Tổng hợp

Chế tài là gì? Nguồn gốc của chế tài

Chế tài là gì?

Chế tài một trong ba bộ phận cấu thành lên một quy phạm pháp luật, bao gồm quy định, giả định và chế tài, là bộ phận dùng để xác định hình thức pháp lý mà các chủ thể phải gánh chịu khi thực hiện các hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung đã được ghi nhận trong nội dung của phần quy định và giả định.

Hay có thể hiểu chế tài thực chất chính là hình thức mang tính cưỡng chế của nhà nước, nếu chủ thể không thực hiện theo những gì pháp luật quy định thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những hậu quả này đã được quy định cụ thể trong luật.

Nội dung của chế tài phụ thuộc vào những nhóm lợi ích cần được bảo vệ, hành vi và mức độ vi phạm.

Căn cứ vào tính chất và của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì chế tài được phân làm nhiều loại:

– Chế tài hình sự;

– Chế tài dân sự;

– Chế tài hành chính; …

Định nghĩa được chế tài là gì giúp chủ thể xác định được chế tài trong từng quy phạm pháp luật. Hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động tìm hiểu trong trường hợp mình gặp phải hoặc có thể hỗ trợ tìm hiểu, nghiên cứu.

Chế tài là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung được ghi trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật.

Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự… Việc áp dụng chế tài cũng phụ thuộc vào những đặc điểm của lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ, căn cứ vào tính chất của các hành vi vi phạm pháp luật, mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan (có ý nghĩa đối với việc tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng chế tài). Chế tài bao gồm các hình thức: chế tài trừng trị (trong lĩnh vực hình sự), chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu (trong lĩnh vực dân sự, hành chính), chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm (trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự) và chế tài vô hiệu hóa.

Chế tài là bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Chế tài thể hiện thái độ của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật và có tác dụng phòng ngừa, giáo dục để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, góp phần thực hiện mục đích của Nhà nước trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh… Trong từng giai đoạn cụ thể.

Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự…

Khái niệm chế tài là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng. Đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự. Đã được nêu trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.

Chế tài là gì?
Chế tài là gì?

Nguồn gốc và ý nghĩa của từ chế tài?

Ngày nay, chúng ta thường hay nhắc đến chế tài hình sự, chế tài dân sự, “cần có chế tài xử lý hành vi” nào đó, … Vậy CHẾ TÀI là gì ? Nó có ý nghĩa như thế nào và được sử dụng trong các trường hợp nào ? Bài viết này sẽ phân tích từ chế tài dưới góc độ lịch sử ngôn ngữ, nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về ý nghĩa và các trường hợp sử dụng thuật ngữ “chế tài”.

Về mặt lý luận, theo quan điểm của các luật gia thuộc hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, chế tài là một bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật. Trong đó, quy phạm pháp luật bao gồm phần giả định (hypothesis), quy định (disposition) và chế tài (sanction). Chế tài trong tiếng Nga được viết là Санкция (phiên âm Sanktsiya – cùng gốc với từ sanction trong tiếng Anh), từ này có nghĩa đen là sự trừng phạt. Như vậy có thể hiểu chế tài ở đây chính là sự trừng phạt của pháp luật đối với hành vi vi phạm.

Từ sanction gốc Latin là SANCTIO, từ động từ sancrire, nghĩa là “thiết lập một luật lệ”. Chính vì thế, từ sanction có nghĩa cổ là một luật hoặc sắc lệnh, chủ yếu được sử dụng trong hệ thống luật của nhà thờ, chỉ sắc lệnh của giáo hội. Từ tầng nghĩa cổ này, Санкция trong tiếng Nga hay “sanction” trong tiếng Anh và tiếng Pháp hiện nay đồng thời cũng mang nghĩa là sự phê chuẩn, chuẩn y một đạo luật.

