Tổng hợp

Proofreading là gì? Các yếu tố của proofreading hiệu quả

Proofreading là gì?

Trước khi đi tìm hiểu Proofreading là gì, chúng ta cần phải nắm được một lưu ý quan trọng đó là Proofreading mặc dù là kỹ năng được áp dụng khi làm bài thi IELTS Writing nhưng nó không phải là một kỹ năng viết mà là một kỹ năng đọc.

Profreading được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là đọc kiểm. Theo đó, đây là bước đọc lại bài viết và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi nộp bài. Thay vì chỉ đọc để hiểu nghĩa bài viết, Proofreading là việc mà bạn sẽ kiểm tra lại tổng quan bài viết, độ chính xác của từ vựng, ngữ pháp và những chi tiết nhỏ như định đạng và chính tả.

Do đó, Proofreading khác hẳn với việc đọc hiểu để tìm câu trả lời mà mục đích chính của nó là tìm ra lỗi sai để hoàn thiện bài. Việc làm này không chỉ cần thiết khi làm bài IELTS Writing mà là bước làm quan trọng trước khi hoàn thành bất kỳ văn bản tiếng Anh quan trọng nào như luận văn, đơn xin việc,…

Bạn đang xem: Proofreading là gì? Các yếu tố của proofreading hiệu quả

Proofreading là gì?
Proofreading là gì?

So sánh proofreading (đọc kiểm) và reading (đọc)

Giống nhau

Reading và proofreading đều bị ảnh hưởng bởi kỹ năng viết của người học. Khi người học viết chưa tốt, họ có thể cảm thấy khó khăn với đọc hiểu hoặc phát hiện ra các lỗi sai về mặt từ và câu.

Proofreading và reading đều bị hạn chế bới trí nhớ ngắn hạn của người học. Khi đọc một câu dài, người học khó để kết nối và kiểm tra cả câu.

Khác nhau

Theo Harris (1987), reading là một quá trình tưởng tượng và dự đoán về nội dung, và người đọc chỉ nhìn vào những gì cần thiết để dự đoán ý nghĩa. Còn để proofreading hiệu quả, người đọc sẽ phải dừng dự đoán và tưởng tượng.

Suy ra, reading tập trung vào nội dung còn proofreading tập trung vào cách dùng từ và câu.

Xây dựng chiến lược proofreading hiệu quả

Theo Purdue Online Writing Lab trực thuộc Đại học Purdue (Purdue University), chiến thuật proofreading cơ bản bao gồm 3 bước: trước, trong và sau khi proofreading. Cụ thể, các bước được gợi ý thực hiện như sau:

* Ở đây người viết mặc định thời gian cho proofreading là 5 phút

Trước khi proofreading

Dành ra một khoảng thời gian cụ thể và đủ cho việc proofreading. Hành động này sẽ giúp người học luôn có ý thức để dành thời gian cho kiểm tra, từ đó tránh những lỗi trừ điểm tiêu chí Grammatical Range và Lexical Resource.

Ví dụ: sau khi viết bài IELTS writing, người học có thể dành ra 10 phút cho revision, trong đó 5 phút cho kiểm tra nội dung và 5 phút cho proofreading.

Chuẩn bị sẵn một list những lỗi sai mà bản thân hay mắc phải. Hành động này sẽ giúp người học giới hạn trọng tâm và tiết kiệm thời gian khi proofreading.

Ví dụ: một người học thường xuyên không sai cấu trúc câu mà hay sai những lỗi liên quan đến lỗi từ loại thì chỉ nên cho từ loại vào list của mình.

Trong khi proofreading (3 phút)

Đọc cẩn thận và đối soát với list lỗi sai đã lập trước đó. Ở bước này, người học nên dành nhiều thời gian để đọc kỹ và phát hiện ra những lỗi nhỏ, đánh dấu vào những lỗi đó. Một số mẹo có thể áp dụng:

Đọc to trong đầu: việc đọc to sẽ giúp người học dễ phát hiện những lỗi run-on sentence (thừa thành phần trong câu), từ nối dùng chưa hợp lý, lỗi ngữ pháp,…

Đọc từ dưới lên trên: việc này sẽ giúp người học tránh thói quen đọc hiểu ý mà chỉ tập trung vào đọc câu.

Sau khi proofreading (2 phút)

Sau khi proofreading, người học nên dành ra một khoảng thời gian để sửa lỗi và kiểm tra lại lỗi đó.

Hướng dẫn Proofreading trong IELTS Writing hiệu quả nhất
Hướng dẫn Proofreading trong IELTS Writing hiệu quả nhất

Những điều cần làm khi thực hiện Proofreading IELTS Writing

Đọc kỹ lại đề bài và kiểm tra tổng quan bài viết

Việc đầu tiên cần làm khi proofreading là gì? Đó chính là đọc kỹ lại đề và kiểm tra tổng quan bài viết.

