Tổng hợp

Bạc nhược là gì? Biểu hiện của người có tinh thần bạc nhược

Bạc nhược là gì?

Bạc nhược là tính từ, có nghĩa là quá yếu đuối về tinh thần, không có ý chí đấu tranh, không đủ sức vượt qua khó khăn, trở lực dù là nhỏ.

Ví dụ: con người bạc nhược, ý chí bạc nhược
  • Bạc là kém, ít, mỏng manh hay sơ sài.
  • Nhược là yếu đuối, yếu kém, thiếu sự mạnh mẽ, kiên cường.

Vậy một người gọi là có tinh thần bạc nhược nghĩa là họ có tính cách yếu đuối, thiếu quyết đoán, nhiều khi ta thấy họ ít năng động, thiếu nhiệt huyết trong mọi việc.

Bạc nhược là gì?
Bạc nhược là gì?

Biểu hiện của người có tinh thần bạc nhược

Lười biếng, không siêng năng trong công việc, trong lao động

Như ngay từ lúc nhỏ, vì được cha mẹ cưng chiều, nên chẳng cho làm gì cả, không đụng tay đụng chân.

Rửa chén, quét nhà, lặt rau, giặt đồ,…toàn là cha mẹ, hay anh chị lớn làm.

Và cứ không làm gì hết vậy, coi chừng khi lớn lên sẽ trở thành người bạc nhược, thụ động.

Ít ham thích làm các công việc xã hội, từ thiện

Phải luôn yêu thích làm việc, không những việc của mình, mà cả của xã hội cũng thích. Người nào sống được như vậy thì phước báu sẽ có rất nhiều. Phước nhiều thì tinh thần sẽ mạnh mẽ lên.

Thiếu tình thương với những chúng sinh khác ngoài của mình

Tình thương rộng lớn, không vụ lợi, bình đẳng thì đó trở thành tâm từ bi. Người có tâm đại từ bi, sẽ hành động trong tinh thần vô ngã, sống vị tha, người ấy tinh thần ắt sẽ mạnh mẽ vô cùng.

Tính thụ động này được tiếp nối qua nhiều kiếp sống

Bạn đang xem: Bạc nhược là gì? Biểu hiện của người có tinh thần bạc nhược

Nếu tái sinh qua kiếp nào cũng vậy, cứ sống lười, thụ động. Thì dần dần tính bạc nhược sẽ trở thành bản chất thâm căn cố đế, khó mà sửa đổi.

Không tự thấy những lỗi ấy để mà tự chỉnh sửa lối sống lại

Không tự biết lỗi, cũng không gặp ai chỉ để điều chỉnh lối sống, nên tính cứ tiếp diễn mà không thay đổi.

Trên đây chính là năm lý do chính hình thành nên một con người có tinh thần bạc nhược, yếu mềm.

Cách để thay đổi tính bạc nhược

Đó là phải hành động sống năng động tích cực trở lại như siêng năng trong công việc, từ những điều nhỏ nhất như lúc ăn cơm thì ta giành bới cơm, dọn cơm, rửa chén…

Đến nơi làm việc thì ta vất vả hơn người tí, làm mọi việc mà người khác chê như lau bụi, quét văn phòng, trưng hoa, ….

Tới chùa thì đi vào bếp phụ, quét rác, lá, hoặc vào nhà vệ sinh dọn, ….

Rồi mỗi ngày trong thời khoá tu cần thêm vào pháp tu quán tâm từ, rải từ tâm.

Để tăng tâm từ bi lên.

Sự thay đổi lối sống tích cực vậy, qua thời gian thì tính cách sẽ thay đổi.

Sẽ mạnh mẽ hơn, kiên cường quyết đoán hơn, và sẽ không còn tính bạc nhược, yếu mềm nữa.

Cách để thay đổi tính bạc nhược
Cách để thay đổi tính bạc nhược

Các từ có nghĩa tương đồng với bạc nhược

Nhu nhược

Đây là một từ chỉ tính cách. Con người có vô vàn đặc điểm tính cách khác nhau.

Nhu nhược là mềm yếu quá độ, thiếu bản lãnh, thiếu kiên quyết. Người ta thường nói: Nhu quá hóa nhược là vây.

Đây là một tính từ chỉ tính thiếu quyết đoán, mềm yếu.

Tính cách nhu nhược yếu đuối, thiếu cương quyết. Không dám có những phản ứng khi cần thiết.

Con người mang tính cách này không có lập trường, không tôn trọng ý kiến của mình.

Khắc phục tính nhu nhược

Muốn thay đổi tính cách không tốt này thì cần phải thay đổi từ bên trong con người. Thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề. Thay đổi hành động trong cuộc sống, biến bị động thành chủ động. Tích cực đưa ra ý kiến, giao thiệp với xã hội. Đồng thời học cách bảo vệ ý kiến cá nhân.

Để làm được điều này, con người cần có sự tác động từ bên ngoài. Hoặc trải qua một sự cố vấp ngã đau đớn trong cuộc đời.

Nhu mì

Nhu mì nghĩa là hiền lành, ôn hòa, biết cảm thông, hay thương xót, chấp nhận chịu đựng tổn thương. Biết đón nhận những tổn thương mà người khác đem lại nhưng không cay đắng. Chờ đợi người khác nhận ra lỗi lầm và thay đổi. Chờ đợi người khác trở nên tốt hơn trong tình yêu thương.

Một người có tình cách nhu mì là người yêu hòa bình.

Người này k thích tranh cãi. Yêu công lý nhưng không cần gay gắt để có được công lý. Người nhu mì không yếu đuối và thiếu quyết đoán.

Người nhu nhược rút lui vì sợ, vì biết mình không có khả năng thắng. Nhưng lại mang cay đắng trong lòng. Người nhu mì rút lui không tranh cãi. Thường sống và cư xử bằng tình yêu thương. Không muốn gây mất hòa khí, và không muốn đem thương tổn đến cho người khác.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button