Tư vấn tuyển sinh

Học lực khá nên chọn ngành nào khối A? Các ngành HOT khối A cho học sinh loại khá

Khối A là một trong những khối thi phổ biến nhất ở nước ta với tổ hợp 3 môn Toán – Lý – Hóa. Học sinh khối A thường có khả năng tư duy logic và phản biện tốt, thích khám phá và nghiên cứu. Vậy học lực khá nên chọn ngành nào khối A? Nếu các em chưa biết thi trường gì, ngành gì khối A với học lực khá thì hãy theo dõi những gợi ý dưới đây nhé.

Học lực khá nên chọn ngành nào khối A?
Học lực khá nên chọn ngành nào khối A?

Khối A gồm những môn nào?

Trước đây, khối A bao gồm 3 môn là Toán – Vật lý – Hóa học, sau đó có thêm 2 khối phụ khá phổ biến là A1 gồm: Toán, Vật lý, tiếng Anh và A2 gồm: Toán, Vật lý, Ngữ văn. Trong vài năm trở lại đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phân chia khối A thành nhiều tổ hợp môn cùng với các khối thi đại học. Theo đó, khối A gồm 18 tổ hợp được phân chia dựa theo 11 môn như dưới đây:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa Học
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • A02: Toán, Vật lý, Sinh học
  • A03: Toán, Vật lý, Lịch sử
  • A04: Toán, Vật lý, Địa lí
  • A05: Toán, Hóa học, Lịch sử
  • A06: Toán, Hóa học, Địa lí
  • A07: Toán, Lịch sử, Địa lí
  • A08: Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân.
  • A09: Toán, Địa lý, Giáo dục công dân.
  • A10: Toán, Lý, Giáo dục công dân.
  • A11: Toán, Hóa, Giáo dục công dân.
  • A12: Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội.
  • A14: Toán, Khoa học tự nhiên, Địa lý.
  • A15: Toán, Văn, Khoa học xã hội
  • A16: Toán, Văn, Khoa học tự nhiên
  • A17: Toán, Vật lý, Khoa học tự nhiên

Đây là khối ngành thu hút,  nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh. Khối A có tỉ lệ đăng kí hằng năm rất lớn bởi những ngành hot hiện nay thường xuyên ưu ái tuyển số lượng lớn sinh viên thi khối này.

Học lực khá nên chọn ngành nào khối A?

Học lực khá nên chọn ngành nào khối A là câu hỏi của rất nhiều các bạn trẻ trước khi bước vào kì thi Đại học, Cao đẳng sắp tới. Các em học sinh khá thường có điểm thi từ 19,5 đến 23,25 điểm. Dưới đây là những ngành học khối A cho các bạn học sinh khá, mời các em tham khảo:

Khối ngành Kỹ thuật

STT Ngành Tên trường đại học
1
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
2 Đại Học Điện Lực
3 Đại Học Công Nghiệp TPHCM
4
Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử
Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
5 Đại Học Công Nghiệp TPHCM
6 Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
7
Công nghệ kỹ thuật hóa học
Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
8 Đại Học Nông Lâm TPHCM
9 Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Cần Thơ
10
Công nghệ kỹ thuật môi trường
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
11 Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
12 Đại Học An Giang
13
Công nghệ thông tin
Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
14 Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
15 Đại Học Hàng Hải
16 Điều khiển tàu biển Đại Học Hàng Hải
17
Hệ thống thông tin quản lý
Đại Học Mở TPHCM
18 Đại Học Lao Động – Xã Hội (Cơ sở Hà Nội)
19
Kỹ thuật cơ điện tử
Đại Học Dân Lập Văn Lang
20 Đại Học Mỏ Địa Chất
21 Đại Học Phenikaa
22 Kỹ thuật điện tử truyền thông Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên
23 Kỹ thuật điện, điện tử Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
24
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp – Đại Học Thái Nguyên
25 Đại học Sao Đỏ
26 Đại Học Phenikaa
27
Kỹ thuật nhiệt
Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
28 Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
29 Đại Học Điện Lực
30
Kỹ thuật phần mềm
Đại học Thủ Dầu Một
31 Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
32 Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Cần Thơ
33
Kỹ thuật tàu thủy
Đại Học Giao Thông Vận Tải TPHCM
34 Đại Học Giao Thông Vận Tải TPHCM
35
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Đại Học Giao Thông Vận Tải TPHCM
36 Đại Học Dân Lập Văn Lang
37
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên
38 Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
39 Đại Học Hàng Hải
40 Máy tàu thủy Đại Học Hàng Hải