Mặc dù việc đọc kỹ đề bài phải thực hiện ngay từ lúc trước khi bắt tay vào viết. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp xảy ra sơ sót nên đây vẫn là việc làm bắt buộc phải thực hiện trong quá trình Proofreading IELTS Writing.

Trước tiên, bạn hãy đọc lại đề bài một lượt, gạch chân những từ khóa quan trọng và xác định, liệt kê ra tất cả các yêu cầu của bài viết. Sau đó, hãy đọc bài viết của mình và đối chiếu với từng yêu cầu xem bài viết đã hoàn thành đầy đủ và đúng các yêu cầu hay chưa, có bị lạc đề không?

Ví dụ, yêu cầu đề bài là nêu vấn đề và giải pháp của lối sống ít vận động của số đông thanh thiếu niên hiện nay. Khi đó, hãy kiểm tra xem bài viết của bạn đã thực hiện đầy đủ 2 yêu cầu là nêu vấn đề và giải pháp hay chưa.

Bên cạnh đó, những vấn đề và giải pháp bạn nêu có hướng đến đúng tình trạng ít vận động của thanh thiếu niên hay không? Trong trường hợp bạn chỉ nêu nên vấn đề của một nhóm đối tượng chung chung ở tất cả các độ tuổi mà không nhấn mạnh về thanh thiếu niên thì bài viết của bạn vẫn chưa đạt được yêu cầu.

Lập list các lỗi sai có thể mắc phải

Trước khi tiến hành Proofreading, các bạn hãy lập ra list tất cả những lỗi sai mà bài viết của bạn dễ mắc phải. Cơ sở để lập ra list này có thể dựa vào những lỗi sai mà bạn đã từng hoặc thường xuyên mắc phải trong khi luyện tập.

Việc làm này nên tiến hành thường xuyên ngay cả khi ôn luyện tại nhà. Các bạn không nên chủ quan và nghĩ rằng chỉ khi thi chính thức mới cần cẩn thận. Tạo dựng thói quen và làm việc này thường xuyên, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ trong đầu những lỗi sai bản thân thường mắc phải và từ đó tiết kiệm thời gian khi thực hiên Proofreading trong lúc thi chính thức.

Đọc kỹ từng câu trong bài viết

Sau khi có list lỗi sai hoàn chỉnh, bạn hãy đọc lại từng câu và check từng lỗi. Hãy đọc với tốc độ vừa phải để tránh bị bỏ qua lỗi sai. Nếu gặp lỗi sai trong bài, đừng vội lướt qua hay tìm cách sửa luôn. Để tránh mất thời gian, hãy đánh dấu hoặc ghi chú nhanh sau đó tiếp tục check ở câu tiếp theo.

Sau khi kiểm tra lỗi ở tất cả các câu trong bài, phát hiện được lỗi sai thông qua quá trình Proofreading là gì và đánh dấu chúng. Lúc này, bạn hãy tiến hành sửa lỗi. Lưu ý, với mỗi loại lỗi sai khác nhau, hãy đánh dấu theo những cách khác nhau để dễ dàng phân biệt và sửa cho chính xác.

Các lỗi sai có thể phát hiện khi Proofreading

Không chỉ cần hiểu được khái niệm Proofreading là gì và những điều cần làm khi Proofreading, việc nắm được những lỗi sai có thể phát hiện cũng vô cùng quan trọng khi Proofreading. Vậy các lỗi sai có thể phát hiện nhờ Proofreading là gì?

Lỗi sai có thể phát hiện sẽ tùy thuộc vào từng người và từng dạng bài viết khác nhau. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo list lỗi sai dưới đây mà LangGo cung cấp để hoàn thiện bài viết tốt hơn.

Spelling (Chính tả)

Chính tả là lỗi sai cực kỳ dễ mắc phải mà người làm bài khó nhận ra. Thông thường, phần lớn người học sẽ có xu hướng chủ quan về vấn đề này. Tuy nhiên, đó là điều rất nguy hiểm và rất dễ khiến bạn mất điểm.

Đây là lỗi sai không đáng có, vì vậy hãy kiểm tra kỹ lưỡng và đưa bút đến từng từ trong quá trình Proofreading để có thể phát hiện và sửa kịp thời nhé.

Cụ thể, dưới đây là một số từ vựng rất dễ mắc phải lỗi sai chính tả mà bạn cần lưu ý:

– Những từ có tổ hợp ie, ei.