Sanction có nghĩa phổ biến là “sự trừng phạt, hình phạt”, từ đây, nhiều tầng nghĩa phái sinh và được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh pháp lý khác nhau như : chỉ hậu quả tất yếu của một hành vi, xử phạt vi phạm hành chính (Pháp), hay hậu quả pháp lý của việc không tuân theo quy định pháp luật…Trong công pháp quốc tế, từ này chỉ những “biện pháp trừng phạt” mà một quốc gia hoặc cộng đồng quốc tế áp dụng lên một quốc gia khác. Nói tóm lại, trong ngữ cảnh pháp lý, thuật ngữ “sanction” có nội hàm chỉ hậu quả mà hành vi vi phạm dẫn đến, thường là biện pháp xử lý nào đó hoặc hình phạt áp dụng.

Tuy nhiên vì sao khi diễn dịch khái niệm này sang tiếng Việt, từ “chế tài” lại được sử dụng mà không phải là “hình phạt” hay “sự trừng phạt” ?

Chế tài là một từ hán việt với cách viết hán tự là 制裁. Trong đó, chữ chế (制) nghĩa là phép gì đã đặt nhất định rồi và phải tuân theo (như pháp chế), làm ra (như chế tạo), ngoài ra còn có một nghĩa cổ liên quan đó là lời của vua nói (như chế thư, chế sách).

Chữ tài (裁) lại mang rất nhiều nghĩa khác nhau như cắt may, giảm bớt, xét định, quyết đoán… 2 chữ này khi ghép lại có một nghĩa đen là sửa đổi cắt xén cho đúng kích thước. Theo quan điểm của tác giả, nghĩa đen này giống như mục đích của sự trừng phạt – đó là xử lý và ngăn ngừa các hành vi vi phạm nhằm giữ đúng khuôn khổ và trật tự mà pháp luật đặt ra. Các biện pháp xử lý hành vi vi phạm được cân nhắc, đong đếm và đưa vào quy định cụ thể, tạo nên khuôn phép trong ứng xử cho người dân.

Theo chúng tôi, đây là một điểm thú vị của ngôn ngữ, tính đa nghĩa của hán tự giúp các từ ngữ có một nội hàm rộng và bao quát được vấn đề hơn, đồng thời cũng diễn tả được ý nghĩa của khái niệm. Bởi nếu sử dụng “hình phạt” hay “sự trừng phạt”, rõ ràng vẫn chưa thể diễn tả hết được nội hàm khái niệm “sanction” như đã phân tích ở trên.

Các loại chế tài

Dựa vào các căn cứ khác nhau thì chế tài sẽ được phân loại theo các cách khác nhau. Và căn cứ vào tính chất vi phạm, có thể chia chế tài thành 4 loại sau đây:

  • Chế tài hình sự là chế tài được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự và dùng để xử lý những hành vi trái với quy định, những cá nhân, tổ chức phạm tội.
  • Chế tài dân sự: là đưa những biện pháp áp dụng với những hành vi thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thường thấy trong những vụ việc liên quan đến tài sản (bồi thường thiệt hại, hoàn trả…).
  • Chế tài hành chính: là những hậu quả pháp lý khi chủ thể vi phạm pháp luật hành chính, biện pháp xử lý của nhà nước đối với những hành vi sai phạm.
  • Chế tài kỷ luật

Ngoài ra, căn cứ vào khả năng biện pháp dự kiến áp dụng có thể chia làm 2 loại:

  • Chế tài cố định: là những chế tài chỉ có đưa ra một loại biện pháp trừng phạt nhất định chứ không đưa ra nhiều biện pháp dự kiến áp dụng khác nhau. Thông thường chế tài cố định chỉ nêu loại biện pháp dự kiến áp dụng chứ không đưa ra mức độ áp dụng.
  • Chế tài không cố định: là những chế tài đưa ra nhiều loại biện pháp dự kiến áp dụng và có nhiều mức độ khác nhau cho các loại biện pháp đó.

Phân loại, hình thức của chế tài
Phân loại, hình thức của chế tài

Hình thức chế tài

Từ khái niệm và phân loại chế có thể chia ra làm các hình thức chế tài như sau:

  • Chế tài trừng trị (trong hình sự).
  • Chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu (trong hành chính hoặc dân sự).
  • Chế tài bảo đảm và bảo vệ (trong hành chính, dân sự, hình sự, thương mại).
  • Chế tài vô hiệu hóa.

