Tổng hợp

Bình đẳng giới là gì? Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Bình đẳng giới là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Bình đẳng giới là gì?
Bình đẳng giới là gì?

Mục tiêu của bình đẳng giới

Theo đó, tại Điều 4 Luật Bình đẳng giới 2006 có quy định về mục tiêu của bình đăng giới như sau:

Quyền bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới; Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ; đồng thời thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới

– Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

– Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.

– Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.

– Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.

– Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.

– Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.

(Điều 6 – Luật Bình đẳng giới).

Ví dụ về bình đẳng giới

Luật lao động quy định nữ lao động được nghỉ 30 phút/ ngày (trong thời kỳ kinh nguyệt) và 60 phút/ ngày trong thời kỳ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. những quy định này đảm bảo cho phụ nữ có thêm thời gian vệ sinh và cho con bú. Luật lao động cũng quy định, trong tuyển dụng người nam và nữ có trình độ ngang nhau thì người nữ sẽ được ưu tiên tuyển dụng.

Tỉ lệ lao động nữ thấp hơn lao động nam. Mức lương của lao động nữ vẫn thấp hơn, chỉ bằng khoảng 80% của nam giới. Thời gian phụ nữ dành cho lao động không công gấp đôi nam giới, cụ thể là việc nhà. Thì chính sách Nhà nước sẽ điều chỉnh sao cho phù hợp với sức lao động nữ và tiền lương tương đương,

Điều chỉnh tuổi lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Mục tiêu của bình đẳng giới
Mục tiêu của bình đẳng giới

Bình đẳng giới trong một số lĩnh vực

Trong hôn nhân gia đình

Nam và nữ bình đẳng trong quan hệ dân sự và quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình

Nam và nữ có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn lực, thu nhập chung của gia đình và quyết định liên quan đến nguồn lực của gia đình.

Nam nữ bình đẳng trong việc quyết định và lựa chọn biện pháp tránh thai, kế hoạch hóa gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con.

Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

Các thành viên nam nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Trong chính trị

Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.

Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;

Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Trong lĩnh vực kinh tế

Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:

Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;

Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Để thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam là một hành trình dài đòi hỏi sự nỗ lực của các cơ quan, bộ máy chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Có một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở nước ta như sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới.

Thứ hai, hoàn thiện và củng cố hệ thống quy định, pháp lý, thực hiện các chính sách, chủ trương nhằm thúc đẩy bình đẳng giới.

Thứ ba, thu hẹp khoảng cách về giới trong mọi khía cạnh của đời sống như trong gia đình, trong công việc, trong lĩnh vực chính trị – xã hội.

Thứ tư, tuyên dương, khen thưởng và lan rộng các mô hình tiêu biểu về bình đẳng giới, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong toàn thể nhân dân,

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

Quy định về trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới hiện nay

Về trách nhiệm của gia đình

+ Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.

+ Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.

+ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.

+ Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

Về trách nhiệm của công dân

+ Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới;

+ Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới;

+ Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới;

+ Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân.

Về trách nhiệm của chính phủ

+ Ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; hằng năm báo cáo Quốc hội về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

+ Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.

+ Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.

+ Tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; chỉ đạo, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.

+ Công bố chính thức các thông tin quốc gia về bình đẳng giới; quy định và chỉ đạo thực hiện tiêu chí phân loại giới tính trong số liệu thông tin thống kê nhà nước.

+ Phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và chỉ đạo các cơ quan hữu quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức của nhân dân về bình đẳng giới.

Về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giớ

+ Xây dựng và trình Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

+ Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.

+ Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

+ Tổng kết, báo cáo Chính phủ việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

+ Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

+  Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới.

Về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp

+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới tại địa phương.

+ Trình Hội đồng nhân dân ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới theo thẩm quyền.

+ Tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở địa phương.

+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới.

+ Tổ chức, chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân địa phương.

Về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình

+ Trong công tác tổ chức, cán bộ, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm sau đây:

+ Bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ bình đẳng trong việc làm, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm và hưởng phúc lợi;

+ Bảo đảm việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên nguyên tắc bình đẳng giới.

Quy định về trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới hiện nay
Quy định về trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới hiện nay

Một số nội dung khác về giới và bình đẳng giới theo quy định của Luật Bình đẳng giới

Giới và giới tính

– Giới: Chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

– Giới tính: Chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ.

(Khoản 1, 2 – Điều 5 Luật Bình đẳng giới).

Sự khác biệt căn bản giữa giới và giới tính

– Giới: Là đặc trưng xã hội; do học tập, nghiên cứu mà có; nó mang tính đa dạng, phong phú và có sự khác biệt giữa các vùng/miền, vị trí địa lý,…

– Giới tính: Là đặc trưng sinh học; mang tính bẩm sinh/có sẵn; đồng nhất ở mọi nơi; bất biến và không thay đổi theo thời gian,

Khoảng cách giới

– Là sự khác biệt hoặc bất bình đẳng giữa trẻ em gái và trẻ em trai, giữa nam và nữ trong một trường hợp cụ thể, liên quan đến các điều kiện, sự tiếp cận và thụ hưởng nguồn lực.

– Khoảng cách giới do chính con người và xã hội tạo gia. Và khoảng cách giới có thể thay đổi.

Vai trò giới

Chỉ những công việc và hành vi cụ thể mà xã hội trông chờ ở mỗi người với tư cách là nam giới hoặc phụ nữ.

– Vai trò giới là những công việc, những hoạt động khác nhau mà nam giới và phụ nữ thực tế đảm nhận.

– Vai trò giới khác nhau ở những bối cảnh xã hội, lịch sử khác nhau.

– Vai trò giới gồm 3 loại: Vai trò sản xuất; vai trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng,

Vấn đề giới

– Chỉ sự bất bình đẳng trong một lĩnh vực cụ thể nào đó của đời sống xã hội và gia đình.

– Vấn đề giới, bao gồm: Sự khác biệt hoặc khoảng cách tạo ra bất bình đẳng giữa hai giới (nam và nữ).

Định kiến giới

– Là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ (Khoản 4 – Điều 5 Luật Bình đẳng giới).

– Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên làm; là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc tính của nam giới hay nữ giới.

– Các định kiến giới thường theo xu hướng thiên lệch, ít tích cực, thậm chí đôi khi còn mang tính tiêu cực, dẫn đến sự sai lệch và hạn chế trong việc nhìn nhận, đánh giá những điều mà cá nhân nam hoặc nữ có thể làm, cần làm hoặc nên làm.

– Định kiến giới, khuôn mẫu giới có liên quan đến nhau và xuất phát từ quan niệm, kỳ vọng xã hội. Chúng đều là nguyên nhân gây nên sự bất bình đẳng giới.

Phân biệt đối xử về giới

Là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình (Khoản 5 – Điều 5 Luật Bình đẳng giới).

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button