Tổng hợp

Thế giới phẳng là gì? Nội dung của Thế giới phẳng

Thế giới phẳng là gì?

Thế giới phẳng là một cuốn sách của nhà báo Thomas L. Friedman, đây là cuốn sách rất đáng đọc với những ai quan tâm đến vấn đề toàn cầu hóa, hay giản dị hơn là những tác động của internet đến cuộc sống thực của mỗi chúng ta.

Thế giới phẳng có nghĩa là mọi thứ đều công khai minh bạch, tương tác hổ trợ để cùng tồn tại và phát triển trong thế giới với tư cách là một hệ thống.

Thế giới phẳng là gì?
Thế giới phẳng là gì?

Nội dung của Thế giới phẳng

Ba giai đoạn của toàn cầu hóa

“Thế giới phẳng” là một ẩn dụ hàm chứa cả cơ hội lẫn lo âu do toàn cầu hóa đưa lại. Friedman tóm gọn lịch sử thế giới vào ba giai đoạn:

– Toàn cầu hóa 1.0 là từ năm 1492-1800 với động lực chính là cơ bắp và khái niệm quốc gia.

– Toàn cầu hóa 2.0 từ 1800-2000 với những công ty đa quốc gia, nổi lên nhờ chi phí vận chuyển và sau đó là chi phí viễn thông càng giảm.

– Toàn cầu hóa 3.0, bắt đầu từ năm 2000 và sẽ diễn ra trong thế kỷ 21, với một mô hình xã hội, chính trị, kinh doanh hoàn toàn mới, nơi thế giới trở thành một vật thể nhỏ bé, mọi vật kết nối chặt chẽ với nhau. Và đây chính là nội dung chính của “Thế giới phẳng”.

Thế nào là “thế giới phẳng”

– “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”.

– “Phẳng” đến mức những khái niệm “địa kinh tế” hay “địa chính trị” vốn chi phối mọi mối quan hệ quốc tế thời chiến tranh lạnh, ngày nay không thích hợp, khó tồn tại nếu không bổ sung thêm nội dung mới, thậm chí trong nhiều trường hợp đã bị thay thế bởi những khái niệm khác.

– Phẳng” với ý nghĩa mọi “mấp mô” thuộc mọi phạm trù biên giới, lãnh thổ, sự toàn vẹn chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị – xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa, sự khác biệt về tôn giáo, chủng tộc, lịch sử, địa lý…, tất cả phải được duy trì, được bảo vệ, được xử lý theo hướng góp thêm vào cho tính “phẳng” của thế giới – quốc gia nào cũng phải ứng xử như thế nếu như không muốn tự cô lập mình.

Các quan niệm về thế giới

Cách đây nhiều ngàn năm, thế giới này của chúng ta được loài người nhận thức như là phẳng. Một thế giới phẳng rộng lớn mà con người không bao giờ đi đến được chân trời giới hạn của nó. Người Trung quốc nói đến khái niệm trời tròn đất vuông và nhà toán học vĩ đại Euclide của Hy Lạp vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên đã đưa ra năm định đề xây dựng nên một nền hình học phẳng mà ngày nay chúng ta vẫn còn học. Nhưng đến thế kỷ 16, Copernic và Galileo đã chứng minh quả đất có hình cầu và chuyển động quanh trục của nó cũng như xoay quanh mặt trời. Nhận thức con người về một thế giới phẳng đã chấm dứt. Hình học phẳng chỉ có thể áp dụng cho không gian Euclide, mà một không gian chỉ có thể được xem là phẳng khi nó ở cấp độ cực nhỏ. Bây giờ, nền vật lý hiện đại đang nói tới khái niệm không gian đa chiều. Một thế giới phẳng là không tồn tại.

Nhưng vào đầu thế kỷ 21 này, Thomas Friedman, một nhà báo và là một nhà kinh tế học người Mỹ, bằng những chứng minh thực tiễn và đầy sinh động, đã thuyết phục chúng ta tin vào sự tồn tại của một thế giới phẳng mới, một thế giới phẳng về mặt kinh tế, hay đúng ra, đang được san phẳng vì đang được biến thành siêu nhỏ.

Ai làm phẳng thế giới?

Một thế giới nếu đang được làm phẳng bởi nhiều nhân tố do con người liên tục tạo ra, kết quả cuối cùng đạt được chắc chắn sẽ là một thế giới phẳng! Friedman nhận định rằng hệ thống thế giới phẳng là sản phẩm của sự hội tụ giữa máy tính cá nhân (cho phép các cá nhân trở thành tác giả của sản phẩm số) với cáp quang (cho phép các cá nhân tiếp cận với các sản phẩm số trên thế giới gần như miễn phí) và phần mềm xử lý công việc (cho phép các cá nhân trên khắp thế giới công tác trên cùng cơ sở dữ liệu số, bất kể từ nơi đâu với khoảng cách như thế nào). Sự hội tụ đó, theo ông, chỉ mới vừa diễn ra, vào khoảng năm 2000.

