Tổng hợp

Cây anh túc là cây gì? Cây anh túc là gì? Hoa anh túc là gì?

Cây anh túc là cây gì? Cây anh túc là gì? Hoa anh túc là gì?

Cây anh túc và nhiều tên gọi khác như thẩu, trẩu, á phiện hay cây nàng tiên (theo cách gọi của người Tày) là một thảo mộc quý được cả Tây y lẫn Đông y công nhận tác dụng giảm đau vô cùng hiệu quả nhờ thành phần hoạt chất mà nó sở hữu. Chiết xuất từ hoa anh túc có khả năng gây nghiện nặng, do đó các chuyên gia khuyến cáo không được dùng trong các tình huống thông thường mà chỉ áp dụng khi có chỉ định và giám sát chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa.

Cây anh túc được tìm thấy đầu tiên tại Hy Lạp, sau đó được trồng phổ biến tại châu Âu và châu Á. Thân cây anh túc cao từ 1 – 1,5m thuộc nhóm cây thân thảo, tuổi thọ trung bình khoảng 2 năm. Cả thân cây đều mang màu xanh, thân mềm và mọc thẳng, rễ phân nhánh. Lá cây nhiều tua và có hình bầu dục, mọc xung quanh thân cây.

Hoa anh túc rất đặc biệt khi cùng nở trên một thân cây nhưng các bông lại có thể mang màu sắc khác nhau, ví dụ như có bông thì màu tím, có bông lại màu trắng hay màu đỏ vàng,… Kích thước của hoa khá to, mọc đơn độc ở đầu cành và ngọn thân. Cây anh túc đơm bông vào đầu tháng 3 và kết trái vào khoảng tháng 5, khi còn non quả thường có màu xanh nhưng lúc đã chín và càng về già thì nó sẽ ngả thành màu nâu đen.

Bạn đang xem: Cây anh túc là cây gì? Cây anh túc là gì? Hoa anh túc là gì?

Cách đây khoảng 30 – 40 năm về trước, cây anh túc được trồng rất phổ biến bởi đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình,… Nhưng hiện nay rất khó để tìm thấy cây hoa anh túc, nếu có thì số lượng sẽ rất ít do hạt cây rơi vãi. Nhựa của cây anh túc có khả năng gây nghiện mạnh nên đã từng xảy ra tình trạng buôn bán tràn lan để chế biến thành các chất kích thích dẫn đến những hệ lụy tiêu cực ảnh hưởng tới cuộc sống người dân, trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Vì lý do đó nên Chính phủ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã ra lệnh cấm trồng loại cây này.

Cây anh túc là cây gì?
Cây anh túc là cây gì?

Cây anh túc có mấy loại?

Có 4 loại anh túc chính dựa trên hình dạng và kích thước, màu hoa và hạt, bao gồm:

  • Thứ nhẵn: Loại cây này chủ yếu được phân bố ở Trung Á, có hoa màu tím, quả tròn, to, hạt màu tím đen.
  • Thứ trắng: Cây chủ yếu được tìm thấy ở Ấn Độ và Iran, có hoa màu trắng, quả hình bầu dục, hạt màu trắng và vàng.
  • Thứ đen: Loại cây này chủ yếu phân bố ở Châu Âu, có hoa màu tím, quả tròn, hạt màu xám.
  • Thứ lông cứng: Mọc hoang ở Nam Âu, hoa, cuống, lá có lông màu tím.

Ở anh túc, cây thứ trắng chủ yếu được dùng để lấy nhựa và cây thứ đen được dùng để lấy dầu. Mỗi loại sẽ có công dụng và mục đích trồng khác nhau.

Công dụng đối với sức khỏe của cây anh túc

Theo y học cổ truyền, nhựa của cây anh túc được thu hái để làm thuốc. Anh túc sau khi loại bỏ nhựa được gọi là cù túc xác hay anh túc xác. Hoa anh túc có vị đắng, hơi chát, chua, tính bình và chứa độc tố. Vai trò của cây anh túc là cầm máu, điều trị tiêu chảy mãn tính và nôn mửa.

Theo y học hiện đại, nhựa cây anh túc chứa một lượng lớn morphin, narcotin, codein, papaverin, với những công dụng sau:

  • Giúp giảm đau: Morphin và codein là hai chất có khả năng giảm đau trung ương mạnh, có tác dụng giảm đau và cải thiện ngưỡng chịu đau của người bệnh. Trong đó, morphin là thuốc giảm đau nhóm 3 theo phân loại điều trị giảm đau năm 1986 của Tổ chức Y tế Thế giới nên đã được sử dụng trong điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Morphine có thể gây táo bón nếu chỉ dùng liều thấp, vì nó làm tăng trương lực ruột và giảm phản ứng co cơ, đồng thời làm giảm tiết dịch tiêu hóa, nhờ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy.
  • Đối với hệ tuần hoàn: Chất morphin trong cây anh túc có thể làm giãn các tĩnh mạch ngoại vi và giải phóng histamine, có thể dẫn đến hạ huyết áp. Vì vậy, những người bị huyết áp thấp hoặc thiếu máu cần đặc biệt thận trọng khi dùng chiết xuất từ ​​cây anh túc.
  • Đối với hệ sinh dục: Morphin làm tăng trương lực của cơ bàng quang và đường tiết niệu bằng cách làm cho chúng dễ bị kích thích hơn.
  • Trên hệ hô hấp: Morphine trong anh túc có khả năng làm ức chế hệ hô hấp. Với liều lượng thấp, chất này sẽ giúp giảm ho, còn codein có tác dụng long đờm mà ít tác dụng phụ. Để tránh ức chế hô hấp, liều morphin để điều trị hô hấp phải nhỏ hơn liều giảm đau.

Công dụng đối với sức khỏe của cây anh túc
Công dụng đối với sức khỏe của cây anh túc

Liều dùng của cây anh túc

Trước đây, các phần của cây hoa thuốc phiện thường được dùng làm thuốc với liều lượng như sau:

  • Anh túc xác (quả khô đã trích nhựa) dùng trong chữa ho lâu ngày, tiêu chảy mạn với liều 3–6g/ ngày dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán thành bột làm hoàn, viên.
  • Nhựa anh túc (nhựa thuốc phiện) dùng giảm đau, điều trị mất ngủ, ho lâu ngày, đau bụng tiêu chảy mạn có liều dùng được tính theo hàm lượng morphin. Liều tối đa một lần là 0,02g (tính theo morphin), liều tối đa một ngày là 0,06g (tính theo morphin).
  • Hạt quả thuốc phiện dùng chữa táo bón, buồn nôn với liều dùng khoảng 10–20g.

Với quy định ở nước ta, người dân không được phép trồng các loài cây có chứa chất ma túy (như thuốc phiện, cần sa…) và hàm lượng các thành phần trong cây cũng thay đổi đa dạng nên bạn không được tự ý sử dụng chúng làm thuốc. Ngày nay, người ta sử dụng chiết xuất tinh khiết của các hoạt chất có trong cây để làm thuốc, như morphin, codein, narcotin, narcein, papaverin, thebain.

Cây anh túc có những tác dụng phụ như thế nào?

Khi sử dụng cây anh túc hoặc chiết xuất từ cây anh túc, bạn có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn như sau:

  • Đau dạ dày;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Khô miệng;
  • Ảo giác;
  • Ngứa;
  • Co đồng tử;
  • Táo bón.

Không chỉ có vậy như đã đề cập ở trên, trong cây anh túc còn có sự hiện diện của chất nhựa trắng chứa 10% hàm lượng morphin. Bên cạnh khả năng khắc phục hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim, nếu dùng quá liều sẽ gây nghiện thậm chí là ngộ độc, tác động xấu tới sức khỏe và đe dọa đến tính mạng người sử dụng.

Nhìn chung không thể phủ nhận tác dụng của cây hoa anh túc nhưng việc sử dụng loại cây này trong làm thuốc, nghiên cứu hay điều trị bệnh cần phải được quản lý, kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng, bất cứ ai cũng không được tự ý sử dụng khi chưa được cấp phép hay có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Trồng cây anh túc bị phạt như thế nào?

Trồng cây anh túc có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội trồng cây có chứa ma túy.

Trồng cây anh túc bị phạt như thế nào?
Trồng cây anh túc bị phạt như thế nào?

Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy như sau:

1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi này. Đồng thời người phạm tội thuộc trường hợp đầu tiên trên đây nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Pháp luật Việt nam có quy định rất rõ ràng về loại cây này và hành vi trồng cây anh túc này phạm tội nếu như hành vi này là hành động và được biểu hiện nhiều dạng khác nhau như: Làm đất, gieo hạt, ươm cây, chăm bón. Một người có thể thực hiện hết các việc trong quá trình trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy nhưng cũng có thể chỉ thực hiện một hoặc một số việc nhưng đều với mục đích trồng được cây thuốc phiện. Chính vì thế, dù mục đích là trồng loại cây này để chữa bệnh hay làm gì thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi trồng hoa anh túc gây ra những hậu quả như:

– Làm cho chính sách xoá bỏ việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý của Nhà nước không thực hiện được hoặc làm cho tình trạng tái trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý đã được xoá bỏ.

– Những thiệt hại về vật chất cũng có thể xảy ra nhưng là những thiệt hại gián tiếp như gây thiệt hại đến ngân sách dành cho việc xoá bỏ việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.

Chính vì vậy, người dân cần nâng cao hiểu biết pháp luật, không trồng loại cây này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và trật tự xã hội.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button