Tổng hợp

Lưỡng quốc trạng nguyên thời trần là ai?

Thời phong kiến nước ta có mấy vị được phong là Lưỡng quốc Trạng nguyên? Đó là những vị nào và sự nghiệp của họ ra sao? Tất cả sẽ được THPT Ngô Thì Nhậm giải đáp ngay sau đây. Mời các em theo dõi bài viết nhé.

Lưỡng quốc trạng nguyên là gì?

Lưỡng quốc Trạng nguyên, có nghĩa trạng nguyên hai nước, là một danh hiệu xưng tặng cho một vài trạng nguyên Việt Nam. Tuy không chính thức đỗ trạng nguyên ở một nước khác, nhưng học vấn của họ được công nhận như một trang nguyên của nước đó – đều là Trung Quốc. Trong 49 vị trạng nguyên của Việt Nam, có bốn người được xưng tặng là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.

4 vị Lưỡng quốc trạng nguyên bao gồm:

  • Mạc Đĩnh Chi triều vua Trần Anh Tông
  • Nguyễn Trực triều vua Lê Thái Tông
  • Nguyễn Đăng Đạo triều vua Lê Hy Tông
  • Nguyễn Nghiêu Tư triều vua Lê Nhân Tông

Lưỡng quốc trạng nguyên là gì?
Lưỡng quốc trạng nguyên là gì?

Lưỡng quốc trạng nguyên thời trần là ai?

Dựa vào danh sách trên, các em có thể biết được Lưỡng quốc trạng nguyên thời trần là ai rồi chứ.

Đó chính là Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

Mạc Đĩnh Chi (1272-1346) quê ở làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay thuộc thôn Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương). Ông đỗ Trạng nguyên năm Hưng Long thứ 12 (1304) đời vua Trần Anh Tông. Nhờ thông minh, hiểu biết sâu rộng, ông nhiều lần được cử đi sứ sang Trung Quốc.

Mạc Đĩnh Chi - Từ cậu bé bán củi nghèo thành lưỡng quốc trạng nguyên lừng  lẫy sử Việt
Mạc Đĩnh Chi – Từ cậu bé bán củi nghèo thành lưỡng quốc trạng nguyên lừng lẫy sử Việt

Năm 1308, ông đi sứ sang nhà Nguyên, mừng vua Nguyên Vũ Tông mới lên ngôi. Lúc đó chỉ mới 20 năm sau chiến tranh Đại Việt chống quân Nguyên lần thứ ba (1287-1288) nên sứ bộ nước ta bị vua quan nhà Nguyên “nắn gân cốt” rất mạnh. Tuy nhiên trong hoạt động bang giao, ông tỏ rõ khí phách và tài năng của mình, để lại nhiều giai thoại nổi tiếng, trong đó đáng nể nhất là câu đố “chết người”. Khi sứ bộ bái biệt để về nước, vua Nguyên ra câu đố hiểm hóc: Một chiếc thuyền chở 3 người gồm: vua, thầy học và cha mình (quân, sư, phụ). Đến giữa sông, thuyền đắm vì gặp sóng lớn. Nếu ngươi ở trên bờ ra cứu, nhưng chỉ có thể cứu được một người thôi, thì ngươi cứu ai?

Vào thời kỳ đó, trả lời sai sẽ bị tội phanh thây, chém đầu hoặc lưu giữ lại, dẫn đến nước Việt mất nhân tài. Nhưng Mạc Đĩnh Chi đã trả lời: Thần thấy thuyền bị đắm tất phải vội vã nhảy xuống sông bơi ra cứu, hễ thần gặp ai trước thì thần cứu người ấy trước, bất kể người ấy là vua, thầy học hay cha mình. Cuối cùng ông cùng sứ bộ được bình yên ra về.

Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần
Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần

Video về Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi

Bằng sự miệt mài khổ luyện và một bản lĩnh phi thường, vượt qua mặc cảm về gia thế, ngoại hình, Mạc Đĩnh Chi đã khiến triều thần nước Việt và cả các nước Á Đông thán phục. Ông trở thành lưỡng quốc trạng nguyên đầu tiên ở nước ta được chính sử ghi nhận. Người ta hay nhắc về bài Phú Hoa sen trong giếng ngọc như một cách để ca ngợi khí chất của một con người đặc biệt cao quý.

Tiểu sử về 3 vị Lưỡng quốc trạng nguyên khác?

Ngoài thông tin về vị Lưỡng quốc trạng nguyên thời trần là Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thì mời các em xem thêm tiểu sử về 3 vị Lưỡng quốc trạng nguyên:

Nguyễn Trực (1417-1473) không chỉ là vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam mà còn được vua nhà Minh phong tặng “Lưỡng quốc Trạng nguyên” trong một lần đi sứ sang Trung Hoa. Ông quê xã Bối Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Xuất thân dòng họ nối đời khoa bảng, từ thuở nhỏ ông đã nổi tiếng thần đồng; 10 tuổi đã đọc thông viết thạo Hán văn; 18 tuổi đỗ đầu thi Hương; 26 tuổi đỗ đầu thi Đình (cuộc thi do đích thân vua ra đề và chấm), đứng đầu 33 tiến sĩ cùng khóa được lưu danh ở bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đến nay, bài thi Đình của Nguyễn Trực được đánh giá là một trong những bài thi Đình hay nhất.