Các nhân tố chính làm phẳng thế giới

Friedman cho rằng có đến mười nhân tố làm phẳng thế giới. Nhưng thật ra chỉ có ba nhân tố ông phân tích đầu tiên mới thực sự là các nhân tố cơ bản, các nhân tố khác chỉ là những tác nhân nối tiếp tiến trình làm phẳng thế giới đã được khởi động bởi ba nhân tố đầu tiên.

+ Nhân tố thứ nhất: “kỷ nguyên sáng tạo mới” Bắt đầu với sự sụp đổ các bức tường chính trị của thời kỳ Chiến tranh Lạnh và sự xuất hiện mang tính chất toàn cầu của phần mềm Windows của Microsoft.

+ Nhân tố thứ hai: “kỷ nguyên kết nối mới” xuất hiện với sự phổ cập rộng rãi không kém của mạng toàn cầu (world wide web) và sự ra đời vĩ đại của Internet.

+ Nhân tố thứ ba: sự ra đời và ứng dụng rộng rãi của phần mềm xử lý công việc.

Ba nhân tố cơ bản này đã làm nảy sinh thêm các tác nhân làm phẳng khác mà Friedman gọi là các hình thức cộng tác mới đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, mọi người ở mọi quốc gia đều đang tham gia vào sự cộng tác đó một cách tích cực tuy ở các cấp độ khác nhau. Đó là các hoạt động:

+ Tải lên mạng (uploading) + Thuê làm bên ngoài (outsourcing) + Chuyển sản xuất ra nước ngoài (offshoring) + Chuỗi cung (supply-chaining) + Thuê bên ngoài làm (insourcing) + Cung cấp thông tin (in-forming) + Các nhân tố xúc tác:

Nhân tố xúc tác đầu tiên liên quan đến tin học, được cấu thành bởi ba thành phần: khả năng tính toán, khả năng lưu trữ và khả năng cung cấp đầu ra và đầu vào – tốc độ mà thông tin được truyền ra khỏi máy tính và được truyền vào máy tính/bộ phận lưu trữ thông tin.

Nhân tố xúc tác thứ hai là đột phá trong công nghệ chia sẻ tài liệu.

Nhân tố xúc tác thứ ba là việc gọi điện thoại qua mạng, thay đổi toàn bộ cách làm việc của con người; các công ty viễn thông chỉ có thể cạnh tranh và tính tiền những dịch vụ phụ thu.

Nhân tố xúc tác thứ tư là đàm thoại qua video đang vươn lên tầm cao mới, giúp cho việc cộng tác với bên ngoài dễ dàng và hiệu quả hơn.

Nhân tố xúc tác thứ năm là tiến bộ của đồ họa máy tính, tạo hình ảnh rõ nét hơn, trung thực dễ tương tác, bổ sung cho nhau.

Nhân tố xúc tác cuối cùng và có thể là nhân tố quan trọng nhất “thực ra là một nhóm các nhân tố xúc tác” gồm có các công nghệ và thiết bị không dây mới. Nhờ vào những nhân tố này, các động cơ có thể liên hệ với máy tính, mọi người có thể nói chuyện với nhau, các máy tính có thể liên hệ với máy tính khác, và con người với máy tính nhanh hơn, xa hơn, rẻ và dễ dàng hơn bao giờ hết.

Những hoạt động này đang góp phần làm phẳng thế giới một cách liên tục và đều đặn.

Thế giới là phẳng trong ý nghĩa sự bùng nổ công nghệ ở bất cứ nơi nào trên hành tinh cũng được nhanh chóng tiếp thu và ứng dụng tại một nơi xa xăm, và sự cung ứng các sản phẩm tốt hơn với giá thành rẻ hơn phát xuất từ công nghệ mới đó có thể được thực hiện tại bất cứ đâu để phục vụ nhu cầu ở những nơi xa xăm khác. Khái niệm khoảng cách không còn ý nghĩa, thế giới sẽ trở nên siêu nhỏ theo cách nhìn của Friedman.

Bạn đã thực sự hiểu đúng về thế giới phẳng?
Bạn đã thực sự hiểu đúng về thế giới phẳng?

