cẩm

Mâm cỗ chay 4

  • Cơm chiên nấm
  • Nấm kho chả lụa
  • Nấm nướng lá lốt
  • Canh bắp bông cải
  • Bông cải sốt dầu hào
  • Mì quảng trộn
  • Trái cây

Mâm cỗ chay 5

  • Đậu hủ non chiên giòn
  • Gỏi ngó sen
  • Bó xôi xào tỏi
  • Cơm chiên hạt sen
  • Chân nấm tiêu xanh
  • Canh chua chay
  • Trái cây​

Mâm cỗ chay 6

  • Súp nấm tuyết
  • Cơm chiên thơm
  • Nấm đùi gà chiên xù
  • Gỏi củ hủ dừa
  • Hủ tiếu áp chảo
  • Bò lát chay nấu đậu
  • Trái cây​

Cách chuẩn bị lễ vật và mâm cỗ chay cúng ông Công ông Táo về trời
Cách chuẩn bị lễ vật và mâm cỗ chay cúng ông Công ông Táo về trời

Cúng ông Táo vào ngày nào?

Cúng ông táo sẽ rơi vào ngày 23 tháng chạp âm lịch nhằm. Với dương lịch năm 203 thì rơi vào thứ 7 ngày 14 tháng 01.

Vào ngày này, chúng ta thường rất bận rộn, đặc biệt với những người đi làm. Khi cuối năm có cả trăm công ngàn việc, và thật may là chúng ta cũng không nhất thiết phải cúng đúng ngày.

Chúng ta hoàn toàn có thể sắp xếp công việc và thời gian của mình đến cúng trong khoảng ngày 21 đến 23. Chỉ cần cúng trước giờ ngọ (tức là từ 11 giờ đến 13 giờ trưa) của ngày 23.

Cúng ông Táo vào lúc nào là đúng?

Tết ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Vào ngày này, các gia đình thường sắm chút lễ mọn cùng tấm lòng thành kính dâng lên Thần linh, gia tiên.

Theo truyền thống của người Việt, lễ cúng ông Công ông Táo thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp.

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà thời gian cúng có thể xê dịch trước tầm 1 – 2 ngày (tức ngày 21, 22 âm lịch).

Tuy nhiên, nên làm lễ cúng trước ngày 23 tháng Chạp bởi theo quan niệm dân gian nếu cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 thì ông Công ông Táo không thể lên thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng được.

Cúng ông Táo kiêng gì để không phạm?

Trong lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp, gia chủ cần lưu ý tránh một số điều kỵ dưới đây để không mất tài lộc, may mắn.

– Cúng lễ đúng ngày, không để sau 23 tháng Chạp

– Không dâng cúng các món ăn lạ

– Không cầu tài lộc, tình duyên

– Làm lễ cúng Táo quân đúng nơi, đúng chỗ

– Không rán cá chép cúng ông Công ông Táo

Văn khấn ông Táo

Sau khi chúng ta đã chuẩn bị xong mâm cổ chay cúng ông táo cùng với các lễ vật. Khi bắt đầu hành lễ, đây là khi gia chủ sẽ đọc văn khấn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đọc văn khấn chính xác.

Văn khấn ông Táo cổ truyền Việt Nam

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: …………… Ngụ tại: …………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Văn khấn Nôm ông Táo truyền thống

Hôm nay là ngày… tháng… năm.

Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở…

Kính lạy đức Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:

(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.

Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cẩn cáo (vái 4 vái)

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button