Ngày 13-3 năm Giáp Tuất (1454), mẹ ông qua đời, ông phải về chịu tang. 3 năm sau, tháng 6 ông mãn tang mẹ thì đến tháng 8 có sứ nhà Minh là Hoàng Gián sang nước ta. Chuyện kể rằng, khi được vua Lê Nhân Tông triệu vào tiếp sứ, ông đối đáp như thần, lại hạ bút họa ngay một lúc 50 vần thơ “Lưu biệt” khiến sứ thần phương Bắc vô cùng thán phục. Sau đó, ông được vua cử đi sứ sang Trung Quốc. Sang đó, gặp kỳ thi Đình, ông cùng phó sứ là Trịnh Khiết cùng dự thi, trong đề thi có 7 câu hỏi xoay quanh vấn đề “Luận về phép trị nước của các vương triều”. Ông đã khảng khái trả lời: “Vua sáng tôi hiền thì nước sẽ thịnh, vua không sáng tôi không hiền thì nước sẽ suy vong”. Vua Minh mến tài ông, phong ông là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.

Nguyễn Đăng Đạo (1651-1719) người thôn Hoài Thượng, tên nôm là “Bịu Thượng” nay thuộc xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vì thế dân gian gọi ông là Trạng Bịu. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Năm 16 tuổi Nguyễn Đăng Đạo đi thi và đỗ tam trường (tú tài). Năm 19 tuổi lại đỗ đầu hương cống (cử nhân), được triều đình cho vào học tại Quốc Tử Giám. Năm Chính Hòa thứ 4 (Quý Hợi, 1683) ông thi Đình và đỗ Trạng nguyên.

Lưỡng Quốc Trạng Nguyên NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO
Lưỡng Quốc Trạng Nguyên NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO

Trong chuyến đi sứ năm 1697, nhiệm vụ của Nguyễn Đăng Đạo cùng sứ đoàn không chỉ làm việc tuế cống mà còn phải đòi lại những vùng đất thuộc 2 động Tuyên Quang và Hưng Hóa bị quan thổ ty nhà Thanh lấn chiếm trái phép. Xưa nay việc biên giới là vấn đề trọng yếu của đất nước, là mối xung đột lớn giữa hai nước, Nguyễn Đăng Đạo bằng học vấn uyên thâm, trí thức thông tuệ, lối đối ngoại cương nhu kết hợp nhuần nhuyễn khiến vua Thanh cùng quần thần, sứ bạn phải nể phục. Đến khi bàn vào việc biên giới, ngoài những lý lẽ, Nguyễn Đăng Đạo đã đưa hết cả giấy tờ và bản đồ cũ của hai động, bàn cãi luôn mấy ngày. Triều đình Mãn Thanh đuối lý, nên đã đổi hướng trả lời Nguyễn Đăng Đạo rằng việc cương giới sẽ xem xét và trả lời sau.

Với lập luận đanh thép, Đăng Đạo không bằng lòng với cách giải quyết của triều đình Mãn Thanh. Nhưng vì tránh sự căng thẳng trong bang giao hai nước nên Nguyễn Đăng Đạo đành nhận mũ áo do vua Thanh ban tặng Đệ nhất khôi nguyên (Trạng nguyên) của Bắc triều vinh quy về nước. Mặc dù mục đích đòi lãnh thổ không đạt như ý, nhưng ông là vị sứ thần đã đạt được phong độ của một vị sứ thần mẫu mực, làm rạng danh đất nước.

Nguyễn Nghiêu Tư (1383 – 1471) tiếng Trung: 阮堯咨, bản danh Nguyễn Nghiêu Trư (阮文豬), tự Quân Trù (君廚), hiệu Tùng Khê (松溪), là một trạng nguyên thời nhà Lê sơ, làm quan đến chức Thượng thư. Theo Đại Việt sử ký Toàn thư, ông là người đã thông dâm với mẹ vợ nên bị người đời chế giễu là Trạng lợn. Cũng từ đó, việc xét tiêu chuẩn đạo đức của các trạng nguyên cũng trở nên gắt gao hơn.

Trạng Lợn Nguyễn Nghiêu Tư
Trạng Lợn Nguyễn Nghiêu Tư

Ông sinh năm Qúy Hợi (1383) tại huyện Vũ Ninh, phủ Từ Sơn.[2][3] Một tài liệu của Viện Hán-Nôm lại cho hay, ông là người xã Phù Lương, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).

Ông đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa thứ 6 (1448), đời vua Lê Nhân Tông, khi đã 65 tuổi rồi làm quan Hàn lâm trực học sĩ, An phủ sứ lộ Tân Hưng Thượng.

Đầu năm Thiên Hưng thứ nhất (tháng 10 âm lịch năm 1459) thời Lê Nghi Dân, ông được cử cùng Lê Cảnh Huy, Nguyễn Như Đổ, Hoàng Thanh sang nhà Minh nộp cống hằng năm và xin bỏ việc mò ngọc trai. Tài liệu của Viện Hán-Nôm lại cho ông được cử làm Phó sứ (năm 1460) sang Đại Minh cầu phong[3] trong khi Đại Việt sử ký toàn thư nói rằng: “Ngày 20, lại sai bọn Trần Phong, Lương Như Hộc, Trần Bá Linh sang nhà Minh cầu phong”. Sau đó, ông được thăng lên Lại bộ thượng thư (chưởng lục bộ).

**********

Hy vọng qua bài viết trên, các em đã nắm rõ được tiểu sử của các vị Lưỡng quốc trạng nguyên. Thầy cô chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button