Tổng hợp

Năm 939 Ngô Quyền đã làm gì?

Năm 939 Ngô Quyền đã làm gì?

Câu hỏi: Năm 939 Ngô Quyền đã làm gì?

Trả lời: Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô.

Năm 939 Ngô Quyền đã làm gì?
Năm 939 Ngô Quyền đã làm gì?

Giải thích:

Ngô Quyền sinh ngày 12-3-898, ở tại Đường Lâm  (Ba Vì  – Hà Tây), cha là Ngô Mân một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa). Nhà Hán có con là Vạn Vương Hoằng Thao, đưa quân  sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền  đã nhanh  chóng tập hợp lực lượng, đem quân giết tên phản bội là Kiêu Công Tiễn và đón đánh  quân Nam Hán.

Để đánh thắng quân Nam Hán, lợi dụng  thủy triều lên xuống ông cho bố trí một trận địa cọc nhọn bịt  sắt, cắm xuống lòng  sông  Bạch Đằng. Khi chiến  thuyền  của giặc hùng hổ tiến vào sông Bạch Đằng, quân ta nhử cho giặc vượt qua trận địa cọc, đợi cho nước  thủy triều xuống, đánh trước mặt và hai bên bờ sông làm cho thuyền giặc tháo chạy  va vào cọc nhọn bịt sắt  bị đắm chìm gần hết. Thái tử Hoằng Thao chết tại trận, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân Nam Hán.

Sau chiến thắng  vang dội  trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền  lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới dựng nền độc lập tự chủ, tức là đặt nền móng  cho một quốc gia độc lập, Ngô Quyền làm vua  từ năm 939 đến 944 thì mất.

Ngô Quyền xưng vương năm 939
Ngô Quyền xưng vương năm 939

Mùa xuân năm Kỷ Hợi 939, sau chiến thắng Bạch Đằng giang lịch sử, Ngô Quyền lên ngôi xưng vương, xây dựng nhà nước tự chủ, chính thức kết thúc gần một thiên niên kỷ Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của Việt Nam.

Với sự kiện này, Ngô Quyền trở thành vị vua sáng lập ra nhà Ngô, sách Đại Việt sử ký toàn thư gọi ông là Tiền Ngô Vương. “Mùa xuân, vua bắt đầu xưng vương, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục”, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép.  Sách Việt sử tiêu án chép: “Vương giết Công Tiễn, phá Hoằng Tháo, tự lập làm vua, tôn Dương Thị làm Hoàng hậu, đặt đủ 100 quan, dựng ra nghi lễ triều đình, định các sắc áo mặc, đóng đô ở Cổ Loa thành, làm vua được 6 năm rồi mất”.

Về lãnh thổ, các triều đại phong kiến đầu tiên cai trị 8 châu, châu Giao, Lục, Phong, Trường, Ái, Diễn, Hoan, Phúc Lộc, nằm trên đất Giao Châu cũ. Ngô Quyền chỉ có quyền được ở các châu mà cư dân là con cháu của người Lạc Việt, tức miền Trung du và miền đồng bằng Bắc Bộ, vùng Thanh Nghệ. Còn miền thượng du là các châu ky my (châu tự trị, chỉ phải cống nạp) của nhà Đường trước kia do các tù trưởng nắm giữ mà độc lập.

Những người thân cận, các tướng tá cùng các hào trưởng địa phương quy phục đã được nhà Ngô phong tước, cấp đất, như Phạm lệnh công ở Trà Hương (Nam Sách, Hải Dương); Lê Lương ở Ái châu, Đinh Công Trứ (cha của Đinh Bộ Lĩnh) ở Hoan Châu.

Nhà Đường cai trị nước Việt, dùng huyện Tống Bình và xây thành Tống Bình làm trị sở của họ, tức phần đất thuộc Giao Châu, bên sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay). Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền không đóng đô ở trị sở cũ của nhà Đường như họ Khúc hay Dương Đình Nghệ nữa mà chuyển kinh đô lên Cổ Loa, thuộc Phong Châu (thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên cũ).

Lý giải cho việc Ngô Quyền không chọn Đại La sầm uất và có truyền thống nhiều thế kỷ là trung tâm chính trị trước đó, các sử gia cho rằng có 2 nguyên nhân: tâm lý tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước từ kinh nghiệm cũ để lại: “Ý thức dân tộc trỗi dậy, tiếp nối quốc thống xưa của nước Âu Lạc xưa, quay về với kinh đô cũ thời Âu Lạc, biểu hiện ý chí đoạn tuyệt với Đại La do phương Bắc khai lập”.

Đại La trong nhiều năm là trung tâm cai trị của các triều đình Trung Quốc đô hộ Việt Nam, là trung tâm thương mại sầm uất nhiều đời chủ yếu của các thương nhân người Hoa nắm giữ.

Đại La do đó là nơi tụ tập nhiều người phương Bắc, từ các quan lại cai trị nhiều đời, các nhân sĩ từ phương Bắc sang tránh loạn và các thương nhân. Đây là đô thị mang nhiều dấu vết cả về tự nhiên và xã hội của phương Bắc, và thế lực của họ ở Đại La không phải nhỏ.

Do đó, lực lượng này dễ thực hiện việc tiếp tay làm nội ứng khi quân phương Bắc trở lại, điển hình là việc Khúc Thừa Mỹ nhanh chóng thất bại và bị Nam Hán bắt về Phiên Ngung. Rút kinh nghiệm từ thất bại của Khúc Thừa Mỹ, Ngô Quyền không chọn Đại La.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button