Tổng hợp

Beelzebub là ai? Chúa tể của loài ruồi Beelzebub

Beelzebub là ai?

Beelzebub hay Beelzebul là 1 trong 7 vị hoàng tử của địa ngục trong quỷ học và được biết đến như là 1 con quỷ đáng sợ của quỷ giới

Beelzebub, “Chúa tể của loài ruồi” hay “kẻ mang đến đội quân Châu chấu”. Trong cuốn “Testament of Solomon”, Hắn xuất hiện như hoàng tử của quỷ và nói rằng trước kia hắn là một trong những thiên thần hùng mạnh nhất trên Thiên đường, người đã được (6.7) gắn với ngôi sao Hesperus (Hi văn: Αφροδகτη – Evening Star – Sao Hôm), còn Lucifer là Eosperus (Morning Star – Sao Mai). Beelzebub tuyên bố hắn là nguyên nhân cho sự tàn độc của các bạo chúa, làm cho quỷ được thờ phụng giữa loài người, để kích thích loài người với ham muốn, ghen ghét trong thành phố, giết người và chiến tranh. “The Lost Paradise” (1667) của Milton, cho biết rằng không một ai, ngoại trừ Lucifer, có cấp bậc cao hơn Beelzebub.

Khi ở tận cùng của địa ngục, giọng của Beelzebub vang lên: “Ta, hoàng tử của địa ngục, ta sẽ thừa kế sức mạnh đó và phá hủy tất cả mọi thứ từ thời kỳ của Adam và con cháu của hắn tạo ra, kể cả khi đó là việc duy nhất ta phải làm” – trong cuốn sách Gospel of Nicodemus được viết vào thế kỷ thứ 5 sau công nguyên

Hắn đại diện cho tội phàm ăn tục uống trong Bảy đại tội.

Beelzebub là ai?
Beelzebub là ai?

Beelzebub là ai theo kinh thánh Do Thái

Nguồn gốc của Beelzebub được nhiều người biết đến qua cuốn sách của Hoàng Đế ( Book of Kings, thuộc kinh thánh Do Thái) nhưng là  với cái tên Ba‘al Zəbûb và có nhiều nét tương đồng với vị thần được tôn thờ trong Philistines.  Trong cái tên ở  trên thì Ba’al có nghĩa là “Chúa Tể” theo ngôn ngữ Ugaritic và sử dụng 1 liên từ khi đặt kế bên tên 1 vị thần cụ thể.

Theo cách hiểu trên thì Ba‘al Zəbûb  có nghĩa đen là ” Chúa Tẻ của Loài Ruồi”. Điều này cũng có liên hệ trực tiếp đến tôn giáo người Philistine – là 1 giáo phái cũng có liên hệ với ruồi và coi ruồi như thú nuôi và cho chúng ăn phân – Giáo phái này từng xuất hiện trong thế giới Hellenic ( Thời kỳ lịch sử của Hy Lạp cổ đại vào khoảng 507 TCN).

Nhưng mà cái tên này thực ra là Ba‘al Zəbûl dịch ra là chúa tể của những loài cư ngụ trên thiên đàng ( hay có thể hiểu là chúa tể của những loài biết bay thuộc về bầu trời và thiên đàng).

Nguồn gốc của từ Beelzebub được nhắc đến trong tập hai Cuốn sách của Hoàng đế (Book of Kings, thuộc kinh thánh Do Thái), nhưng là bằng cái tên Ba‘al Zəbûb, gần giống với một vị thần được thờ phụng trong Philistines. Trong đó, Ba’al có nghĩa là “Chúa tể” trong ngôn ngữ Ugaritic, được sử dụng như liên từ đặt cạnh tên một vị thần cụ thể. Những ý kiến trái chiều được đưa ra về việc tên vị thần đó là gì.Theo một cách hiểu, Ba‘al Zəbûb được dịch với nghĩa đen là: “Chúa tể của loài ruồi.” Từ lâu trước đây đã có ý kiến rằng cái tên này có mối liên hệ đặc biệt tới vị thần được thờ phụng trong tôn giáo người Philistine, và một giáo phái liên quan đến loài ruồi – coi ruồi như là thú nuôi, cho chúng ăn phân – từng xuất hiện trong thế giới Hellenic (một thời kỳ lịch sử thuộc Hy Lạp cổ đại khoảng 507 TCN), ví dụ như giáo phái Myiagros.

