Giải bài tập

Giải bài 9, 10, 11, 12 trang 138 SBT Toán lớp 7 tập 1

Giải bài tập trang 138 bài 1 tổng ba góc của một tam giác Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 9: Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC (H ∈ BC). Tìm góc bằng góc B….

Câu 9 trang 138 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1

Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC (H ∈ BC). Tìm góc bằng góc B.

Giải

Bạn đang xem: Giải bài 9, 10, 11, 12 trang 138 SBT Toán lớp 7 tập 1

Có thể tìm góc B bằng hai cách:

*Cách 1

Ta có \(\widehat {{A_1}} + \widehat {{A_2}} = \widehat {BAC} = 90^\circ \)                          (1)

Vì ∆AHB vuông tại H nên:

\(\widehat B + \widehat A = 90^\circ \) (tính chất tam giác vuông)         (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat B = \widehat {{A_2}}\)

*Cách 2

Vì ∆ABC vuông tại A nên: 

\(\widehat B + \widehat C = 90^\circ \) (tính chất tam giác vuông)             (1)

Vì ∆AHC vuông tại H nên

\(\widehat {{A_2}} + \widehat C = 90^\circ \) (tính chất tam giác vuông)          (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat B = \widehat {{A_2}}\).

 


Câu 10 trang 138 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1

Cho hình dưới:

a) Có bao nhiêu tam giác vuông trong hình?

b) Tính số đo các góc nhọn ở các đỉnh C, D, E.

Giải

a) Có năm tam giác vuông trong hình:

               ∆ABC vuông tại B

               ∆CBD vuông tại B

               ∆EDA vuông tại D

               ∆DCAvuông tại C

               ∆DCEvuông tại C

b) ∆ABC vuông tại B, suy ra:

\(\widehat A + \widehat {ACB} = 90^\circ \) (tính chất tam giác vuông)

\(\eqalign{
& \Rightarrow \widehat {ACB} = 90^\circ – \widehat A = 90^\circ – 40^\circ = 50^\circ \cr
& \widehat {ACB} + \widehat {BC{\rm{D}}} = \widehat {AC{\rm{D}}} = 90^\circ \cr
& \Rightarrow \widehat {BC{\rm{D}}} = 90^\circ – \widehat {ACB} = 90^\circ – 50^\circ = 40^\circ \cr} \)

∆ACD vuông tại C, suy ra:

\(\widehat A + \widehat {C{\rm{D}}A} = 90^\circ \) (tính chất tam giác vuông)

\(\eqalign{
& \Rightarrow \widehat {C{\rm{D}}A} = 90^\circ – \widehat A = 90^\circ – 40^\circ = 50^\circ \cr
& \widehat {C{\rm{D}}A} + \widehat {C{\rm{D}}E} = \widehat {A{\rm{D}}E} = 90^\circ \cr
& \Rightarrow \widehat {C{\rm{D}}E} = 90^\circ – \widehat {C{\rm{D}}A} = 90^\circ – 50^\circ = 40^\circ \cr} \)

∆DEA vuông tại D, suy ra:

\(\widehat A + \widehat E = 90^\circ \) (tính chất tam giác vuông)

\( \Rightarrow \widehat E = 90^\circ  – \widehat A = 90^\circ  – 40^\circ  = 50^\circ \)

 


Câu 11 trang 138 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1

Cho tam giác ABC có \(\widehat B = 70^\circ ,\widehat C = 30^\circ \). Tia phân giác của góc A cắt BC tại D. Kẻ AH vuông góc với BC (H ∈ BC).

a) Tính \(\widehat {BAC}\) 

b) Tính \(\widehat {A{\rm{D}}H}\)

c) Tính \(\widehat {HA{\rm{D}}}\)

Giải

a) Trong ∆ABC, ta có:

\(\widehat {BAC} + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \) (tổng ba góc trong tam giác)