Khối ngành kinh tế

STT Ngành Tên trường đại học
1
Kế toán
Đại Học Nguyễn Trãi
2 Đại Học Mở TPHCM
3 Đại Học Mỏ Địa Chất
4 Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
5
Kinh doanh quốc tế
Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM
6 Đại Học Công Nghiệp TPHCM
7 Đại học Nam Cần Thơ
8
Kinh doanh thương mại
Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp
9 Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM
10 Đại học Công Nghệ TPHCM
11
Kinh tế
Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
12 Đại Học Tây Nguyên
13 Đại Học Nội Vụ
14 Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)
15
Kinh tế tài nguyên
Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
16 Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
17
Marketing
Đại Học Dân Lập Văn Lang
18 Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
19 Đại Học Kinh Tế – Đại Học Huế
20
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Đại Học Nội Vụ
21 Đại Học Giao Thông Vận Tải (Cơ sở Phía Nam)
22 Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
23 Đại học Nông Lâm Bắc Giang
24
Quản trị khách sạn
Đại học Công Nghệ TPHCM
25 Khoa Du Lịch – Đại Học Huế
26 Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
27
Quản trị kinh doanh
Đại Học Nguyễn Trãi
28 Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
29 Đại Học Đà Lạt
30
Quản trị nhân lực
Đại học Công Nghệ TPHCM
31 Đại Học Lao Động – Xã Hội (Cơ sở Hà Nội)
32 Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM
33
Tài chính ngân hàng
Đại Học Tây Nguyên
34 Đại Học An Giang
35 Đại Học Công Nghiệp TPHCM
36
Thống kê kinh tế
Đại Học Kinh Tế – Đại Học Huế
37 Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng
38
Toán ứng dụng
Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế
39 Đại Học Giao Thông Vận Tải (Cơ sở Phía Bắc)
40 Đại Học Cần Thơ

Khối ngành sức khỏe

STT Ngành Tên trường đại học
1
Dược học
Đại Học Dân Lập Văn Lang
2 Đại học Công Nghệ TPHCM
3 Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
4 Đại Học Trà Vinh

Khối ngành Luật

STT Ngành Tên trường đại học
1
Luật
Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
2 Đại Học An Giang
3 Đại Học Luật Hà Nội
4 Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
5 Đại Học Đà Lạt
6 Đại Học Công Nghiệp TPHCM

Khối ngành Quân đội, Công an

STT Ngành Tên trường đại học
1 Nhóm ngành xây dựng lực lượng CAND Học Viện Chính Trị Công An Nhân Dân
2 Nhóm ngành Kỹ thuật, Hậu cần CAND Đại Học Kỹ Thuật – Hậu Cần Công An Nhân Dân (Phía Nam)

Khối ngành Khoa học cơ bản

STT Ngành Tên trường đại học
1
Kỹ thuật cấp thoát nước
Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)
2 Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
3
Công tác xã hội
Đại Học Mở TPHCM
4 Đại Học Công Đoàn
5 Đại Học Lao Động – Xã Hội (Cơ sở Hà Nội)
6 Đại Học Sư Phạm Hà Nội
7
Địa chất học
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
8 Đại Học Mỏ Địa Chất
9 Đông Nam Á học Đại Học Mở TPHCM
10
Khí tượng và khí hậu học
ĐH Tài Nguyên môi trường TPHCM
11 Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
12
Khoa học môi trường
Đại Học Cần Thơ
13 Đại Học Phenikaa
14 Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
15 Đại Học Tôn Đức Thắng
16 Kinh tế tài nguyên thiên nhiên Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
17
Kỹ thuật Trắc địa Bản đồ
Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
18 Đại Học Mỏ Địa Chất
19
Quản lý đất đai
Đại Học Đồng Tháp
20 Đại học Nông Lâm Bắc Giang
21 ĐH Tài Nguyên môi trường TPHCM
22
Tâm lý học
Đại Học Lao Động – Xã Hội (Cơ sở phía Nam)
23 Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM
24 Đại Học Dân Lập Văn Lang
25 Thống kê kinh tế Đại Học Kinh Tế – Đại Học Huế
26
Thủy văn học
Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
27 Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)
28
Việt Nam Học
Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
29 Đại Học Sài Gòn
30 Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
31
Xã hội học
Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
32 Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế
33 Đại Học Mở TPHCM

Khối ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp

STT Ngành Tên trường đại học
1
Chăn nuôi
Đại Học Cần Thơ
2 Đại Học Nông Lâm TPHCM
3 Đại Học Nông Lâm – Đại Học Huế
4 Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
5 Đại Học Bạc Liêu

