Giáo dụcLớp 9

Dàn ý Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà

dan y cam nhan ve nhan vat be thu trong chiec luoc nga

Dàn ý Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà

I. Dàn ý Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà

1. Mở bài

Bạn đang xem: Dàn ý Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà

Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lược ngà và nhân vật bé Thu:
– Chiếc lược ngà là truyện ngắn xúc động về tình cảm gia đình trong chiếc tranh.
– Qua nhân vật bé Thu, tình cảm cha con được tái hiện chân thực, xúc động.

2. Thân bài

* Tình huống truyện:
– Sau 8 năm xa cách, ông Sáu trở về thăm gia đình, quê hương.
– Ông Sáu háo hức, mong chờ gặp con gái nhỏ nhưng bé Thu không chịu nhận cha
– Ngày bé Thu hiểu mọi việc và nhận cha cũng là ngày ông Sáu phải lên đường.

* Nhân vật bé Thu

– Bướng bỉnh, không chịu nhận ông Sáu là ba:
+ Bất ngờ, sợ hãi khi được ông Sáu ôm vào lòng và gọi con
+ Xa lánh, từ chối mọi hành động quan tâm của ông Sáu
+ Không chịu gọi ông Sáu là ba, nói trổng khi muốn nhờ ông Sáu giúp đỡ.
+ Hất tung cái trứng được ông Sáu gắp vào bát trong bữa ăn
+ Giận dỗi bỏ sang bà ngoại khi bị ông Sáu đánh
=> Bướng bỉnh, cự tuyệt quyết liệt

– Tình thương ba sâu sắc
+ Bé Thu không chịu nhận ba vì trong bức ảnh chụp với má, ba không có vết thẹo trên mặt
+ Khi được bà giải thích, Thu hiểu ra tất cả à thấy hối hận và có lỗi vô cùng
+ Cất tiếng gọi ba khi ông Sáu chuẩn bị lên đường, hôn lên vết sẹo dàu trên má ba.
+ Không muốn ông Sáu rời đi
=> Tình thương cha sâu sắc

3. Kết bài

Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu:
– Tình thương cha sâu sắc, tha thiết
– Những chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của bé Thu làm cho câu chuyện về tình cảm cha con thêm xúc động, hấp dẫn.
 

II. Bài văn mẫu Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà

Tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khai thác mảng đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một số tác phẩm đặc sắc như “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,.. Trong đó, “Chiếc lược ngà” tạo được nhiều ấn tượng hơn cả. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính – nhân vật bé Thu – một cô bé cá tính, đáng yêu và có tình yêu ba tha thiết.

“Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên (Chiếc lược ngà) của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm tạo nhiều bất ngờ cảm động: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở vể, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài văn Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà tại đây.

——————HẾT——————-

Chiếc lược ngà câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình trong chiến tranh. Để thấy hết được vẻ đẹp thiêng liêng, cao đẹp của tình phụ tử và thấy được tội ác của chiến tranh, bên cạnh bài cảm nhận trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Sơ đồ tư duy Chiếc lược ngà, Nghị luận về truyện ngắn Chiếc lược ngà, Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua đoạn trích Chiếc lược ngà, Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button