Mối liên hệ này được xác nhận trong một đoạn văn tự tiếng Ugaritic khi người ta tìm hiểu xem làm thế nào Baal lại liên quan đến những con ruồi, vốn là nguồn bệnh của con người. Theo Francesco Saracino (1982) , có thể bằng chứng về mối quan hệ này chẳng dẫn đến đâu cả, nhưng trong thực tế, việc hai thuật ngữ được ghép lại với nhau -“Baal” với “Zebub”, có tương đồng với những cái tên điển hình của các vị thần Địa Trung Hải. Đây là một lập luận mạnh mẽ ủng hộ tính xác thực về mối quan hệ giữa cái tên Beelzebub với vị thần Baal trong văn hóa Ekron, vốn được nêu ra trong Cuốn sách của Hoàng đế 2.

Tuy nhiên, cái tên này thực ra lại là Ba‘al Zəbûl, “chúa tể của (những loài cư ngụ) trên thiên đàng” (có thể hiểu là Chúa tể những loài biết bay, thuộc về bầu trời và thiên đàng), và Ba’al Zebub là một trò chơi chữ nhằm mục đích lăng mạ của người Israel. Ở đây, zebul được hiểu với nghĩa “nơi cư ngụ”, “lãnh địa”, nhưng bị biến thành zebub trong cách chơi chữ mang tính xúc phạm của người Israel tới kẻ thù của họ, Philitines.

Dù vậy, cách hiểu này vẫn không được ủng hộ hoàn toàn.

Beelzebub là ai theo Thiên Chúa Giáo

Theo Mark 3:22, chúa Jesus đã bị buộc tội khi mà dùng sức mạnh của Beelzebul để tạo nên ma quỷ. Việc này được xuất hiện trong kinh Matthew và Luke.

Quintus A. Summachu cũng đã cố gắng định nghĩa cái tên Beelzebul nhưng rồi cũng không thể xác định được là nó đúng hay không. Zeboul có thể hiểu là từ lóng của Zebub và có nghĩa là phân trong kinh Targums hoặc Zebul mang nghĩa là cao trong cuốn sách của Hoàng Đế.

Dù hiểu theo cách nào thì Beelzebub vẫn là từ được thay thế cho Beelzeboul trong các sách Phúc Âm bằng tiến Syriac hay Latin và nó được dùng trong kinh thánh bản King James. Từ đó hầu như ở Tây Âu, cái tên Beelezeboul ít được biết đến hơn cả.

Beelzebub thường được mô tả như là 1 trong những con quỷ có cấp bậc cao nhất của địa ngục. Trong đó, Beelzebub lãnh đạo đội quân quỷ dưới trướng của Lucifer – Chúa Tể Địa ngục và là chỉ huy của đội quân ruồi. Theo nhà trừ tà nổi tiếng của thế kỷ 17 Sebastien Michaelis thì Beelzebub là 1 trong ba thiên thần sa ngã mạnh mẽ nhất đi cùng với Lucifer và Leviathan.

Nhiều người thường biết Beelzebub là đại diện của sự kiêu ngạo trong 7 tội lỗi chết người nhưng theo Peter thì Beelzebub lại có quan hệ mật thiết với tội phàm ăn hơn. Nhưng với Francis Barrett thì Beelzebub còn là hoàng tử của sự giả đối.

