Giải bài tập

Giải bài 107, 108, 109, 110 trang 153 SBT Toán lớp 7 tập 1

Giải bài tập trang 153 bài ôn tập chương II Tam giác Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 107: Tìm các tam giác cân trên hình dưới…

Câu 107 trang 153 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1

Tìm các tam giác cân trên hình dưới.

Bạn đang xem: Giải bài 107, 108, 109, 110 trang 153 SBT Toán lớp 7 tập 1

Giải

Ta có: AB = AC (gt) nên ∆ABC cân tại A.

\(\Rightarrow \widehat {ABC} = \widehat {ACB} = {{180^\circ  – \widehat {BAC}} \over 2} = {{180^\circ  – 36^\circ } \over 2} = 72^\circ \)

\(\widehat {BA{\rm{E}}} = \widehat {BAC} + \widehat {CA{\rm{E}}} = 36^\circ  + 36^\circ  = 72^\circ \)

\(\Rightarrow \widehat {BA{\rm{E}}} = \widehat {ABE}\) => ∆ABE cân tại E

\(\widehat E = 180^\circ  – 2\widehat {ABE} = 180^\circ  – 2.72^\circ  = 36^\circ \)

\(\widehat {CA{\rm{E}}} = \widehat E\) nên ∆ACE cân tại C.

Trong ∆DAC, ta có:

\(\widehat {DAC} = 180^\circ  – \left( {\widehat D + \widehat {AC{\rm{D}}}} \right) = 180^\circ  – \left( {36^\circ  + 72^\circ } \right) = 72^\circ \)

Vì \(\widehat {DAC} = \widehat {AC{\rm{D}}}\) nên ∆DAC cân tại D

\(\eqalign{
& \widehat {DAC} = \widehat {DAB} + \widehat {BAC} \cr
& \Rightarrow \widehat {DAB} = \widehat {DAC} – \widehat {BAC} = 72^\circ – 36^\circ = 36^\circ \cr} \)

\( \Rightarrow \widehat {DAB} = \widehat D\) nên ∆ABD cân tại B

\(\widehat {A{\rm{D}}E} = \widehat {A{\rm{ED}}} = 36^\circ \) nên ∆ADE cân tại A

Vậy có 6 tam giác cân trong hình trên. 

 


Câu 108 trang 153 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1

Bạn Mai vẽ tia phân giác của một góc như sau: Đánh dấu trên hai cạnh của bốn góc bốn đoạn thẳng bằng nhau: OA = AB = OC = CD (hình dưới). Kẻ các đoạn thẳng AD, BC, chúng cắt nhau ở K. Hãy giải thích vì sao OK là tia phân giác của góc O.

Hướng dẫn: Chứng minh rằng:

a) ∆OAD = ∆OCB

b) ∆KAB = ∆KCD

Giải

a) Xét ∆OAD và ∆OCB, ta có:

            OA = OC (gt)

            \(\widehat O\) chung

            OD = OB (gt)

Suy ra: ∆OAD = ∆OCB (c.g.c)

b) Ta có: ∆OAD = ∆OCB

Suy ra: \(\widehat D = \widehat B\) (hai góc tương ứng)

             \(\widehat {{C_1}} = \widehat {{A_1}}\) (hai góc tương ứng)

Lại có: \(\widehat {{C_1}} + \widehat {{C_2}} = 180^\circ \) (kề bù)

           \(\widehat {{A_1}} + \widehat {{A_2}} = 180^\circ \) (kề bù)

Suy ra: \(\widehat {{C_2}} = \widehat {{A_2}}\)   

Xét ∆KCD và ∆KAB, ta có:

                 \(\widehat D = \widehat B\) (chứng minh trên)

                 CD = AB (gt)

                 \(\widehat {{C_2}} = \widehat {{A_2}}\) (chứng minh trên)

Suy ra:  ∆KCD = ∆KAB (g.c.g) => KC = KA (hai cạnh tương ứng)

Xét ∆OCK = ∆OAK, ta có:

                OC = OA (gt)

                OK cạnh chung

                KC = KA (chứng minh trên)

Suy ra: ∆OCK = ∆OAK (c.c.c) => \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{O_2}}\) (hai góc tương ứng)

Vậy OK là tia phân giác của góc O

 


Câu 109 trang 153 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1

Cho tam giác ABC cân tại A, kẻ \(BH \bot AC\). Gọi D là một điểm thuộc cạnh đáy BC. Kẻ \({\rm{D}}E \bot AC,DF \bot AB\). Chứng minh rằng DE + DF = BH.

Giải

Kẻ \({\rm{DK}} \bot {\rm{BH}}\)

Ta có: \(BH \bot AC\left( {gt} \right)\)

Suy ra: DK // AC (hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì vuông góc với nhau)

\( \Rightarrow \widehat {K{\rm{D}}B} = \widehat C\) (hai góc đồng vị)

Vì ∆ABC cân tại A nên \(\widehat B = \widehat C\) (tính chất tam giác cân)

Suy ra: \(\widehat {K{\rm{D}}B} = \widehat B\)

Xét hai tam giác vuông BFD và DKB, ta có:

            \(\widehat {BF{\rm{D}}} = \widehat {DKB} = 90^\circ \)

            BD cạnh huyền chung

            \(\widehat {FB{\rm{D}}} = \widehat {K{\rm{D}}B}\) (chứng minh trên)  

Suy ra: ∆BFD = ∆DKB (cạnh huyền, góc nhọn)

\( \Rightarrow \) DF = BK  (hai cạnh tương ứng)                                  (1)

Nối DH. Xét ∆DEH = ∆DKH, ta có:

                \(\widehat {DEH} = \widehat {DKH} = 90^\circ \)

                DH cạnh huyền chung

               \(\widehat {EH{\rm{D}}} = \widehat {K{\rm{D}}H}\) (hai góc so le trong)

Suy ra: ∆DEH = ∆DKH (cạnh huyền, góc nhọn)

Suy ra: DE = HK (hai cạnh tương ứng)                              (2)

Mặt khác:   BH = BK + HK                                                  (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra:  DF + DE = BH

 

Câu 110 trang 153 Sách Bài Tập (SBT) Toán lớp 7 tập 1

Cho tam giác ABC vuông tại A có \({{AB} \over {AC}} = {3 \over 4}\) và BC=15cm. Tính các độ dài AB, AC.

Giải

Theo đề bài, ta có:

\({{AB} \over {AC}} = {3 \over 4} \Rightarrow {{AB} \over 3} = {{AC} \over 4} \Rightarrow {{A{B^2}} \over 9} = {{A{C^2}} \over {16}}\)

Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\({{A{B^2}} \over 9} = {{A{C^2}} \over {16}} = {{A{B^2} + A{C^2}} \over {9 + 16}}\left( 1 \right)\)

Tam giác ABC vuông tại A

Áp dụng Pytago vào tam giác ABC, ta có:

\(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) suy ra: \({{A{B^2}} \over 9} = {{A{C^2}} \over {16}} = {{B{C^2}} \over {25}} = {{{{15}^2}} \over {25}} = {{225} \over {25}} = 9\)

\({\rm{A}}{B^2} = 9.9 = 81 \Rightarrow AB = 9\left( {cm} \right)\) (vì AB > 0)

\(A{C^2} = 16.9 = 144 \Rightarrow AC = 12\left( {cm} \right)\) (vì AC > 0)

Giaibaita.me

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button