Giáo dục

Bài 6 trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1

THPT Ngô Thì Nhậm hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 6 trang 157 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần đọc hiểu soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô với các cách trình bày khác nhau để các em tham khảo.

Đề bàiTìm “quý ngữ” và cảm thức về cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền trong các bài thơ 6,7,8 ?

Trả lời bài 6 trang 157 SGK văn 10 tập 1

Cách trả lời 1

Bạn đang xem: Bài 6 trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1

– Trong bài thơ số 6, quý ngữ của bài chính là “cánh hoa đào”. Đó là hình ảnh gợi nên mùa xuân tươi đẹp. Cảm thức thẩm mĩ về cái đơn sơ của bài hai-cư này chính là những triết lí sâu sắc rút ra được từ bức tranh mùa xuân tươi đẹp kia.

– Ở bài thơ số 7 quý ngữ của bài nằm trong hình ảnh “tiếng ve ngâm”. Đó là âm thanh vang vọng nhất của mùa hè. Và cảm thức thẩm mĩ của bài thơ nằm chính trong sự u huyền, tịch mịch của không gian khi mà tiếng ve rền rĩ kia như từng giọt âm thanh thấm sâu vào từng kẽ đá.

– Quý ngữ của bài thơ số 8 lại nằm ở “những cánh đồng hoang vu”. Từ những cánh đồng hoang vu hiện lên trong giấc mơ khi tuổi già xế bóng, khi tiếng chim kêu đã như sắp lịm đi kia gợi lên một mùa thu hiu quạnh và cảm thức thẩm mĩ của bài hai-cư cũng ẩn sâu trong cái vắng lặng đó.

Tham khảo: Phân tích bài Thơ hai-cư của Ba-sô

Cách trả lời 2

Quý ngữ trong các bài thơ:

+ Bài 6: hoa đào (chỉ mùa xuân)

+ bài 7: tiếng ve (chỉ mùa hè)

+ Bài 8: cánh đồng hoang vu (chỉ mùa đông)

– Cảm thức thẩm mĩ trong các bài thơ trên:

Thiên nhiên trong thơ Hai – cư của Ba – sô thường là những cảnh rất bình dị, nhỏ bé, tầm thường, cánh hoa đào lả tả, tiếng ve, cánh đồng hoang vu… thế nhưng qu tâm hồn nhạy cảm và cái nhìn hết sức tinh tế của nhà thơ, nó vẫn có những nét thẩm mĩ rất riêng, rất đẹp và rất thanh. Ba bài thơ 6,7, và 8 của Ba – sô đều miêu tả những cảnh rất đơn sơ, đặc biệt là rất vắng lặng (cánh hoa đào mỏng manh rơi lại có thể làm cho mặt hồ gợn sóng); u huyền (âm thanh của tiếng ve ngâm tưởng như thấm sâu vào đá, một linh hồn sắp lìa khỏi thế gian mà vẫn muốn tiếp tục lang thang trên khắp những cánh đồng hoang vu, bất tận), từ đó khơi gợi trí tưởng tượng phong phú cho người đọc, đồng thời hướng người đọc đến những triết lí nhân sinh giản đơn mà sâu sắc.

Cách trả lời 3

“Quý ngữ” và cảm thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền trong các bài 6,7,8:

– Bài 6: quý ngữ là “cánh hoa anh đào”. Hình ảnh này gợi lên mùa xuân. Cảm thức thẩm mĩ về cái đơn sơ của bài hai-cư này chính là những triết lí sâu sắc rút ra được từ bức tranh mùa xuân tươi đẹp kia.

– Bài 7: quý ngữ nằm trong hình ảnh “tiếng ve ngâm”. Đó là âm thanh vang vọng nhất của mùa hè. Và cảm thức thẩm mĩ của bài thơ nằm chính trong sự u huyền, tịch mịch của không gian khi mà tiếng ve rền rĩ kia như từng giọt âm thanh thấm sâu vào từng kẽ đá.

– Bài 8: “những cánh đồng hoang vu”. Từ những cánh đồng hoang vu hiện lên trong giấc mơ khi tuổi già xế bóng, khi tiếng chim kêu đã như sắp lịm đi kia gợi lên một mùa thu hiu quạnh và cảm thức thẩm mĩ của bài hai-cư cũng ẩn sâu trong cái vắng lặng đó.

Xem thêm

Bài 1 trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố E-đô và nỗi niềm hoài cảm…

Bài 2 trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Tình cảm đối với mẹ và em bé bỏ rơi thể hiện như thế nào trong ba bài 3, 4?

Bài 6 trang 157 SGK Ngữ văn 10 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất khi soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô.

Chúc các em học tốt !


Trả lời câu hỏi bài 6 trang 157 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô ngữ văn 10.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button