Tổng hợp

Biện chứng khách quan là gì? Ví dụ biện chứng khách quan

Biện chứng là gì?

Khái niệm biện chứng

Từ biện chứng (“dialectic”) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, và trở nên phổ biến qua những cuộc đối thoại kiểu Socrates của Plato. Biện chứng có nền tảng từ những cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người với những ý kiến, tư tưởng khác nhau và cùng mong muốn thuyết phục người khác.

Biện chứng hay còn gọi là phương pháp biện chứng, phép biện chứng là một phương pháp luận, đây là phương pháp tồn tại ở cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ đại.

Trên thực tế, biện chứng được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mối liên hệ tương tác, chuyển hóa, vận động phát triển theo quy luật của các sự vật hay hiện tượng trong quá trình tự nhiên xã hội và tư duy.

Và biện chứng sẽ bao gồm hai loại là biện chứng chủ quan và biện chứng khách quan.

Biện chứng là gì?
Biện chứng là gì?

Các giai đoạn phát triển của phương pháp luận biện chứng

Theo như tìm hiểu, phương pháp luận biện chứng trải qua 03 giai đoạn phát triển:

– Thứ nhất, giai đoạn phép biện chứng cổ đại: đây là phép biện chứng xuất hiện trong triết học thời cổ đại. Các nhà triết học ở phương Đông và phương Tây thời cổ đại đã xem thế giới khách quan thay đổi trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận. Nhưng những gì các nhà biện chứng khoa học đó khám phá ra thì nó chỉ là trực kiến chứ chưa có sự nghiên cứu mang tính chất thực nghiệm khoa học ở đây.

– Thứ hai, giai đoạn phép biện chứng duy tâm: được hiểu là sự bắt nguồn từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là biểu hiện của các ý niệm nên biện chứng được các nhà triết học cổ điển Đức nhận định đây là biện chứng duy tâm. Thời kỳ đỉnh cao của hình thức cơ bản này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi xướng cho quan điểm này là nhà triết học Kant (1724-1804) và người kế thừa, hoàn thiện nó là nhà triết học Hegel. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phép biện chứng.

– Thứ ba, giai đoạn của phép biện chứng duy vật: do hai nhà triết học xây dựng, đó là Karl Heinrich Marx và Friedrich Engels. Hai nhà triết học đã kế thừa sự phát triển cho rằng là quan điểm hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng và phát triển hoàn thiện phép biện chứng duy vật với tính chất là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển. Hai ông quan niệm rằng phép biện chứng là quy luật vận động của thế giới khách quan chứ không phải chỉ là sự vận động của tư tưởng.

Phương pháp luận biện chứng

Phép biện chứng (hay phương pháp biện chứng, phép biện chứng) là một phương pháp luận, đây là phương pháp tồn tại ở cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ đại.

Từ biện chứng (“dialectic”) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, và trở nên phổ biến qua những cuộc đối thoại kiểu Socrates của Plato. Biện chứng có nền tảng từ những cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người với những ý kiến, tư tưởng khác nhau và cùng mong muốn thuyết phục người khác.

Phương pháp này khác với hùng biện, trong đó một bài diễn thuyết tương đối dài do một người đưa ra – một phương pháp được những người ngụy biện ủng hộ. Nhiều dạng khác nhau của biện chứng nổi lên ở phương Đông và phương Tây theo những thời kỳ lịch sử khác nhau như trường phái Socrates, đạo Hindu, đạo Phật, biện chứng Trung cổ, trường phái Hegel và chủ nghĩa Marx.

Biện chứng chủ quan là gì?

Khái niệm về biện chứng chủ quan

Biện chứng chủ quan là chỉ biện chứng của ý thức. Khái niệm biện chứng chủ quan chính là sự phản ánh mối liên hệ, sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào đầu óc, tư duy của con người.

Ví dụ về biện chứng chủ quan

Khi bạn tham gia điều khiển phương tiện giao thông, bạn nghĩ rằng mình đang chạy rất bình thường không có điều gì xảy ra nhưng thực tế có thể bạn đang chạy quá tốc độ so với pháp luật quy định.

Biện chứng khách quan là gì?

Khái niệm khách quan

Khách quan được hiểu đơn giản là những sự vật hoặc hiện tượng, sự việc diễn ra bình thường một cách ngoài ý muốn của bạn. Các sự vật, sự việc đó tồn tại, vận động mà không nằm trong quyền kiểm soát của bạn.

Nó cũng là một cách lý giải của sự vận động, phát triển của hiện tượng và sự vật. Trong đó, chúng không bị phụ thuộc vào bất cứ yếu tố hay tác động nào. Vậy khách quan là gì? – Nó là sự vận động, phát triển không phụ thuộc vào con người.

