Tổng hợp

Làm sao để hết buồn? Cách vượt qua buồn chán

Làm sao để hết buồn?

Viết nhật ký

Một cách rất đơn giản để giải tỏa nỗi buồn là viết nhật ký. Thay vì cần tìm kiếm một người tâm sự thì bạn có thể trải lòng mình trên những trang giấy. Dù hành văn có lẽ không được trôi chảy, mượt mà nhưng bạn hãy cứ tự tin viết vì khoảnh khắc bạn viết được ra cũng là lúc mà bạn trút hết những nặng nề trong lòng mình, từ đó tâm trạng sẽ cải thiện hơn.

Thay đổi bản thân (thay đổi kiểu tóc, cách ăn mặc)

Việc thay đổi bản thân từ phong cách ăn mặc đến kiểu tóc cũng là một gợi ý rất hay để bạn xua tan nỗi buồn. Khoác lên mình một diện mạo mới lạ là cách bạn đang cố gắng bỏ quá khứ lại phía sau, bỏ những đau buồn, mệt mỏi lại quá khứ. Và khi đó bạn sẽ đối diện với tương lai trong phong thái hoàn toàn khác.

Thay đổi cách suy nghĩ về mọi thứ

Nỗi buồn có cơ hội bủa vây lấy bạn chỉ khi bạn nhìn nhận những sự việc xảy ra theo chiều hướng tiêu cực. Bạn hãy thử thay đổi cách suy nghĩ của bản thân về các vấn đề mà bạn đang gặp phải theo một chiều hướng tích cực hơn để thấy cuộc đời này vẫn đầy hứng khởi và vui vẻ dù trong những điều nhỏ nhặt nhất.

Gặp gỡ bạn bè

Gặp gỡ bạn bè cũng là một đáp án của câu hỏi “Làm sao để hết buồn?” Khi có người cùng trò chuyện, bạn có thể tâm sự, chia sẻ cùng họ những vấn đề mà mình đang gặp phải. Khi nói ra được nỗi lòng mình là bạn đã thành công được một nửa trên con đường giải quyết nỗi buồn rồi. Và đôi khi những người bạn này sẽ đưa ra được cho bạn rất nhiều lời khuyên hữu ích đó.

Tìm không gian riêng tư

Đôi khi một không gian yên tĩnh sẽ là giải pháp tuyệt vời để bạn cải thiện tâm trạng của mình. Nếu quá mệt mỏi với cuộc sống ồn ào xung quanh, bạn có thể tìm cho mình một không gian riêng, đôi khi là để đi dạo, đôi khi là ngồi tĩnh lặng sắp xếp lại những suy nghĩ của bản thân và tìm ra hướng đi mới.

Ngồi thiền

Ngồi thiền cũng là một hoạt động phù hợp nếu bạn đang không biết làm sao để hết buồn. Khoa học đã chứng minh rất nhiều lợi ích của ngồi thiền như: giảm căng thẳng, nâng cao sức khỏe tinh thần, kéo dài thời gian chú ý,…Do đó, bạn có thể gạt bỏ những nỗi buồn ra phía sau khi tâm trí bạn tập trung thiền định.

Làm những điều bản thân muốn làm

Thoát mình ra khỏi những khuôn khổ cứng nhắc và làm những điều mà bản thân bạn thực sự đam mê sẽ giúp bạn vượt qua được nỗi buồn. Có thể một vài yếu tố nào đó cản trở hành động của bạn dẫn đến tình trạng chán chường, buồn rầu nên đôi khi bạn phải dám bước qua, dám can đảm để chinh phục ước mơ và khát vọng của bản thân. Nhưng dù làm gì, bạn cũng phải nhớ không được vượt qua nguyên tắc đạo đức và pháp luật.

Chăm sóc bản thân

Chăm sóc bản thân là một hình thức rất hữu hiệu để cải thiện tâm trạng. Khi bạn tận hưởng cảm giác thư thái khi đắp chiếc mặt nạ mềm mịn hay thả lỏng các cơ khi được massage,…cũng chính là lúc não bộ của bạn được thư giãn và không suy nghĩ đến những điều phiền muộn nữa.

Khám phá sở thích của bản thân

Khám phá sở thích mới là một trong những đáp án của câu hỏi “Làm sao để hết buồn?”. Làm mới bản thân bằng việc tìm kiếm những đam mê mới như vẽ tranh, nấu ăn, leo núi,…sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên hào hứng và đầy màu sắc hơn bao giờ hết.