Những điều rút ra được từ thế giới phẳng

Bạn nên đầu tư vào đam mê của chính mình

Trong thế giới phẳng thì mọi thứ và mọi khả năng của bạn đều có thể tận dụng được. Nếu bạn có một khả năng đặc biệt nào thì bạn hãy tin rằng đâu đó trên thế giới có người. Đang cần sự giúp đỡ của bạn. Từ đó thì thế giới phẳng sẽ giúp bạn và những người khác liên kết với nhau.

Trong một thế giới mọi thứ đều phẳng thì những công việc thường sẽ nằm ở hướng tốt nhất. Từ đó công việc được chuyển từ những địa chỉ sản xuất có giá thành cao đến thấp nhất. Mà chúng còn chuyển từ những người không đam mê đến những người có nhiệt huyết. Ở trạng thái hợp lý thì thế giới phẳng sẽ chuyển giao những công việc đến người có nhiệt huyết.

Ở thế giới phẳng thì mọi kỹ năng đều xuất hiện ở mỗi con người. Từ đó chỉ có được đam mê mới là sự khác biệt giữa những con người với nhau.

Bạn nên học cách hợp tác với những người khác

Tại thế giới phẳng thì bạn không thể làm bất cứ việc gì một mình. Mà bạn phải kết hợp với những người khác để có thể đạt được mục đích chung của mọi người.

Thời đại 4.0 của thế giới phẳng

Nhà báo Thomas L. Friedman đã chia sẻ 4 lời khuyên  để có thể tồn tại trong thời đại 4.0 có nhiều cạnh tranh như hiện nay.

– Hãy sống và tư duy như những người dân nhập cư (với khao khát rất lớn về thành công

– Tư duy như những người thợ thủ công (tạo ra sản phẩm đặc biệt và cung cấp các giá trị thặng dư cho chúng)

– Tư duy như những doanh nhân mới thành lập doanh nghiệp (luôn tái suy nghĩ, học tập, thiết kế ra các sản phẩm mới)

– Tư duy như những người phục vụ bàn (vừa cung cấp thêm giá trị vừa “động não” như chính những nhà kinh doanh).

Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh việc xây dựng một hệ thống giáo dục vững mạnh và trong cách mạng công nghệ 4.0, trường học chúng ta không chỉ dạy nghe, nói, đọc, viết… Thay vào đó phải dạy 4 nguyên tắc: sự sáng tạo, sự hợp tác, sự đối thoại, tư duy phản biện và tạo ra môi trường là việc cho người lao động.

Thế giới phẳng và Việt Nam
Thế giới phẳng và Việt Nam

“Thế giới phẳng” và Việt Nam chúng ta

Thế giới phẳng của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”.

Thế giới ngày càng nhiều chuẩn mực chung và những đòi hỏi chung như một lẽ tất yếu – dù là trong khuôn khổ quan hệ song phương hay trong quan hệ đa phương.

Quá trình này không đòi hỏi, không chào mời ai tham gia cả. Quá trình này chỉ lạnh lùng đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân con người sự lựa chọn: Tham gia thì lợi và hại như thế này, không tham gia thì lợi và hại như thế kia; sẽ thăng hoa hay sẽ bị đào thải tùy thuộc vào sự lựa chọn. Không ai có thể một mình một chợ, càng không thể “trúc xinh trúc đứng một mình vẫn xinh!”. Đương nhiên trong cái cái chợ chung này lợi thế bao giờ cũng thuộc về giàu có và khôn ngoan.

Có thể ai đó sẽ hỏi: Thế còn đạo đức nằm ở đâu? Xin mọi người tự tìm câu trả lời. Riêng tôi xin thưa cho phần mình: Đạo đức có thể được nuôi dưỡng trong giàu có và khôn ngoan của trí tuệ… và hình như khó bảo vệ được trong cái nghèo và lạc hậu.

Khác chăng so với thời “tròn” – xin tạm gọi như vậy, thời “phẳng” ngày nay giàu có hầu như trước hết phụ thuộc vào tầm nhìn toàn cầu, vào trí tuệ, vào khoa học và công nghệ – nhất là công nghệ thông tin, năng lực quản trị và kinh doanh – kể cả với ý nghĩa khai thác nguồn theo chiều mở (opensourcing), khai thác nguồn theo chiều sâu (insourcing), luôn luôn chủ động tạo ra “cầu” mới, xâu chuỗi “cung”… được T. L. Friedman mô tả khá sinh động khi nói về 10 “lực” làm “phẳng” thế giới.