Nhận thức của loài người cần phải tôn trọng thực tế khách quan. Nó đòi hỏi chúng ta cần công tâm, tôn trọng sự thật. Quá trình nhận xét, đánh giá mọi vật, mọi việc phải công tâm, xem xét nhiều khía cạnh, góc nhìn.

Ví dụ biện chứng khách quan

Một ví dụ minh họa cho khái niệm khách quan là gì đó là khi giải quyết một vấn đề. Hai người có thể đưa ra hai phương án khác nhau và đều có những lý luận để bảo vệ ý kiến của mình. Nếu như là một trong hai người trên thì chúng ta sẽ bị cái nhìn phiến diện của bản thân làm ảnh hưởng đến sự đánh giá hai phương án giải quyết.

Chính vì thế, cần có một người khác để đưa ra những đánh giá và nhận xét. Vấn đề duy nhất đó là người thứ 3 cần thật công tâm, tỉnh táo và không được thiên vị bất cứ ai trong hai người.

Biện chứng khách quan là gì? Ví dụ về biện chứng khách quan
Biện chứng khách quan là gì? Ví dụ về biện chứng khách quan

Các tính chất và tác dụng của tính khách quan

Một số tính chất của khách quan

Trong cuộc sống con người, tính khách quan có thể được nhận thấy một cách dễ dàng. Đó là sự độc lập, phát triển của các sự vật, sự việc và hiện tượng. Bởi vì chúng tồn tại mà không chịu bất cứ sự tác động, chi phối của điều gì. Nên tính khách quan được cho là có sự độc lập nhất định.

Tuy nhiên, tính khách quan của các sự vật, hiện tượng chỉ mang tính chất tương đối chứ không phải tuyệt đối. Nguyên nhân của việc này được cho là do tính khách quan cũng dựa trên các quan điểm của mỗi người. Và đôi khi, các sự vật, hiện tượng không thường xảy ra sự chính xác tuyệt đối.

Tùy theo sự nhìn nhận khách quan của từng người với sự vật, hiện tượng. Mà lời nhận xét cũng chưa hẳn là khách quan, chính xác 100%. Hơn nữa, các sự vật và hiện tượng luôn không ngừng phát triển và tiến hóa. Mà con người không thể tác động vào chúng nên đánh giá của mỗi người sẽ có những tính chất khách quan của mối liên hệ khác nhau.

Tác dụng trong đời sống thực tế của khách quan

Mỗi sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống đều tồn tại hai mặt song song. Nó có thể là ưu – nhược điểm của sự vật, hiện tượng đó. Và khách quan giúp chúng ta có thể đánh giá và nhìn nhận sự vật, hiện tượng đó.

Đây sẽ là những đánh giá tổng thể trung thực và theo các quy luật. Từ đó, cuộc sống con người không bị ràng buộc bởi những suy nghĩ, đánh giá chủ quan của người khác.

Với các nhận xét, đánh giá khách quan thì các sự vật, hiện tượng sẽ hiện thực hơn. Con người bớt ảo tưởng về mọi việc xung quanh khi bỏ được quan điểm chủ quan.

Tuy nhiên, cuộc sống muôn màu với các hoàn cảnh đa dạng khác nhau. Nếu quá khách quan thì sẽ làm cho tình cảm, mối quan hệ của người người bị mờ nhạt. Thậm chí, nhiều khi các yếu tố khách quan tạo nên sự rạch ròi quá mức. Nó sẽ làm nên những tổn thương và khoảng cách xa lạ giữa người với người.

Thế giới khách quan là gì?

Thế giới quan là tất cả những quan niệm của loài người về thế giới. Chúng bao gồm quan niệm về sự vật, hiện tượng, con người và mối quan hệ giữa con người trong thế giới.

Thế giới quan đóng vai trò là định hướng cuộc sống của con người. Nó định hướng thực tiễn cho đến sự tự nhận thức bản thân, lý tưởng và cả hành vi đối với thế giới xung quanh. Có thể nói, thế giới quan là kim chỉ nam cho thái độ, hành vi của con người đối với thế giới bên ngoài.

Các yếu tố tạo nên thế giới quan có thể là tri thức, nhận thức, lý chí, tình cảm, niềm tin,… Các yếu tố này liên kết với nhau tạo thành thể thống nhất và chi phối hành động, nhận thức của người đó.

Thế giới khách quan và phương pháp luận triết học đã tạo nên nền tảng cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây cũng là sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa duy vật, phép duy vật biện chứng trong lịch sử nhân loại.

Tồn tại khách quan là gì?

Hầu hết các khái niệm liên quan đến khách quan đều là những quan điểm của chủ nghĩa Mác, Lênin. Quan điểm này đã vạch rõ những sai lầm trước đây của chủ nghĩa duy tâm. Nó mang đến một nhận thức về thế giới quan mới và luận giải nhiều vấn đề một cách sâu sắc.