Khối ngành sản xuất chế biến

STT Ngành Tên trường đại học
1
Công nghệ thực phẩm
Đại Học Nông Lâm – Đại Học Huế
2 Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
3 Đại Học Công Nghiệp TPHCM
4
Công nghệ chế biến thủy sản
Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
5 Đại Học Cần Thơ
6
Công nghệ chế biến lâm sản
Đại Học Lâm Nghiệp ( Cơ sở 1 )
7 Đại Học Nông Lâm TPHCM
8
Công nghệ sinh học
Đại Học Cần Thơ
9 Đại Học Khoa Học Và Công Nghệ Hà Nội
10 Đại Học Nông Lâm TPHCM
11
Công nghệ may
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
12 Đại Học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội
13
Công nghệ chế tạo máy
Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
14 Đại Học Công Nghiệp TPHCM
15 Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
16
Công nghệ vật liệu
Đại Học Phenikaa
17 Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM
18
Thiết kế công nghiệp
Viện Đại Học Mở Hà Nội
19 Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
20 Khai thác vận tải Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

 

Lựa chọn ngành học khối A phù hợp với tính cách

Nếu bạn thích nghiên cứu

Khối ngành STEM – Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Mathematics (Toán học) là lựa chọn phổ biến của các bạn học sinh khối A yêu thích nghiên cứu bởi cơ hội thực tập đa dạng và triển vọng nghề nghiệp cao. Các ngành STEM phổ biến gồm Khoa học Máy tính, Công nghệ Thông tin, Kỹ thuật Hóa học, Kỹ thuật Sinh học, v.v. Các ngành học STEM được thiết kế giúp sinh viên có được các kỹ năng cần thiết liên quan đến công nghệ hiện đại, ứng dụng cao trong nghiên cứu. Con đường nghiên cứu không bao giờ dễ dàng nên cần có lòng quyết tâm, tính cẩn thận và sự kiên trì. Những môn học có liên quan trực tiếp đến các ngành này là Toán và các môn Khoa học. Vì vậy, học khối A chính là nền tảng vững chắc của sinh viên ngành này.

Nếu bạn thích sáng tạo

Nếu bạn là người đam mê sáng tạo, lúc nào cũng có những ý tưởng thú vị trong đầu thì những ngành học như Marketing hay Phát triển Website (Web Developer) sẽ phù hợp với bạn. Công việc Marketing tập trung vào phát triển các kế hoạch và chiến lược tiếp thị để đạt được các mục tiêu của công ty, bao gồm việc tạo ra nhu cầu đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Bạn sẽ có nhiệm vụ đề xuất các chính sách, xác định thị trường mục tiêu, giám sát các chiến dịch và hiệu quả của chúng. Còn với ngành Phát triển Web, bạn sẽ học cách lập trình để tạo các trang web. Tất cả những gì chúng ta nhìn thấy trên một trang web là sự kết hợp mượt mà của một lượng đáng kể các dòng code. Một nhà Phát triển Web phải có đầu tóc sáng tạo để hình dung trang web sau khi được xây dựng trông như nào và từ đó xây dựng nó bằng cách lập trình.

Nếu bạn thích giao tiếp

Nếu bạn thích xây dựng các mối quan hệ, gặp gỡ nhiều người thì hãy cân nhắc các ngành như Quản trị Kinh doanh, Luật hay Quan hệ Quốc tế. Quản lý doanh nghiệp là công việc yêu cầu khả năng lãnh đạo và làm việc hiệu quả với nhiều người, cả bên trong và bên ngoài tổ chức của bạn. Các doanh nhân thành công trong bất kỳ loại hình kinh doanh nào đều có kỹ năng lãnh đạo và giao tiếp tốt. Đối với ngành Quan hệ Quốc tế, một nhánh của Chính trị học, sinh viên được học về ngoại giao, các vấn đề toàn cầu và cách giải quyết vấn đề thông qua ngoại giao. Nhiều chính trị gia nổi tiếng cũng xuất thân từ ngành Quan hệ Quốc tế, có khả năng đàm phán và tạo ảnh hưởng đến mọi người nhờ kỹ năng giao tiếp của mình. Cuối cùng là ngành Luật – đặc biệt dành cho những con người thích lý luận và có suy nghĩ sắc bén. Trong ngành Luật, kỹ năng giao tiếp tốt mang đến cho luật sư một lợi thế trong việc xây dựng lòng tin với khách hàng cũng như việc thuyết phục họ trong việc ra quyết định.

Nếu bạn là con gái học khối A và đang cân nhắc chọn ngành

Nhiều người vẫn quan niệm rằng, con gái học khối A sẽ khó có thể chọn được ngành học phù hợp với bản thân. Thực tế, ngành học dành cho những bạn nữ yêu thích các môn Khoa học tự nhiên cũng rất phong phú. Chọn ngành học phụ thuộc vào sự đam mê và quyết tâm theo đuổi nghề đến cùng thì dù là nữ hay nam học khối A đều có cơ hội làm việc như nhau. Một số nhóm ngành khối A thích hợp cho các bạn nữ dấn thân là: Công nghệ thông tin, Kế toán, Marketing, Sư phạm, Quân đội – Công an.

