Giáo dục

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Văn 9 bài Khúc hát ru những em bé…

Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có những kiến thức nào cần lưu ý, cùng THPT Ngô Thì Nhậm ôn tập bằng đề cương ôn tập hộc kì 1 Ngữ văn lớp 9 2019 dưới đây nhé

Đề cương học kì 1 môn Văn 9 bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Tác giả:

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Văn 9 bài Khúc hát ru những em bé…

– Nguyễn Khoa Điềm là gương mặt tiêu biểu trong thế hệ các nhà thơ chống Mĩ.

– Thơ Nguyễn Khoa Điềm không cầu kì về hình thức, câu chữ tự nhiên, đời thường, lời thơ nhẹ nhàng, tha thiết nhưng cũng đậm chất triết lí sâu sắc

2. Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh sáng tác.

Bài thơ được sáng tác vào năm 1971, giai đoạn đầy cam go, thử thách của cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi ông công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.

b. Thể loại: thơ tám chữ

c. Chủ đề:  Bài thơ khắc họa hình tượng người mẹ Tà – ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ – giàu lòng yêu thương con,gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến, qua đó thể hiện khát vọng tự do và thống nhất đất nước.

d. Nhan đề:

  • Nhan đề bài thơ có tính khái quát: Em Cu Tai là một hình ảnh cụ thể, nhưng còn có bao nhiêu em bé đã lớn lên trên lưng của những bà mẹ người dân tộc Tà-ôi. Cũng có bao nhiêu bà mẹ ngoài đời nhưng nhà thơ lại chỉ viết về một bà mẹ mà thôi.
  • Nhan để bài thơ cũng là một ý thơ: Bài thơ ca ngợi người mẹ miền núi, cũng là người mẹ Việt Nam, kết hợp lòng thương con, yêu con với yêu bộ đội, yêu thương dân làng, yêu nước. Hình ảnh người mẹ là hình ảnh tượng trưng đã nuôi lớn những người con của mình để hiến dâng cho cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của Tổ quốc.

e. Bố cục: 

– 3 đoạn tương đương với ba khúc hát ru, mỗi đoạn có hai khổ thơ:

  • Khúc thứ nhất: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội.
  • Khúc thứ hai: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng.
  • Khúc thứ ba: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.

Xem thêm: Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

B. ĐỌC – HIỂU BÀI THƠ

1. Hình ảnh người mẹ Tà Ôi

– Hình ảnh người mẹ được gắn với hoàn cảnh công việc cụ thể:

  • Người mẹ bền bỉ quyết tâm trong công việc kháng chiến, đồng thời thắm thiết yêu em, yêu bộ đội, yêu buôn làng, đất nước.
  • Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến công việc vất vả: “Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội…làm gối”
  • Mẹ đang làm công việc của người dân lao động, sản xuất ở khu Trị Thiên, mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka‐lưi. Sự gian khổ của mẹ ở giữa rừng núi mênh mông, heo hút: “Lưng núi thì to… lưng mẹ thì nhỏ”
  • Mẹ cùng các anh trai, chị gái tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ di chuyển lực lượng để kháng chiến lâu dài, tinh thần quyết tâm, tự tin vào chiến thắng.

2. Tình cảm, khát vọng của bà mẹ Tà Ôi

– Mối quan hệ giữa lời ru trực tiếp của mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm là mối liên hệ tự nhiên và chặt chẽ. Mẹ ước: “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần ‐ Mai sau con lớn vung chày lún sân” vì mẹ đang giã gạo; Mẹ ước: “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều ‐ mai sau con lớn phát mười Ka‐Lưi” vì mẹ đang tỉa bắp trên núi; con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ ‐ mai sau con lớn làm người tự do” vì mẹ đang địu con đi để giành trận cuối”.

– Qua ba đoạn thơ, lần lượt hiện lên những công việc cùng tấm lòng của người mẹ trên chiến khu gian khổ; bền bỉ, quyết tâm trong công việc, thắm thiết yêu con và khát khao đất nước được độc lập, tự do.

C. TỔNG KẾT

1. Nội dung: Bài thơ là khúc hát ru, cũng là lời tâm tình tha thiết của người mẹ Tà – ôi đối với đứa con yêu đang từng ngày lớn lên trên lưng mẹ. Bài thơ bộc lộ tình yêu thương đằm thắm của người mẹ đối với con, tình cảm gắn bó với quê hương, với cuộc sống lao động và chiến đấu nơi núi rừng chiến khu, dù còn gian nan vất vả; đồng thời gửi gắm ước vọng con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do.

2. Nghệ thuật

: Bài thơ như những điệp khúc của lời ru vừa ngọt ngào, trìu mến vừa tha thiết, mãnh liệt, với mỗi khúc ru lại mở ra một trường cảm xúc mới.Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, giàu sức biểu đạt và biểu cảm như: “Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng”; “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”…

———

Những kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ của bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ mà các em vừa tham khảo trên đây nằm trong bộ đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn lớp 9 2019/2020. Còn rất nhiều đề cương của những tác phẩm khác nữa, hãy truy cập  vào trang để cùng chúng tôi ôn luyện nhé.


Tuyển tập đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 9 bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ chi tiết những kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ tại đây

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button