Đương nhiên, cũng vì “phẳng”, nên cơ may và rủi ro ngày nay đổi chỗ cho nhau nhanh nhạy chẳng kém sự lưu chuyển trên mạng là bao. Tất cả chính là sức ép của thế giới “phẳng”, tuy nó chẳng chào mời ve vãn ai cả. Thế nhưng trong ba thập kỷ vừa qua nó đã gây nên không ít sóng gió trên thế giới, có cả sóng thần (tsunami) nữa. Bước vào thế kỷ 21 sức ép này phức tạp hơn.

“Phẳng” đến mức những khái niệm “địa kinh tế” hay “địa chính trị” vốn chi phối mọi mối quan hệ quốc tế thời chiến tranh lạnh, ngày nay không thích hợp, khó tồn tại nếu không bổ sung thêm nội dung mới, thậm chí trong nhiều trường hợp đã bị thay thế bởi những khái niệm khác trong khung khổ những cam kết mới, những ký kết mới của trật tự thế giới một siêu đa cường – kể cả khung khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) những Hiệp định thương mại song phương (BTA), Hiệp định Thương mại tự do (FTA)…

Một ví dụ: Hai nước đối đầu quyết liệt Việt, Mỹ nay đã bình thường hóa quan hệ với nhau, đang phát triển quan hệ hữu nghi, hợp tác mọi mặt… dù rằng còn nhiều dị biệt hoặc tồn tại do quá khứ để lại. Xin hỏi, khái niệm địa kinh tế hay địa chính trị nào hàm chứa nổi quan hệ Việt – Mỹ thời nay?

“Phẳng” với ý nghĩa mọi “mấp mô” thuộc mọi phạm trù biên giới, lãnh thổ, sự toàn vẹn chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị – xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa, sự khác biệt về tôn giáo, chủng tộc, lịch sử, địa lý… tất cả phải được duy trì, được bảo vệ, được xử lý theo hướng góp thêm vào cho tính “phẳng” của thế giới – quốc gia nào cũng phải ứng xử như thế nếu như không muốn tự cô lập mình.

Trên thế giới từ lâu đã xuất hiện, đang hình thành, đang phát triển nhiều giá trị chung, văn hóa chung – trong thế giới “phẳng” hôm nay càng như vậy. Hòa đồng vào cái “chung” này để đi lên hay biệt lập, cũng chẳng khác sự lựa trọn đi với tương lai hay ở lại sống chung với quá khứ là bao. Có thể bị nuốt chửng, bị “hòa tan” trong cái chung này? – Nếu bản lĩnh chỉ có đến mức vậy thì cũng xứng đáng nhận số phận như vậy, chẳng có sự thỏa hiệp nào cả. Tuy nhiên, theo tôi, cần bổ sung một điều mới cực kỳ quan trọng mà cuốn sách của T. L. Friedman chưa nêu bật lên được: Văn minh nhân loại ngày nay tạo ra những thuận lợi chưa từng có giúp các nước đi sau thu hẹp khoảng cách phát triển, miễn là cả dân tộc của họ có ý chí, miễn là cả dân tộc của họ có tự do dân chủ để thực hiện ý chí ấy.

Đối mặt với thế giới “phẳng”, vào lúc tiến hành chuẩn bị đại hội toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX, tôi đã kiến nghị: “Mở rộng không gian kinh tế là đòi hỏi sống còn để xây dựng đất nước ta trong thế giới toàn cầu hóa… Vào thế kỷ 21, không thể mở rộng không gian kinh tế cho đất nước bằng phát triển kinh tế theo chiều rộng, bằng nền kinh tế nguyên liệu, bằng xây dựng nền kinh tế có xu hướng khép kín và mở rộng những bãi rác, bằng những sản phẩm rất ít giá trị gia tăng, bằng nền kinh tế không có khả năng thường xuyên đổi mới cấu trúc, đưa ra sản phẩm mới, để thường xuyên giành lợi thế cạnh tranh, bằng sự bất lực trước mọi cơ hội cũng như thách thức, bằng nền kinh tế không có khả năng tận dụng mọi nguồn lực của thế giới, không có khả năng biến cả thế giới thành thị trường của mình…”* Trước ngưỡng cửa bước vào Đại hội X, tôi xin nhắc lại mong muốn này khẩn thiết hơn nữa.

Thế giới “phẳng” ngày nay cũng có nhiều cái lõm, có cái lõm đầy oan trái, đứng ở đáy của nó ngửa mặt lên mà hôm nay vẫn còn nhìn thấy thời đại mặt trời quay chung quanh quả đất.

Là người lạc quan, tôi tin rằng đầu óc tưởng tượng trên nền tảng của trí tuệ và tự do, người Việt chúng ta sẽ làm nên nhiều kỳ tích trong thế giới “phẳng”.

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button