Đọc sách

Có rất nhiều người khi gặp phải muộn phiền, họ lựa chọn đắm mình trong những trang sách. Đọc sách từ lâu đã được biết đến là giải pháp giúp giải tỏa tâm trạng rất tốt của mọi lứa tuổi. Một cuốn sách hay có thể giúp chúng ta có cái nhìn trực quan về vấn đề, hướng tư duy của người đọc theo lối đúng đắn, tích cực.

Đi du lịch

Làm sao để hết buồn? Nếu cảm thấy quá buồn chán, quá mệt mỏi, bạn hãy xách balo lên và đi. Bạn hãy đi đến một vùng đất hoàn toàn xa lạ, khám phá những điều mới mẻ và hòa mình vào nhịp sống của những người nơi đây. Một chuyến du lịch ngắn ngày với những trải nghiệm độc đáo chắc chắn sẽ khiến bạn nhanh chóng bỏ quên những muộn phiền.

Nghe nhạc

Âm nhạc có khả năng diệu kỳ trong việc nuôi dưỡng tâm hồn của con người. Do đó bạn có thể bật những bản nhạc yêu thích với giai điệu vui tươi để cảm nhận nhịp sống trẻ trung, sống động trong từng âm tiết. Lắc lư hoặc ngân nga theo lời bài hát sẽ dễ khiến bạn quên đi nỗi buồn lắm đó.

Làm sao để hết buồn?
Làm sao để hết buồn?

Cách vượt qua buồn chán

Chế độ ăn uống, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và mức độ hoạt động thể chất có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Liệu pháp ánh sáng tại nhà

Dùng một chiếc đèn sưởi cạnh mình khoảng 20 phút mỗi sáng để cơ thể tiếp xúc được với nhiều ánh sáng, nhưng ít tia UV. Nên ngồi gần đèn, nhưng không nhìn thẳng vào nó. Trong lúc ngồi bạn có thể đọc sách hoặc thiền.

Smitha Bhandari, chuyên gia tâm thần học, ĐH Emory (bang Georgia, Mỹ) nhận định, ánh sáng rực rỡ sẽ tác động đến não, giúp điều khiển nhịp sinh học ổn định. Ngoài ra, quang trị liệu giúp tạo nhiều vitamin D cho da, dịu chứng viêm, chống các khối u, giúp vết thương mau lành.

Bạn đang xem: Làm sao để hết buồn? Cách vượt qua buồn chán

Đi dạo vào sáng sớm

Thức dậy vào buổi sáng không dễ, nhưng hãy thử đi bộ. Năng lượng của bạn không chỉ được tăng cường mà cơ thể và tâm trí cũng sảng khoái, tràn đầy năng lượng.

Các nhà khoa học cũng chứng minh đi bộ mỗi sáng giúp cải thiện chức năng của não, tăng lượng máu lên não. Vận động buổi sáng giúp bạn ghi nhớ, tập trung tốt hơn và có thêm khả năng giải quyết vấn đề.

Làm tình nguyện

Không chỉ giúp bạn bớt nhàm chán, làm việc tốt còn có thể kiểm soát căng thẳng. Nhà tâm lý học xã hội Liz Dunn, tiến sĩ của ĐH British Columbia (Mỹ) người nghiên cứu mối liên hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc cho biết, người càng giữ nhiều tiền cho mình càng cảm thấy xấu hổ, chán nản. Trong khi những người càng chia sẻ tiền bạc với người khác càng thấy hạnh phúc.

Ngoài ra, mỗi khi chúng ta làm một việc tốt, một loạt endorphin (hormone hạnh phúc) sẽ được giải phóng trong não. Bạn cảm thấy hài lòng với bản thân, biết ơn về những gì đang có, sẵn sàng chia sẻ với người khác.

Thay đổi chế độ ăn

Loại bỏ các loại thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường, thay thế chúng bằng thực phẩm chứa nhiều vitamin D, còn gọi là vitamin mặt trời.

Ngoài ra, thực phẩm giàu chất béo như omega 3, protein, quả mọng, socola đen có thể cải thiện tâm trạng. Bạn chỉ cần bổ sung những thứ đó hàng ngày hoặc hàng tuần để cơ thể và tâm trạng tốt hơn.

Liệu pháp cười

Cười nhiều có thể xoa dịu căng thẳng, cải thiện tâm trạng và nâng cao lòng tự trọng của bạn. Tiếng cười giúp tăng cường lượng không khí giàu oxy, kích thích tim, phổi và cơ bắp, đồng thời làm tăng endorphin do não tiết ra.