Trong tôn giáo thời cổ thì việc kế tội ai đó là bị quỷ ám chính là cách để xỉ nhục người khác hoặc cũng là 1 cách cuối cùng để giải thích những hành vị bất thường của con người lúc bấy giờ. Xuyên suốt lịch sử, Beelzebub cũng đã có mặt trong rất nhiều vụ quỷ ám như vụ việc Sơ Madeleine De Demandolx ở Aix-en Provence năm 1611, người có mối quan hệ rất thân cận với cha Jean-Pabtiste Gaufri. Thời điểm này, Sơ đã nhận án tự hình với tội dinh phù thủy.

Beelzebub hay Beelzebul (Tiếng Do Thái: בַּעַל זְבוּב‎‎, Baʿal Zəvûv), là một cái tên có nguồn gốc từ vị thần Phillistine cổ, được thờ phụng ở Ekron và sau này được sử dụng trong những tôn giáo thuộc nguồn gốc Abrahamic như là một con quỷ đáng sợ. Cái tên Beelzebub cũng liên quan đến vị thần Baal trong tôn giáo Canaanite.

Trong thần học, đặc biệt là Thiên Chúa giáo, Beelzebub đôi khi còn được coi là một tên gọi khác cho Chúa tể địa ngục, gần giống với Satan, và là một trong bảy hoàng tử địa ngục trong quỷ học. Cuốn Từ điển Địa ngục miêu tả Beelzebub có khả năng bay lượn, được biết đến với tên gọi “Chúa tể của những loài bay” hay “Chúa tể của loài ruồi”.

Trong Mark 3:22, chúa Jesus bị buộc tội sử dụng sức mạnh của Beelzebul, hoàng tử địa ngục, để mang ma quỷ đến. Cái tên này cũng xuất hiện trong kinh Matthew và Luke.

Quintus A.Symmachu đã cố định nghĩa cái tên Beelzebul nhưng chúng ta không thể biết là định nghĩa đó đúng hay không. Zeboul có thể có nguồn gốc từ cách phát âm lóng của zebub, một từ có nghĩa là “phân” trong kinh Targums, hoặc zebul với nghĩa “cao” trong Cuốn sách của Hoàng đế.

Dù là trường hợp nào, Beelzebub vẫn là bản dịch thay thế cho Beelzeboul trong phiên bản sách Phúc âm bằng tiếng Syriac và Latin, và cách dịch này cũng được sử dụng trong kinh thánh bản King James. Kết quả là hầu như ở Tây Âu, cái tên Beelezeboul được biết đến rất ít, kể cả trong những tôn giáo lân cận và sau này, cho đến khi có người giữ nguyên nó thay vì dịch thành Beelzebub.

Beelzebub cũng được định nghĩa trong Tân Ước là một con quỷ, “hoàng tử của quỷ dữ”. Nhà nghiên cứu kinh thánh Thomas Kelly Cheyne cho rằng con quỷ này có thể là một phiên bản xấu xa hơn của Ba‘al Zəbûl, “Chúa tể của Thiên đường”.

Cựu ước Solomon

Trong Cựu ước Solomon (Testament of Solomon), Beelzebul (không phải Beelzebub) là một trong những hoàng tử của địa ngục, từng lãnh đạo một đội quân thiên đàng và tương ứng với sao Hôm. Có vẻ như Beelzebul trong phiên bản này tương đồng với Lucifer. Beelzebul là kẻ gây ra sự phá hoại khủng khiếp thông qua những tên bạo chúa; xúi giục con người thờ phụng quỷ dữ; khiến những tu sĩ sa ngã trước dục vọng và gây bất đồng giữa con người, dẫn đến giết người hay chiến tranh. Cựu ước Solomon là một phiên bản Cựu ước hư cấu được viết lại bởi vua Solomon, trong đó Solomon miêu tả những con quỷ đã giúp ông xây nên ngôi đền với những yếu tố có trong Thiên Chúa giáo.