Việc phân loại các hình thức này là dựa vào tính chất của từng lĩnh vực trong pháp luật, đặc điểm và lợi ích cần được bảo vệ áp dụng hình thức chế tài phù hợp.

Chế tài được áp dụng khi nào?

Mặc dù là công cụ cần thiết để đảm bảo các chủ thể trong mỗi tình huống cần tuân theo những quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc áp dụng các chế tài cũng cần căn cứ từng trường hợp cụ thể. Việc áp dụng chế tài cũng phụ thuộc vào nhưng đặc điểm của lợi ích và pháp luật cần bảo vệ.

Chế tài gồm có các hình thức:

+ Chế tài trừng trị ( trong lĩnh vực hình sự)

+ Chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu (trong lĩnh vực hành chính, dân sự)

+ Chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm ( trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự)

+ Chế tài vô hiệu hóa.

Những hình thức này được căn cứ vào tính chất của hành vi phạm pháp. Mức độ thiệt hại và những vấn đề khác khi có liên quan đối với việc tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng chế tài

Chế tài là bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật. Nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Chế tài thể hiện thái độ của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Và có tác dụng phòng ngừa giáo dục để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, góp phần thực hiện mục đích của Nhà nước trong mọi lĩnh vực: Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, Quốc phòng, An ninh …. Trong từng giai đoạn cụ thể.

Chế tài là hình phạt đúng hay sai? Vì sao?

Chế tài không được coi là hình phạt.

Có thể thấy chế tài được xem như dùng để xác định cách thức mà chủ thể phải gánh chịu đối với những hành vi vi phạm của mình. Trong đó tùy thuộc vào từng lĩnh vực khác nhau mà chế tài cũng khác nhau, mức độ nhẹ thì là phạt cảnh cáo, phạt tiền, cao hơn thì có phạt tù, tử hình

Trong khi đó hình phạt lại được định nghĩa là biện pháp cưỡng chế cao nhất của nhà nước và chỉ được áp dụng với người phạm tội, tức là chỉ áp dụng đối với những nhóm tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

Đối với với chế tài trong lĩnh vực dân sự, thương mại thì các cơ quan có thẩm quyền trong từng lĩnh vực do pháp luật quy định sẽ có quyền áp dụng các biện pháp chế tài. Trong khi đó thì đối với hình phạt, chỉ có Toà án là chủ thể có thẩm quyền quyết định hình phạt

Do vậy, không thể đánh đồng giữa hai khái niệm chế tài và hình phạt được.

Một số vấn đề liên quan tới chế tài

Chế tài được xây dựng với mục đích cảnh cáo, răn đe, giáo dục cộng đồng, đối với các hành vi vi phạm và bảo vệ, bảo đảm các hành vi mang tính chất đúng đắn.Chế tài phụ thuộc vào tính chất, mức độ, đặc điểm của từng trường hợp cụ thể. Qua đó chế tài phụ thuộc vào các yếu tố này mà xác định các hình thức áp dụng.

Trên thực tế việc tăng nặng hay giảm nhẹ chế tài phụ thuộc khá nhiều vào mức độ thiệt hại của hành vi vi phạm và một số vấn đề liên quan gây nên. Đôi khi để xác định trường hợp của mình được áp dụng chế tài nào cần phải có sự xem xét và tư vấn bởi nhiều người có chuyên môn và kinh nghiệm về pháp luật.

Những vấn đề liên quan đến chế tài
Những vấn đề liên quan đến chế tài

Ví dụ về một số chế tài trong Bộ luật dân sự 2015

Trong luật dân sự sẽ áp dụng loại chế tài dân sự với hình thức thường là bảo đảm, bảo vệ hoặc khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu. Sau đây là một vài ví dụ giúp bạn phân biệt được chế tài trong Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 266. Hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

→ Chế tài là “hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng”

“Điều 316. Trả lại tài sản cầm cố Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật này hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

→ Chế tài là “tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Đó là một số chế tài nằm trong Bộ luật dân sự 2015, phần lớn các chế tài này đều liên quan đến tài sản như việc trả tài sản, bồi thường thiệt hại…

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button