Nếu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm niềm vui, hãy rèn luyện khả năng hài hước của mình. Bạn cũng nên tìm những bộ phim, chương trình truyền hình và những thứ vui vẻ như câu lạc bộ hài kịch… để xem.

Giảm thời gian sử dụng công nghệ

Càng ở nhà nhiều, thời gian ngồi trước màn hình để xem các chương trình và lướt mạng xã hội càng tăng. Để bớt căng thẳng, việc đầu tiên nên làm là giới hạn thời gian sử dụng công nghệ.

Thay đổi nhỏ này sẽ giúp ích cho sức khỏe tinh thần, giảm căng thẳng và buồn bã. Hãy ra ngoài đi dạo, thiền hoặc sắp xếp một cuộc gặp gỡ bạn bè.

Vận động nhiều nhất có thể theo cách bạn muốn

Nên ưu tiên vận động và tập thể dục nếu chán nản. Dù nâng tạ, chạy bộ hay bất kỳ hoạt động nào, cũng mang lại sự tỉnh táo cho cơ thể, giúp não linh hoạt.

Bạn có thể vận động cùng bạn bè, chồng, con. Lúc đó, căng thẳng và bực tức giảm xuống và bạn cũng không còn cô đơn.

Sử dụng đèn đầu giường để báo thức

Thay vì đồng hồ báo thức đổ chuông mỗi sáng, hãy chọn đồng hồ báo thức bằng ánh mặt trời. Khi đến giờ bạn cài đặt, nó sẽ chiếu sáng căn phòng như mặt trời. Việc này giúp cơ thể vào bộ não tỉnh giấc một cách tự nhiên, tạo sự sảng khoái.

Nghỉ ngơi ngắn

Nếu thấy mùa thu và mùa đông không phải thời điểm nghỉ ngơi phù hợp, bạn có thể lập kế hoạch cho một chuyến du lịch ngắn. Chọn một nơi nắng ấm quanh năm và ngày dài hơn đêm. Nếu muốn, hãy dẫn theo một người bạn hoặc ai đó chung tâm trạng. Hãy chọn những hoạt động đơn giản trong chuyến đi để giúp cơ thể vận động.

Tác động của một chuyến đi giúp tâm hồn dễ chịu trong nhiều tuần. Bạn sẽ thấy hạnh phúc và nhiều năng lượng hơn. Ngôi nhà của bạn sẽ đẹp bất kể thời tiết bên ngoài, bất chấp khó khăn.

Cách vượt qua buồn chán
Cách vượt qua buồn chán

Cách để vượt qua thất tình

1. Hãy chặn hoặc ngừng kết bạn với người cũ trên Facebook

Có thể bạn cho mình là một người trưởng thành và biết cư xử, có thể chịu đựng được những sự nhắc nhớ thường xuyên về người cũ trên trang Facebook của mình. Cả hai đều là người lớn, phải không? Sự thật là không phải vậy. Sẽ có ngày hình ảnh một “người lạ” xuất hiện bên cạnh anh (hay cô ấy), và lúc đó tâm trạng của bạn sẽ chẳng tốt đẹp chút nào đâu.

2. Đừng ngay lập tức đề nghị “Ta hãy làm bạn”

Nếu người kia làm thế, hãy bảo họ suy nghĩ thêm một thời gian nữa. Đây là một áp lực vì bạn muốn tỏ ra mình mạnh mẽ, không bị cuộc chia tay tác động. Cũng có thể vì bạn đang trong thời gian “đóng băng” cảm xúc. Nhưng thật sự, trong giai đoạn đóng băng lúng túng của cuộc chia tay này, thật khó để biết bạn có thể làm bạn bè được hay không. Một mối quan hệ bạn bè rất cần sự thanh thản nhẹ nhõm.

3. Nếu như bạn muốn uống say, hãy gọi một người bạn

Thật là tồi tệ khi bạn cô đơn, buồn bã và say rượu. Khi chia tay một người, bạn cảm thấy trống rỗng, và không phải lúc nào cũng có công việc bận rộn hay thứ giải khuây hữu hiệu cho bạn. Ít nhất, bạn có thể buồn bã cùng với người bạn yêu thương. Tất cả chúng ta đều đã từng thất tình, nên chẳng ai phán xét bạn lúc này.