Lựa chọn ngành học khối A phù hợp với tính cách
Lựa chọn ngành học khối A phù hợp với tính cách

5 ngành khối A không bao giờ sợ thất nghiệp

Ngành Công nghệ thông tin

Xu thế thế giới đang chuyển sang thời đại số hóa, vì vậy, ngày nay hầu như không có một ngành công nghiệp nào thiếu sự hiện diện của công nghệ thông tin. Đó là lý do tại sao ngành này luôn hot và là một trong những nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực.

Ngành Công nghệ thông tin học gì?

Theo học ngành công nghệ thông tin bạn sẽ được trang bị các kiến thức chủ yếu bao gồm:

  • Kỹ thuật lập trình
  • Thiết kế web
  • Công nghệ phần mềm
  • Phân tích thiết kế hệ thống
  • Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
  • Công nghệ JAVA
  • Lập trình hướng đối tượng
  • Đồ họa ứng dụng
  • Thiết kế hoạt ảnh
  • Xây dựng các phần mềm quản lý
  • Kiến thức về kiến trúc máy tính, mạng máy tính, quản trị mạng, quản trị web server,…

Các kỹ năng nghề nghiệp được đào tạo:

  • Kỹ năng làm việc theo nhóm
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng lập kế hoạch
  • Kỹ năng phân tích vấn đề
  • Khả năng ngoại ngữ
  • ….

Những chuyên ngành của ngành Công nghệ thông tin?

Các chuyên ngành chính của ngành Công nghệ thông tin là:

  • Khoa học máy tính
  • Kỹ thuật máy tính
  • Kỹ thuật mạng
  • Công nghệ phần mềm
  • Hệ thống quản lý thông tin
  • Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
  • An toàn thông tin
  • Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo

Ngành Công nghệ thông tin làm gì sau khi ra trường?

Các vị trí công việc mà sinh viên ngành Công nghệ thông tin có thể đảm nhận sau khi ra trường là:

  • Lập trình viên chế tạo phần mềm
  • Chuyên viên kiểm thử, đảm bảo chất lượng phần mềm
  • Chuyên viên thiết kế các hệ thống số, hệ thống nhúng và hệ thống điều khiển
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì và đảm bảo an ninh cho các hệ thống mạng máy tính
  • Kỹ sư trong các dự án phát triển, thiết kế, chế tạo các thiết bị phần cứng
  • Kỹ sư thiết kế, xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng CNTT, chủ yếu trong lĩnh vực dữ liệu không gian-thời gian (địa lý, tài nguyên, môi trường, viễn thám…)
  • Kỹ sư vận hành, quản lý, giám sát, phân tích và phát triển các ứng dụng CNTT
  • Kỹ sư xây dựng, phát triển các ứng dụng về lĩnh vực truyền thông xã hội và công nghệ web

Sinh viên Công nghệ thông tin mới ra trường lương bao nhiêu?

Mức lương mà các sinh viên công nghệ thông tin mới ra trường làm việc ở các vị trí thiết kế website, bảo trì và vận hành website khoảng từ 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng/tháng. Với vị trí chuyên viên lập trình, phân tích thiết kế và vận hành dự án phần mềm thì mức lương cao hơn và ở khoảng 12.000.000 đồng – 15.000.000 đồng/tháng.

Học ngành Công nghệ thông tin làm việc ở đâu?

Với kiến thức chuyên môn được đào tạo vững chắc và chuyên sâu, cùng những kỹ năng nghề nghiệp phù hợp, các bạn tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm tại:

  • Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm
  • Các công ty tư vấn – thiết kế giải pháp mạng, giải pháp CNTT
  • Các công ty, doanh nghiệp bảo trì, lắp ráp, phân phối máy tính và các thiết bị tin học
  • Các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực kinh doanh, sản xuất với các quy mô lớn, nhỏ khác nhau
  • Nhà máy, trường học, ngân hàng, bưu điện, siêu thị…

Ngành Công nghệ thông tin có dễ xin việc không?

Các lý do khiến ngành CNTT dễ xin việc:

  • Số lượng nhân sự ngành công nghệ thông tin trên thị trường lao động hiện nay đang thiếu hụt khoảng 190.000 người.
  • Tổng số sinh viên ra trường của ngành hàng năm vẫn chưa đủ để đáp ứng phân nửa nhu cầu tuyển dụng.
  • Hầu hết các công ty, doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đều có nhu cầu về nhân sự CNTT.
  • Dễ kiếm việc làm nếu có chuyên môn tốt, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp.

