Tổng hợp

Đẽo cày giữa đường là gì? Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ cùng ý nghĩa với Đẽo cày giữa đường

Đẽo cày giữa đường là gì?

Đẽo cày giữa đường ý muốn nói những người không có chính kiến mà chỉ biết đợi người khác đưa ra ý kiến rồi bắt đầu hùa theo và kết quả là chẳng đạt được gì.

Ngày nay có rất nhiều người thiếu chủ động và sự quyết đoán trong công việc, cuộc sống mà họ chỉ lắng nghe ý kiến của người khác rồi mới bắt đầu quyết định.

Đẽo cày giữa đường là gì?
Đẽo cày giữa đường là gì?

Chuyện về Đẽo cày giữa đường

Một người ngồi trên đường đẽo cày. Có người đi qua, trông thấy khuyên:

– Ồ, cái tay cày to quá, khó cầm. Anh nên đẽo cho nó nhỏ hơn có được không?

Anh thợ đẽo cày nghe theo, đẽo cái tay cày nhỏ đi.

Một lát, một người khác đi qua lại bảo:

– Ồ, cái ách cày to quá, kho vác. Anh nên đẽo nó nhỏ đi chút nữa. Anh thợ cày nghe theo lại đẽo nhỏ đi. Lát sau, một người qua đường nhìn thấy bảo:

– Ồ, cái lưỡi cày to quá, khó bẩy được đất lên.

Anh thợ cày làm theo, đẽo nhỏ đi. Người thứ tư qua đường lại bảo:

– Ồ, cái bàn cày phải nghiêng hẳn về một bên thì lật đất mới dễ.

Anh ta lại làm theo. Cứ thế, người nào góp ý anh cũng đẽo lại, cuối cùng cái cày chỉ còn bằng cái đũa.

Thời nay không ai đi đẽo cày kiểu đó, nhưng cũng còn nhiều người có quyền thì giao việc cho thư ký, trợ lý làm. Đến khi đó thì chủ kiến không còn nữa mà là ý của trợ lý, thư ký. Hơn nữa, có người thiếu tính chủ động, quyết đoán trong công việc nên ai nói cũng gật, cũng cho là phải. Vậy có khác gì đẽo cày giữa đường.

Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đến bài học cuộc sống

Từ câu chuyện “Đẽo cày giữa đường” trên ta có thể rút ra được một bài học ý nghĩa về tính độc lập và chính kiến của bản thân. Giống như chàng trai đẽo cày trong truyện, những người không có chính kiến và chỉ làm theo chỉ dẫn của người khác thì cuối cùng bản thân sẽ không đạt được một thành công nào cả.

Giá như anh chàng đẽo cày trong câu chuyện chịu suy nghĩ thật kỹ những yêu cần cần đạt của chiếc cày của mình làm thì sẽ không đến nỗi mất trắng cả thời gian lẫn công sức.

Dân gian có câu “chín người mười ý” ý muốn nói mỗi người đều có một ý kiến khác nhau. Trong cuộc sống hay trong công việc, chúng ta nghe và ghi nhận những góp ý của người khác nhưng phải biết chọn lọc và làm theo những điều mình cho là đúng đắn.

Miệng đời không hẳn xấu, những người cho ta ý kiến cũng không hẳn có ý muốn phá ta nhưng mỗi người đều có một cảm nhận riêng và theo từng góc độ khác nhau, có tốt có xấu. Nhất là khi việc ta làm vô tình bày ra trước mặt mọi người thì lẽ đương nhiên mọi người sẽ góp ý cho ta mà không hề ngần ngại.

Thế nhưng, sau khi nghe tất cả những ý kiến từ người khác, chúng ta cần suy xét mọi việc, xem khả năng thành công của những ý kiến trên để có thể đưa ra một quyết định phù hợp và tốt nhất.

Lắng nghe những góp ý của người khác là điều nên làm, nhưng giữ vững chính kiến bản thân cũng là một trong những điều quan trọng giúp chúng ta giữ vững quan điểm, lập trường từ đó đi theo những định hướng, kế hoạch mà bản thân đã đề ra mà không bị dao động hay bị ảnh hưởng từ lời nói, hành động của người khác.

Trong cuộc đời, không ít lần chính chúng ta phải tự mình đưa ra quyết định quan trọng mà không có một ai góp ý, cho lời lời khuyên. Những lúc như thế, cũng cần nhớ đến câu “sai một ly đi một dặm” để biết phải thật thận trọng và xem xét mọi mặt tốt và xấu của sự việc. Không nên vội vàng kết luận mà gặp thêm nhiều khó khăn về sau.

Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đến bài học cuộc sống
Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đến bài học cuộc sống

Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ cùng ý nghĩa với Đẽo cày giữa đường

Thông qua những gì được phần tích trong câu chuyện  “Đẽo cày giữa đường” có thể thấy tính độc lập và có chính kiến riêng của bản thân là điều rất quan trọng. Đây là một đức tính mà mỗi con người đều cần phải được giáo dục ngay từ khi còn bé. Chính vì vậy ngoài “Đẽo cày giữa đường” người xưa còn đúc kết và cho ra nhiều ca dao tục ngữ hay về tính tự chủ của bản thân.

Ca dao nói về tính tự chủ, người có chính kiến

  • Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
  • Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
  • Nước lã mà vã nên hồ/ tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
  • Ai ơi ở chí cho bền/Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
  • Có khó mới có miếng ăn/Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
  • Làm người ăn tối lo mai/Việc mình hồ dễ để ai lo lường
  • Giàu người ta chẳng có tham/Khó khăn ta liệu ta làm ta ăn.
  • Khi ăn chẳng nhớ đến ai/Đến khi chết bỏng cứ tai mà rờ!
  • Làm trai cố chí lập thân Rồi ra gặp hội phong vân cũng vừa Nên ra tay kiếm tay cờ Chẳng nên thì chớ, chẳng nhờ tay ai.

Tục ngữ nói về người có tính tự chủ, chính kiến

  • Đầu người nào tóc người ấy.
  • Có trời cũng phải có ta.
  • Có thân phải tự lập thân.
  • Tự lực cánh sinh
  • Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo.
  • Muốn ăn phải lăn vào bếp.
  • Giúp lời, không ai giúp của; giúp đũa, không ai giúp cơm.
  • Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
  • Tự lực tự cường.

Những lý do có thể khiến chúng ta thất bại

Không có chính kiến

Bạn đang làm việc rất hăng say nhưng khi nghe ai đó khuyên nhủ hãy bỏ công việc hiện tại và làm công việc khác nhàn hơn, hoặc nghe người khác nói về công việc đó không tốt bạn liền từ bỏ ngay lập tức mà không suy nghĩ.

Steve Jobs đã từng nói: “Thời gian của bạn không nhiều, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều – đó là sống với kết quả suy nghĩ của người khác. Đừng để âm thanh của những quan điểm khác lấn át đi giọng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy giữ lấy sự can đảm để đi theo trái tim và trực giác. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành con người như thế nào. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.”

Đẽo cày giữa đường - Không có chính kiến
Đẽo cày giữa đường – Không có chính kiến

Thiếu trách nhiệm với công việc

Bạn có thể dễ dàng trì hoãn công việc của mình khi cảm thấy chán, bạn tùy tiện làm mọi thứ không theo một kế hoạch nào. Quy luật của cuộc sống chính là bạn bỏ ra bao nhiêu công sức sẽ thu về bấy nhiêu thế nên đừng nghĩ đến chuyện làm ít ăn nhiều, nếu muốn thành công bạn cần phải chịu trách nhiệm với công việc của mình, làm việc có một kế hoạch cụ thể chứ không phải hứng lên là làm còn không thì trì hoãn.

Luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh

Bạn cho rằng mọi thứ quá khó khăn và không thể tập trung làm việc, bạn tìm cách đổ lỗi cho cuộc sống nhưng lại chưa một lần xem lại chính mình. Và chẳng có cách nào ngoài việc nỗ lực để thay đổi cuộc sống cả. Đổ lỗi cho mọi thứ chẳng những khiến cho cuộc sống của bạn ngày một đi xuống mà còn làm cho bạn ngày càng lười biếng.

Không dám đối mặt với khó khăn

Khi khó khăn tìm đến nhiều người thường chạy trốn mà không dám đối diện vào vấn đề để giải quyết để rồi mọi thứ cứ trì trệ. Nhưng làm gì có con đường nào đi đến thành công mà không trải đầy những gian khổ.

Chưa làm đã sợ

Nhiều người chưa làm đã bắt đầu suy nghĩ tiêu cực, đặt ra cho bản thân những giới hạn. Chưa làm nhưng luôn sợ thất bại chính là nguyên nhân khiến cho mọi động lực của bạn chỉ đến nhất thời. Hãy loại bỏ ngay ý nghĩ bạn không làm được, những gì bạn cần làm chính là tin tưởng vào bản thân và tiến về phía trước.

Nói nhiều hơn làm

Những người thất bại thường thích nói nhiều hơn là làm, họ có thể nói rất nhiều về tương lai về mục tiêu mà họ đặt ra nhưng lại không bao giờ thực hiện. Điều này khiến cho những giấc mơ thành công của họ luôn chỉ là giấc mơ. Quỹ thời gian của mỗi người đều có giới hạn thế nên hãy thức dậy và làm việc đi, đừng lúc nào cũng chỉ nói mà không thực hiện. Những giờ lướt web vô nghĩa chỉ khiến cho cuộc sống của bạn ngày một đi xuống mà thôi, thế nên hãy thôi ngay thói quen xấu đó. Bắt tay vào công việc hiện tại, tập trung làm tốt mọi thứ.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button