Mà \(\widehat B = 70^\circ ;\widehat C = 30^\circ \left( {gt} \right)\)

Suy ra: \(\widehat {BAC} + 70^\circ  + 30^\circ  = 180^\circ \)

Vậy \(\widehat {BAC} = 180^\circ  – 70^\circ  – 30^\circ  = 80^\circ \)

b) Ta có: \(\widehat {{A_1}} = {1 \over 2}\widehat {BAC} = {1 \over 2}.80^\circ  = 40^\circ \) (Vì AD là tia phân giác của \(\widehat {BAC}\))

Trong ∆ADC ta có \(\widehat {A{\rm{D}}H}\) là góc ngoài tại đỉnh D.

Do đó: \(\widehat {A{\rm{D}}H} = \widehat {{A_1}} + \widehat C\) (tính chất góc ngoài của tam giác)

Vậy \(\widehat {A{\rm{D}}H} = 40^\circ  + 30^\circ  = 70^\circ \)

c) ∆ADH vuông tại H nên:

\(\widehat {HA{\rm{D}}} + \widehat {A{\rm{D}}H} = 90^\circ \) (tính chất tam giác vuông)

\( \Rightarrow \widehat {HA{\rm{D}}} = 90^\circ  – \widehat {A{\rm{D}}H} = 90^\circ  – 70^\circ  = 20^\circ \)

 


Câu 12 trang 138 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1

Cho tam giác ABC. Các tia phân giác của các góc B và C cắt nhau ở I. Tính \(\widehat {BIC}\) biết rằng:

a) \({\rm{}}\widehat B = 80^\circ ,\widehat C = 40^\circ \)

b) \(\widehat A = 80^\circ \)

c) \(\widehat A = m^\circ \)

Giải

a) Ta có

\(\widehat {{B_1}} = {1 \over 2}\widehat {ABC} = {1 \over 2}.80^\circ  = 40^\circ \) (vì BD là tia phân giác của \(\widehat {ABC}\))

\(\widehat {{C_1}} = {1 \over 2}\widehat {ACB} = {1 \over 2}.40^\circ  = 20^\circ \) (vì CE là tia phân giác của \(\widehat {ACB}\))

Trong ∆IBC, ta có: \(\widehat {BIC} + \widehat {{B_1}} + \widehat {{C_1}} = 180^\circ \) (tổng 3 góc trong tam giác)

\(\widehat {BIC} = 180^\circ  – \left( {\widehat {\widehat {{B_1}} + {C_1}}} \right) = 180^\circ  – \left( {40^\circ  + 20^\circ } \right) = 120^\circ \)

b) Ta có:

\(\widehat {{B_1}} = {1 \over 2}\widehat B\) (vì BD là tia phân giác \(\widehat B\))

\(\widehat {{C_1}} = {1 \over 2}\widehat C\) (vì CE là tia phân giác \(\widehat C\))

Trong ∆ABC, ta có:

\(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \) (tổng ba góc trong tam giác)

Suy ra \(\widehat B + \widehat C = 180^\circ  – \widehat A = 180^\circ  – 80^\circ  = 100^\circ \)

Trong ∆IBC, ta có: \(\widehat {BIC} + \widehat {{B_1}} + \widehat {{C_1}} = 180^\circ \)

Vậy \(\widehat {BIC} = 180^\circ  – \left( {\widehat {{B_1}} + \widehat {{C_1}}} \right) = 180^\circ  – {{\widehat B + \widehat C} \over 2} = 180^\circ  – {{100^\circ } \over 2} = 130^\circ \)

c) Ta có: \(\widehat B + \widehat C = 180 – m^\circ \)

Vậy \(\widehat {BIC} = 180^\circ  – {{180^\circ  – m^\circ } \over 2} = 180^\circ  – 90^\circ  + {{m^\circ } \over 2} = 90^\circ  + {{m^\circ } \over 2}\)

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button