Ngành Kế toán – Kiểm toán

Kế toán – Kiểm toán là bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công ty, doanh nghiệp hay tổ chức nào, do đó, nhu cầu về nhân lực của ngành nghề này không ngừng tăng lên. Với tính chất đặc thù ngành nghề, khi bạn đã có bằng cấp, chứng chỉ từ các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán thì sẽ không hề khó khăn khi tìm việc kế toán, kiểm toán tại bất cứ công ty, doanh nghiệp hay tổ chức nào.

Ngành Kế toán – Kiểm toán học gì?

Theo học ngành Kế toán – Kiểm toán, các bạn sẽ được trang bị những kiến thức chính của ngành nghề bao gồm:

  • Hệ thống kiểm soát nội bộ
  • Luật Doanh nghiệp
  • Kiểm toán Nhà nước
  • Tổ chức thực hiện công tác kiểm toán
  • Phân tích báo cáo tài chính
  • Quản trị tài chính
  • Ứng dụng phần mềm trong kế toán
  • Kế toán hành chính sự nghiệp
  • Hệ thống thông tin kế toán
  • Kế toán và khai báo thuế
  • Kế toán tài chính – quản trị
  • Tổ chức thực hiện công tác kế toán
  • Phân tích hoạt động kinh doanh
  • Quản trị rủi ro tài chính
  • Phân tích và thẩm định đầu tư tài chính
  • Định giá tài sản
  • Chuẩn mực kiểm toán
  • Pháp luật kiểm toán

Các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp được đào tạo:

  • Kỹ năng đọc báo cáo tài chính
  • Kỹ năng phân tích tài chính
  • Kỹ năng giải quyết tình huống trong Kế toán – Kiểm toán
  • Kỹ năng thương lượng
  • Kỹ năng đàm phán
  • Kỹ năng lập kế hoạch
  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng ngoại ngữ – tin học

Những chuyên ngành của ngành Kế toán – Kiểm toán?

Những chuyên ngành đào tạo của ngành Kế toán – Kiểm toán gồm:

  • Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
  • Chuyên ngành Kế toán công
  • Chuyên ngành Kế toán Kiểm toán

Ngành Kế toán – Kiểm toán làm gì sau khi ra trường?

Sau khi ra trường, các bạn tốt nghiệp ngành Kế toán – Kiểm toán có thể đảm nhận các vị trí công việc như:

  • Chuyên viên kế toán thuế, kế toán kho, kế toán công nợ, kế toán thanh toán, kế toán bán hàng, kế toán sản xuất, kế toán dự án, kế toán vật tư
  • Kế toán tổng hợp
  • Kế toán trưởng
  • Chuyên viên kiểm toán nội bộ
  • Kiểm soát viên
  • Thủ quỹ
  • Chuyên viên tư vấn tài chính
  • Trưởng phòng kế toán
  • Giám đốc tài chính
  • Quản lý tài chính
  • Thanh tra kinh tế
  • Giảng viên đào tạo ngành Kế toán – Kiểm toán

Sinh viên Kế toán – Kiểm toán mới ra trường lương bao nhiêu?

Sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán mới ra trường làm việc ở các vị trí kế toán viên có thể nhận được mức lương vào khoảng 6.000.000 đồng – 7.000.000 đồng/tháng. Với vị trí kế toán tổng hợp hay kế toán trưởng thì mức lương sẽ cao hơn với mức khoảng từ 15.000.000 đồng lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng tuỳ theo trình độ về chuyên môn và kinh nghiệm công việc. Những nhân viên kế toán có được bằng chứng chỉ ACCA  thì có thể đạt mức thu nhập lên đến 50.000.000 đồng/tháng.

Học ngành Kế toán – Kiểm toán làm việc ở đâu?

Tốt nghiệp ngành Kế toán – Kiểm toán, bạn có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm tại:

  • Các cơ quan quản lý tài chính Nhà nước
  • Các đơn vị thuộc lĩnh vực công
  • Các tổ chức xã hội
  • Các tổ chức phi chính phủ
  • Các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực sản xuất – kinh doanh
  • Các công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán
  • Ngân hàng
  • Tự kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán

Ngành Kế toán – Kiểm toán có dễ xin việc không?

Các lý do khiến ngành kế toán kiểm toán dễ xin việc:

  • Thị trường lao động luôn cần nguồn nhân lực có chất lượng cao, có kinh nghiệm và sự hiểu biết về ngành.
  • Nhu cầu về các dịch vụ tài chính như kế toán hay kiểm toán đang không ngừng tăng cao.
  • Số lượng các công ty tăng thì nhu cầu về nguồn nhân lực không ngừng tăng lên.
  • Các công ty kiểm toán hàng đầu như: Big 4 (Ernst & Young, Delloite, PWC, KPMG), Grant Thornton, Nexia, Crowe Howarth… thường xuyên có nhu cầu tuyển nhân viên tập sự, nhân viên chính thức.
  • Luôn được các tập đoàn, các công ty, doanh nghiệp chào đón khi có chuyên môn vững và kinh nghiệm làm việc phong phú.