Quỷ học trong Thiên Chúa giáo và những thần thoại xung quanh

Beelzebub thường được mô tả là một con quỷ có cấp bậc cao dưới địa ngục. Theo những câu chuyện của nhà huyền học thế kỷ 16 Johann Weyer, Beelzebub lãnh đạo một đội quân quỷ dưới trướng của Lucifer – Chúa tể địa ngục, và chỉ huy đội quân ruồi. Tương tự, nhà trừ tà thế kỷ 17 Sebastien Michaelis, trong cuốn Lịch sử đáng ngưỡng mộ (Admirable History, 1612) , coi Beelzebub là một trong ba thiên thần sa ngã quyền năng nhất, cùng với Lucifer và Leviathan. Trong khi đó, một nghiên cứu thế kỷ 18 lại cho rằng ba thiên thần sa ngã đó là Beelzebub, Lucifer và Astaroth. John Milton coi Beelzebub là thiên thần sa ngã đứng ở cấp bậc thứ hai trong tập thơ Thiên Đường Đã Mất xuất bản lần đầu năm 1667. Beelzebub cũng là một nhân vật trong The Pilgrim Progress, một tác phẩm của John Buynan xuất bản năm 1678.

Sebastien Michaelis từng gán Beelzebub với một trong bảy tội lỗi chết người là Kiêu Ngạo. Tuy nhiên, theo Peter Binsfeld, Beelzebub tương ứng với tội Phàm ăn, còn Francis Barrett gọi Beelzebub là hoàng tử của những vị thần giả dối.

Trong tôn giáo, việc kết tội ai đó bị quỷ ám là một cách để xỉ nhục, lăng mạ người đó hoặc để cố giải thích những hành vi, biểu hiện bất thường ở con người. Không chỉ có Pharisees từng dèm pha Chúa Jesus bằng cách buộc tội Ngài sử dụng ma thuật của Beelzebub để chữa lành cho con người (kinh Luke 11:14-26) , mà còn những người khác cũng cho rằng những hiện tượng bất thường xảy ra là bị quỷ ám. Xuyên suốt lịch sử, Beelzebub đã xuất hiện trong nhiều vụ quỷ ám, chẳng hạn như sơ Madeleine de Demandolx ở Aix-en-Provence năm 1611, người có mối quan hệ thân cận với Cha Jean-Baptiste Gaufri. Sơ nhận án tử hình với tội danh “phù thủy” bởi chính Cha Gaufridi. Beelzebub cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới Salem, Massachusetts, cái tên này đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các phiên tòa xét xử phù thủy ở đây.

Truyền thuyết về Beelzebub trong Do Thái giáo

Cái tên Baʿal Zəvûv được tìm thấy trong kinh Malachim II, được vua Ahaziah của Israel, người từng bị thương nghiêm trọng do ngã, sử dụng để gửi đi những thông điệp của mình tới Ba’al Zebub, vị thần Philitines của Ekron để hỏi xem liệu chấn thương của ông có phục hồi được không. Nhà tiên tri Elijah đã lên tiếng chỉ trích nhà vua, rằng Ahaziah sẽ chết vì ông đi tìm câu trả lời từ vị thần Ba’al Zebub thay vì Chúa.

Văn học Do Thái đã tương đồng Ba’al Zebub với chúa tể của loài ruồi. Từ Ba’al ở đây là một từ chế nhạo tới tín ngưỡng của vị thần này mà người Do Thái cổ coi là sự thờ phụng mê tín. Những học giả Do Thái giải nghĩa tại sao Ba’al Zebub được gọi là “chúa tể loài ruồi” , rằng đó là một cách để gọi vị thần này là một đống phân, đồng thời so sánh tín đồ của ngài với loài ruồi.

Beelzebub là chúa quỷ tham ăn đáng sợ của địa ngục
Beelzebub là chúa quỷ tham ăn đáng sợ của địa ngục

Chúa tể của loài ruồi Beelzebub

Dù bị miêu tả xấu xa, nhưng Beelzebub thực chất lại có nguồn gốc từ một vị cổ thần có tên Ba’al ở thành phố Philistine Ekron.