4. Nếu bạn trở bên nghiện nhắn tin, hãy nhờ một người bạn cầm điện thoại hoặc ném nó đi

Có thể nửa đêm bạn lại gửi tin nhắn cho người yêu cũ, hy vọng nếu người ấy trả lời thì họ còn tình cảm với bạn. Nhắn tin với người cũ là từng bước một rơi xuống hố. Người đó không trả lời thì bạn càng đau lòng, mà khi họ trả lời cũng không có nghĩa là bạn còn hy vọng.

5. Bắt đầu tập luyện thể dục cuồng nhiệt hăng say

Có thể đây là lúc cho bạn tập yoga. Cũng có thể là lúc cho bạn tìm thứ gì đó mới mẻ hơn như đấm bốc. Hãy dựa vào các hoạt động này để giải phóng cảm xúc tiêu cực trong bạn.

6. Hãy ra ngoài nhiều hơn

Điều này hơi sáo rỗng, nhưng rõ ràng giúp bạn thanh thản hơn. Như là đi ngắm mặt trời mọc, dành hai giờ mỗi ngày thoát khỏi cái ổ ủ ê của bạn để dạo vòng quanh.

7. Tìm một người mới nếu như đó là thứ bạn muốn

Ngoài ra, hãy tự cho bạn một thời gian để giảm bớt sức ép và để nhớ ra mình là ai. Nhưng rồi hãy sống chậm lại và cân nhắc nhiều hơn. Nếu bạn đã có thể có một người mới, bạn có thể bắt đầu những mối quan hệ mới.

8. Nếu như bạn thật sự thiết lập quan hệ nghiêm túc với một người mới, hãy nghĩ thật chậm

Bạn vừa kết thúc một tình yêu và trái tim bạn đang tan vỡ. Nếu như bạn từng bước một chấp nhận sự đau lòng và dần khuây khỏa, bạn sẽ có thể đánh giá được bạn muốn tiến đến đâu với mối người mới này.

9. Cho phép mình khóc khi muốn

Như thế, bạn sẽ không tự kìm nén mình quá mức để rồi bùng nổ trong văn phòng, nhà ăn công cộng, đường phố hay cửa hàng.

10. Nếu bạn được mời đến bữa tiệc của bạn thân người đó thì hãy ở nhà đắp mặt nạ, ăn thức ăn ngon, xem phim… 

Luôn luôn có một sự thôi thúc bạn đến nơi đó làm những điều ngớ ngẩn để khiến người kia chú ý. Nếu người bạn đó không thật sự thân với bạn thì đi đến nơi đầy người quen của hai người chẳng tốt cho cả hai. Và nhìn thấy người cũ chỉ làm khơi lại vết thương cũ.

11. Đừng lên kế hoạch níu kéo lại người đó

Hãy lên kế hoạch kéo bản thân bạn về. Mua vài cuốn sách, tham gia thể thao, đi du lịch với bạn thân, trang hoàng nhà cửa… Hãy làm thứ gì đó mới mẻ cho chính bạn.

12. Viết cho người đó những lá thư đau khổ và không bao giờ gửi chúng

Hãy để tất cả cảm xúc thoát ra trên giấy. Và để tránh vô tình gửi cho họ, hãy tự lập hòm thư tôibuồnlắ[email protected] để gửi vào.

Cách để vượt qua thất tình
Cách để vượt qua thất tình

13. Tránh đăng chi tiết lên Faceboo hay Twitter, Instagram, Tumblr, bất cứ mạng xã hội nào

Hãy sống cuộc đời của bạn. Truyền bá sự cay đắng của bạn lên các phương tiện truyền thông chẳng tốt cho bất cứ ai, và chính bạn sẽ phải xấu hổ sau này. Dù sao thì ai sẽ thật sự đọc nó?

14. Đi tắm

Đắm mình và nuông chiều bản thân trong làn nước là phương thức hoàn hảo cho những người vừa chia tay.

15. Hãy chấm dứt tự đổ lỗi cho bản thân

Cần có hai người để có thể chia tay. Vấn đề chẳng phải chỉ nằm ở bạn khi mà cần cả hai mới thành một đôi. Nếu bạn cố gắng nhìn mối quan hệ như một người bên ngoài, có thể bạn sẽ nhìn ra được vì sao cả hai không thể kết hợp được với nhau. Những giả thuyết “nếu như” chỉ làm hại chính bạn.

******************** 

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm 

Chuyên mục: Tổng hợp 

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button