Ngành Marketing

Với thị trường luôn thay đổi liên tục, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt và không có điểm dừng. Trong bối cảnh như vậy, lĩnh vực Marketing được xem như là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp gắn kết và tiếp cận thị trường hiệu quả nhất. Với tầm quan trọng của Marketing, cơ hội việc làm của ngành nghề này luôn rộng mở và được ưu ái về lương bổng, chế độ đãi ngộ hấp dẫn cùng cơ hội thăng tiến nghề nghiệp rõ ràng.

Ngành Marketing học gì?

Ngành Marketing đào tạo các kiến thức chuyên ngành bao gồm:

  • Quản trị marketing
  • Quản trị bán hàng
  • Quản trị doanh nghiệp
  • Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng
  • Chiến lược sản phẩm
  • Chiến lược giá và phân phối
  • Quảng cáo và khuyến mãi
  • Thương mại điện tử
  • Marketing căn bản
  • E-Marketing
  • Marketing quốc tế
  • Marketing dịch vụ
  • PR…

Các kỹ năng nghề nghiệp được củng cố và đào tạo:

  • Kỹ năng nghiên cứu – phân tích khách hàng và thị trường
  • Kỹ năng phân khúc thị trường
  • Kỹ năng phân tích lợi thế cạnh tranh
  • Kỹ năng xác định thị trường mục tiêu
  • Kỹ năng hoạch định chiến lược marketing
  • Kỹ năng phát triển sản phẩm mới
  • Kỹ năng phát triển thị trường mới
  • Kỹ năng xây dựng chiến lược giá
  • Kỹ năng xây dựng chiến lược kênh marketing
  • Kỹ năng xây dựng chiến lược truyền thông
  • Kỹ năng xây dựng chiến lược thương hiệu
  • Kỹ năng hoạch định kế hoạch marketing
  • Kỹ năng quản trị dự án marketing
  • Kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động marketing
  • Kỹ năng Marketing Online
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng đàm phán – thương lượng
  • Kỹ năng ngoại ngữ

Những chuyên ngành của ngành Marketing?

Các chuyên ngành chính của ngành Marketing thường được đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng là:

  • Chuyên ngành Quản trị Marketing
  • Chuyên ngành Quản trị thương hiệu
  • Chuyên ngành Quảng cáo
  • Chuyên ngành Marketing thương mại
  • Chuyên ngành Truyền thông Marketing

Ngành Marketing làm gì sau khi ra trường?

Theo học ngành Marketing, sau khi ra trường, các bạn có thể làm các vị trí việc làm marketing sau:

  • Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng
  • Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu
  • Chuyên viên Marketing
  • Chuyên viên sáng tạo nội dung
  • Nhân viên quảng cáo
  • Chuyên viên truyền thông, quan hệ khách hàng
  • Chuyên viên phát triển sản phẩm
  • Chuyên viên nghiên cứu hoạch định chiến lược Marketing
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện
  • Trưởng phòng Marketing
  • Giám đốc Marketing
  • Giảng viên giảng dạy về Marketing

Sinh viên Marketing mới ra trường lương bao nhiêu?

Mức lương khởi điểm của nhân viên Marketing mới ra trường trong thời gian thử việc vào khoảng 5.500.000 đồng – 6.000.000 đồng/tháng. Kết thúc thời gian thử việc, bạn có thể nhận được mức lương khoảng từ 7.000.000 đồng – 9.000.000 đồng/tháng tuỳ theo năng lực làm việc cùng với những khoản thưởng khác theo quy định của công ty.

Học ngành Marketing làm việc ở đâu?

Tốt nghiệp ngành Marketing, bạn có thể tìm thấy những cơ hội việc làm lương cao, đãi ngộ tốt tại:

  • Các công ty cung cấp dịch vụ tiếp thị và quảng cáo
  • Các công ty quảng cáo (Advertising agency)
  • Công ty truyền thông (Media agency)
  • Công ty nghiên cứu thị trường (Market research agency)
  • Phòng ban/Bộ phận Marketing tại các công ty sản xuất – kinh doanh trong mọi lĩnh vực
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề

Ngành Marketing có dễ xin việc không?