Beelzebub là con quỷ quyền lực nắm giữ quyền lực chỉ sau Lucifer. Beelzebub nổi tiếng với việc truyền bá đức tin về các ngụy thần, thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh hoặc dục vọng và chiếm giữ cơ thể con người để làm những việc khủng khiếp.

Miêu tả về vẻ ngoài của Beelzebub

Vì Beelzebub có những tên gọi khác như “chúa tể hố phân” và “vị thần của rác rưởi”, nên khá chắc chắn rằng Beelzebub có ngoại hình không đẹp cho lắm. Giống như nhiều con quỷ khác, Beelzebub thường được miêu tả như là một tạo vật nhỏ bé, khô héo và gù. Beelzebub có làn da màu đỏ hoặc tím, sừng dê, lưỡi chẻ và đuôi dài. Tuy nhiên, đặc điểm nổi tiếng nhất của con quỷ này là đôi cánh đầy quyền lực, đến nỗi đôi khi người ta còn gọi hắn là “chúa tể của thiên đàng” hay “chúa ruồi”.

Một số cuốn sách ma thuật miêu tả rằng khi được triệu hồi, Beezlebub xuất hiện trong hình dạng một con ruồi. Nghe qua thì có vẻ khá vô hại, nhưng nếu xem xét lại quan niệm cổ xưa về ruồi, người ta nhận ra ý nghĩa của nó khá ghê rợn.

Người xưa cho rằng ruồi được sinh ra từ thịt thối và bò ra từ những thi thể để bay lên không trung. Ruồi cũng làm lây lan bệnh dịch. Con ruồi của Beezlebub được cho là mô phỏng lại những con ruồi mà hắn nhìn thấy bay ra từ thi thể nạn nhân bệnh dịch hạch.

Quyền lực của Beelzebub

Beelzebub được cho là thường lươn lẹo và dụ dỗ con người thờ cúng các ngụy thần, trong đó có chính bản thân hắn. Torah kể rằng một vị vua Israeli đã tự làm mình bị thương và ra lệnh cho người hầu đến hỏi Beezlebub xem liệu hắn có thể giúp mình trị thương không. Sau đó, nhà tiên tri Elijah đã xuất hiện và phê phán vị vua, vì đã cầu cứu Beezlebub thay vì Thượng đế chân chính.

Theo cuốn Testament of Solomon, vị vua Do Thái đã tuyên bố Beezlebub là một trong số những con quỷ đã giúp ông xây dựng ngôi đền của mình.

Chúa tể của loài ruồi Beelzebub
Chúa tể của loài ruồi Beelzebub

Và sự thật về nguồn gốc Beezlebub

Dù bị miêu tả xấu xa, nhưng Beezlebub lại có nguồn gốc từ một vị cổ thần có tên Ba’al ở thành phố Philistine Ekron. Hậu tố zebub được thêm vào để thể hiện sự kính trọng, tương tự như ngày nay người ta gọi ai đó là hoàng tử. Nhiều học giả cho rằng thần Ba’al đóng vai trò là vị thần nông nghiệp, trong khi số khác liên hệ ông với giáo phái thờ ruồi.

Khi người Do Thái truyền bá tôn giáo độc thần ở khu vực Ekron, những vị cổ thần địa phương đã bị sáp nhập và trở thành ma quỷ. Thần Ba’al Zebub cũng không phải ngoại lệ khi bị gán cho những tên gọi đầy tính miệt thị như “chúa ruồi” và “chúa tể hố phân”.

Beezlebub xuất hiện lần đầu trong kinh Torah của Do Thái, và trong một cuốn sách khác được nhắc đến như là một ngụy thần. Tuy nhiên, dù ở trong sách vở nào thì Beezlebub cũng được miêu tả như là một kẻ quyền lực, ngang bằng hoặc thậm chí xếp trên cả Satan. Beezlebub xuất hiện trong một số tác pahảm nổi tiếng như Thần khúc của Dante, Paradise Lost và Prilgrim’s Progress.

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Bạn đang xem: Beelzebub là ai? Chúa tể của loài ruồi Beelzebub

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button