Quan điểm duy vật của Mác – Lênin coi vật chất là phạm trù cơ bản. Vật chất là thứ tồn tại khách quan và được cảm giác của con người ghi lại, chụp lại để phản ánh. Nếu hỏi tồn tại khách quan là gì thì nó chính là một thuộc tính cơ bản nhất của vật chất.

Mối liên hệ giữa biện chứng khách quan và chủ quan

Thứ nhất, khách quan và chủ quan là hai mặt, hai yếu tố không thể tách rời trong mọi hoạt động của mỗi chủ thể. Và trong mối liên kết giữa khách quan và chủ quan, quan điểm cho rằng khách quan bao giờ cũng là cơ sở, tiền đề cho yếu tố chủ quan, giữ vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định yếu tố chủ quan. Lênin vạch ra sự tương tác biện chứng phức tạp giữa cái chủ quan và cái khách quan. Vai trò hàng đầu trong sự phát triển lịch sử – xã hội thuộc về các điều kiện khách quan vốn quyết định tính chất và chiều hướng chủ yếu của các quá trình xã hội. Bởi lẽ, các điều kiện, khả năng và quy luật khách quan, không những luôn tồn tại độc lập không lệ thuộc vào chủ thể, luôn buộc chủ thể phải tính đến trước tiên trong mọi hoạt động, mà còn là cội nguồn làm nảy sinh mọi tri thức, tình cảm, ý chí và nguyện vọng của chủ thể.

Thứ hai, khách quan quy định nội dung và sự vận động biến đổi của chủ quan. Không phải thế giới khách quan khuôn theo ý chí, nguyện vọng chủ quan của con người, mà trái lại, ý chí, nguyện vọng của con người chỉ đúng khi nó phản ánh được sự vận động biến đổi của những điều kiện, khả năng và quy luật vốn có của thế giới khách quan.

Thứ ba, mọi hoạt động của con người phải dựa vào những điều kiện khách quan nhất định song con người sẽ không phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện khách quan đó mà có thể tự dựa vào năng lực chủ quan của chính bản thân mình để phát hiện ra các điều kiện khách quan. Và khi đó, nếu có những điều kiện khách quan cần thiết thì nhân tố chủ quan giữ vai trò quyết định trong các cải biến xã hội. Lênin viết: “Trong lúc các nước tư bản chủ nghĩa và giai cấp tư bản đang tan rã, trong lúc giai cấp đó tuyệt vọng và gặp cơn khủng hoảng, thì chỉ có nhân tố chính trị đó mới là nhân tố quyết định… Trong trường hợp này, cái quyết định chính là sự tự giác và tính kiên quyết của giai cấp công nhân. Nếu giai cấp công nhân sẵn sàng hy sinh, nếu nó tỏ ra có khả năng dốc toàn lực ra thì nhiệm vụ khắc được giải quyết… Tinh thần quyết tâm của giai cấp công nhân, ý chí sắt đá của nó trong việc thực hiện khẩu hiệu “Chúng ta thà chết chứ không chịu khuất phục!” không phải chỉ là nhân tố lịch sử mà còn là nhân tố quyết định, nhân tố chiến thắng nữa”

Thứ tư, biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan trong thời kỳ xây dựng CNXH quy định các biện pháp giải quyết các nhiệm vụ kiến thiết, trong đó phải tính đến cả sự chín muồi của các điều kiện kinh tế – vật chất, trình độ tự giác và tính tổ chức của quần chúng lao động, tức là nhân tố chủ quan. Ở đây cái khách quan chủ yếu và về cơ bản vẫn xác định xu hướng và tính chất của sự phát triển lịch sử, tạo ra những khả năng và tiền đề hiện thực để giải quyết các nhiệm vụ xã hội đã được lịch sử xác định, quy định nội dung và giới hạn của hành động hiệu quả của nhân tố chủ quan. Ý chí, lòng nhiệt tình, quyết tâm của con người, nếu chúng bị tách khỏi các điều kiện khách quan, không tính đến các yêu cầu của các quy luật khách quan đều dẫn đến chủ nghĩa chủ quan duy ý chí.

Mối quan hệ giữa chủ quan và khách quan
Mối quan hệ giữa chủ quan và khách quan

Ý nghĩa của mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan

Thứ nhất, mối quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan, nhận thấy yếu tố khách quan là nhân tố giữ vai trò là tiền đề, là cơ sở nên khi thực hiện hay xử lý vấn đề nào đó trên thực tiễn thì tư duy hay hành động phải có sự tôn trọng khách quan.

Thứ hai, trong mối quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan, nhân tố chủ quan sẽ giúp tăng sự sáng tạo, đấu tranh, tránh trường hợp thụ động, ỷ lại trước những khó khăn, trắc trở của cuộc sống.

Thứ ba, từ mối liên hệ này sẽ giúp con người có nhận thức hay hành động đúng đắn hơn trong lý luận và thực tế.

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button