Các lý do khiến ngành Marketing có cơ hội việc làm cao:

  • Xu thế toàn cầu hóa, cả thế giới hòa vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hầu hết các tổ chức, công ty, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều cần đến đội ngũ Marketing.
  • Ngành Marketing luôn là ngành dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất Việt Nam.
  • Mỗi năm ngành Marketing cần đến hơn 10.000 lao động trở lên, có đến hơn 40% tin tuyển dụng đều dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực Marketing.
  • Có rất nhiều vị trí tuyển dụng dành cho ngành Marketing làm việc tại các công ty hoạt động kinh doanh thương mại, hoặc làm công việc quản lý thương mại tại các Sở Công thương trực thuộc Tỉnh, Thành phố trên cả nước dành cho người có chuyên môn giỏi.

Ngành Điện tử – Viễn thông

Điện tử – Viễn thông có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế nói riêng và của toàn xã hội nói chung ở một đất nước. Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp, nhiều cường quốc trên thế giới không tiếc chi những khoản tiền khổng lồ mỗi năm để thu hút nhân tài trong ngành này.

Ngành Điện tử – Viễn thông học gì?

Theo học ngành Điện tử – Viễn thông, các kiến thức chuyên môn được đào tạo gồm:

  • Hệ thống truyền dẫn thông tin, vệ tinh, cáp quang
  • Hệ thống truyền tin không dây
  • Lĩnh vực định vị dẫn đường dây
  • Nghiên cứu và chế tạo ra các vi mạch điện tử
  • Nghiên cứu và sử dụng các thiết bị để tạo nên các mạng viễn thông
  • Kiến thức về thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền, thiết bị đầu – cuối
  • Mạng không dây, mạng truyền số liệu, vi ba số
  • Hệ thống phát thanh truyền hình
  • Công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh
  • Cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến
  • Mạng thông tin và truyền thông
  • Kỹ thuật phát thanh
  • An toàn và an ninh mạng
  • Quản lý thông tin
  • Thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông

Những chuyên ngành của ngành Điện tử – Viễn thông?

Các chuyên ngành đào tạo chính của ngành Điện tử – Viễn thông gồm:

  • Điện tử
  • Máy tính và Hệ thống nhúng
  • Viễn thông và Mạng
  • Điện tử – y sinh (Biomedical Electronics)
  • Kỹ thuật Điện tử – Kỹ thuật máy tính
  • Kỹ thuật Thông tin -Truyền thông
  • Kỹ thuật Điện tử hàng không – Vũ trụ
  • Kỹ thuật Đa phương tiện

Ngành Điện tử – Viễn thông làm gì sau khi ra trường?

Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể xin ứng tuyển các vị trí việc làm điện tử viễn thông sau:

  • Nhân viên kỹ thuật điện tử viễn thông
  • Nhân viên lắp đặt điện tử viễn thông
  • Nhân viên kỹ thuật điện tử
  • Nhân viên quản lý hạ tầng viễn thông
  • Nhân viên khai thác và bảo trì mạng viễn thông
  • Kỹ thuật viên điện tử viễn thông
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật
  • Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì
  • Kỹ sư Vô tuyến
  • Kỹ sư Truyền dẫn
  • Kỹ sư Điện tử Viễn thông
  • Kỹ sư kế hoạch dự án viễn thông
  • ….

Sinh viên Điện tử – Viễn thông mới ra trường lương bao nhiêu?

Sinh viên Điện tử – Viễn thông mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thường có mức lương dao động từ 7.000.000 đồng – 8.000.000 đồng/tháng. Bạn có thể tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình làm việc để có được những cơ hội thăng tiến nghề nghiệp hoặc tìm được các vị trí việc làm với mức lương cao hơn, thường khoảng từ 12.000.000 đồng – 15.000.000 đồng/tháng.

Học ngành Điện tử – Viễn thông làm việc ở đâu?

Theo học ngành Điện tử – Viễn thông, với bằng cấp chuyên môn bạn có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm phù hợp với chuyên ngành được đào tạo tại:

  • Các đài phát thanh, đài truyền hình
  • Công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông
  • Công ty thiết kế sản xuất vi mạch
  • Công ty sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông
  • Các công ty điện tử viễn thông
  • Công ty sản xuất phần mềm
  • Các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông

Ngành Điện tử – Viễn thông có dễ xin việc không?

Sau đây là những lý do để ngành Điện tử – Viễn thông được đánh giá là dễ xin việc:

  • Để đáp ứng tốc độ phát triển, ngành hiện đang cần nhu cầu nhân lực lên đến khoảng gần 800.000 người cho năm 2021 và sẽ còn tăng lên trong những năm sau.
  • Nhu cầu nhân sự nhóm ngành nghề này trong giai đoạn 05 năm sắp tới vẫn có nhu cầu tuyển dụng rất lớn, có thể lên đến 16.200 người/năm.
  • Trong nhiều năm tới nhu cầu nhân lực ngành này còn cao hơn rất nhiều khi các tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới tới Việt Nam.