Ví dụ: Achieve, Perceive, Receive,…

– Những từ có phụ âm nhân đôi.

Ví dụ: Accommodation, Address, Committee,…

– Những cặp từ đồng âm khác nghĩa.

Ví dụ: Weather & Whether, Lose & Loose

Left-out and doubled words (Sót từ, lặp từ)

Tiếp theo là một lỗi sai vô cùng thường gặp đó là viết sót từ hoặc lặp từ quá nhiều lần. Yếu tố này các bạn rất khó để nhận ra khi đang tập trung viết. Vì vậy, hãy tập trung để quan sát và phát hiện lỗi sai này nếu có.

Hiện tượng viết sót từ thường xảy ra với những loại từ như mạo từ, lượng từ, giới từ.

Sentence Fragments (Thiếu thành phần trong câu)

Một câu hoàn chỉnh cần phải có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ. Những câu có cấu trúc phức tạp thì sẽ có nhiều thành phần hơn. Vì thế, trong quá trình Proofreading, đừng bỏ qua lỗi này mà hãy kiểm thật kỹ.

Một câu không hoàn chỉnh mà khiến giám khảo trừ điểm bài thi thường sẽ thiếu những thành phần như chủ ngữ, động từ hoặc một mệnh đề nào đó.

Run-on sentence (Thừa thành phần trong câu)

Trong những câu có nhiều mệnh đề, các mệnh đề thường được ngăn cách bởi dấu phẩy hoặc liên từ. Vì vậy, nếu câu thiếu đi dấu phẩy hoặc liên từ ngăn cách mệnh đề sẽ mắc phải lỗi thừa mệnh đề trong câu.

Vì thế, trong quá trình Proofreading, các bạn hãy chú ý đến những câu nhiều mệnh đề xem đã có đủ thành phần ngăn cách hay chưa để tránh mắc phải lỗi sai này nhé.

Grammar (Ngữ pháp)

Cuối cùng là một lỗi sai thường gặp nhưng chắc chắn không thể bỏ qua trong quá trình Proofreading. Đó là lỗi sai ngữ pháp. Hãy kiểm tra những yếu tố ngữ pháp quan trọng trong bài như thì, loại từ, sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ,…

Đừng quên rằng, độ chính xác của ngữ pháp cũng là một trong 4 tiêu chí chấm điểm phần thi IELTS Writing nhé.

Một số yếu tố giúp Proofreading hiệu quả
Một số yếu tố giúp Proofreading hiệu quả

Một số yếu tố giúp Proofreading hiệu quả

Sau khi hiểu được Proofreading là gì và những lỗi sai có thể phát hiện khi proofreading, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc vậy làm sao để proofreading hiệu quả, những yếu tố quan trọng khi proofreading là gì?

Nắm được rõ trình tự Proofreading hiệu quả

Cũng giống như việc nắm được khái niệm căn bản để trả lời Proofreading là gì, việc hiểu được một trình tự đúng cũng sẽ giúp cho quá trình Proofreading được cải thiện về hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, không có một quy trình hay một trình tự mẫu nào là đúng tuyệt đối. Trình tự mà bạn áp dụng hiệu quả nhất chính là một trình tự phù hợp với điều kiện và cách tư duy của bạn. Vậy nên, hãy luyện tập kỹ năng này thật nhiều để hiểu ra trình tự Proofreading là gì sẽ phù hợp nhất với bản thân nhé.

Sự tập trung trong khi Proofreading

Điều quan trọng để Proofreading hiệu quả đó là bạn cần hết sức tập trung. Trong khi thực hiện bước làm này, hãy tạm bỏ đi thói quen đọc để hiểu nghĩa mà hãy thực sự tập trung vào độ chính xác của câu từ, ngữ pháp. Hãy tập trung và xác định việc làm quan trọng nhất khi Proofreading là gì để tránh thời gian trôi qua lãng phí nhé.

Bên cạnh đó, trong khi thi cử, đặc biệt là kỳ thi IELTS, thời gian để chúng ta thực hiện Proofreading rất ít. Vì thế, hãy thực sự tập trung cao độ cho quá trình này.

Khả năng quản lý thời gian

Như đã nhắc ở trên, thời gian làm bài của phần thi IELTS Writing không quá dài. Vì vậy, để có thể xây dựng và viết hoàn chỉnh bài thi đồng thời vẫn có đủ thời gian để Proofreading và chỉnh sửa thì sẽ cần đến khả năng quản lý thời gian của chính bạn.

Hãy lên kế hoạch và đặt mục tiêu về thời gian cho từng phần việc trước khi thi và cố gắng hoàn thành theo đúng mục tiêu để có thể đủ thời gian Proofreading được hiệu quả nhé.

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button