Ngành Thương mại điện tử

Với bối cảnh hoà nhập nền kinh tế toàn cầu hiện nay, ngành thương mại điện tử tại Việt Nam đang ngày càng phát triển với những lợi ích nhất định mà nó mang lại cho sự phát triển kinh tế và góp phần mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Thương mại điện tử hiện nay khá cao và trở thành một trong những ngành nghề việc làm có sức hút khá hấp dẫn đối với các bạn trẻ trong việc lựa chọn nghề nghiệp.

Ngành Thương mại điện tử học gì?

Khi theo học ngành thương mại điện tử, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về những kiến thức cần thiết để làm việc sau này như là:

  • Tổ chức kinh doanh trên mạng Internet
  • Vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, mở rộng thị trường kinh doanh
  • Nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải và bảo hiểm hàng hóa…
  • Các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng
  • Chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin…
  • Triển khai các mô hình kinh doanh online như: Affiliate, Dropshipping, Private label, bán hàng online

Những môn học chuyên ngành được đào tạo:

  • Kinh tế thương mại
  • Pháp luật thương mại điện tử
  • Marketing điện tử
  • Thư tín thương mại
  • Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại
  • Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế
  • Quản trị khách hàng trong thương mại điện tử

Những chuyên ngành của ngành Thương mại điện tử?

Với tính chất đặc trưng cụ thể của ngành nghề, theo học ngành thương mại điện tử sẽ được đào tạo các chuyên ngành chính là:

  • Kinh doanh trực tuyến
  • Marketing trực tuyến
  • Quản trị thương mại điện tử

Ngành Thương mại điện tử làm gì sau khi ra trường?

Những vị trí việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử là:

  • Chuyên viên kinh doanh trực tuyến
  • Chuyên viên về thương mại điện tử, marketing trực tuyến
  • Chuyên viên kinh doanh các hoạt động truyền thông quảng cáo online
  • Chuyên viên quản trị, xây dựng, phát triển các hệ thống giao dịch online, kinh doanh trực tuyến
  • Chuyên viên phân tích sự phát triển của TMĐT và quản lý hiệu suất của hoạt động TMĐT
  • Chuyên viên phân tích kinh doanh thương mại điện tử
  • Chuyên viên tư vấn về phát triển thương mại điện tử
  • Chuyên viên xây dựng, quản lý và điều hành hệ thống kinh doanh thương mại điện tử
  • Quản lý dự án thương mại điện tử
  • Giảng viên ngành Thương mại điện tử
  • Khởi nghiệp với việc mở công ty hoặc xây dựng website riêng hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử

Sinh viên ngành Thương mại điện tử mới ra trường lương bao nhiêu?

Ngành Thương mại điện tử có mức lương hấp dẫn tuỳ theo năng lực. Với sinh viên mới ra trường, bạn có thể bắt đầu từ những vị trí công việc đơn giản để tích luỹ kinh nghiệm với mức lương khởi điểm thường dao động trong khoảng 6.000.000 đồng – 7.000.000 đồng/tháng. Ngoài ra, tùy vào năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc, bạn cũng có thể sẽ có mức lương cao hơn dao động từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng/ tháng.

Học ngành Thương mại điện tử làm việc ở đâu?

Tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử, bạn có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm tại:

  • Phòng Marketing, phòng nghiệp vụ kinh doanh, phòng kế hoạch tại các công ty, doanh nghiệp kinh doanh, thương mại.
  • Công ty tin học, công nghệ thông tin liên quan đến việc thực hiện các giải pháp công nghệ trong kinh doanh, thương mại.
  • Trường Đại học, viên nghiên cứu, trung tâm công nghệ, sở ban ngành liên quan đến công nghệ thông tin…

Ngành Thương mại điện tử có dễ xin việc không?

Với những kiến thức và thế mạnh được đào tạo về xây dựng chiến lược kinh doanh, kỹ năng nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực công nghệ, tin học, ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có cơ hội việc làm rất cao, có thể dễ dàng xin việc tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.

Tổng thị trường của ngành TMĐT sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong thời gian dài hạn trên phạm vi khắp toàn cầu với con số lên tới 20%/năm, đi kèm với đó là hình thức bán hàng online đã trở nên vô cùng phổ biến. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành TMĐT sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp phong phú.

*************

Trên đây là nội dung giúp các em trả lời câu hỏi học lực khá nên chọn ngành nào khối A? Hy vọng sẽ giúp các em đưa ra lựa chọn chính xác cho mình trước khi bước vào kì thi sắp tới nhé.

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tư vấn tuyển sinh

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button