Giáo dục

Bài 1 trang 97 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 97 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập Hai phần trả lời câu hỏi sách giáo khoa, soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng việt) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng.

Bạn đang xem: Bài 1 trang 97 SGK Ngữ văn 9 tập 2

a) Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giản giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lắp bắp run run:

– Ba đây con ! 

– Ba đây con ! 

b) Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: 

– Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại, nói trổng :

– Vô ăn cơm !

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

– Cơm chín rồi ! 

Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: 

– Con kêu rồi mà người ta không nghe.

c) Bữa sau, đang nấu cơm thì mẹ nó chạy đi mua thức ăn. Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nó không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua – nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống đế chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi nghĩ thầm, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:

– Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái ! – Nó cũng lại nói trổng.

Trả lời bài 1 trang 97 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

Từ ngữ địa phương trong các đoạn trích (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) – chuyển sang từ toàn dân tương ứng là:

a. Thẹo – sẹo, dễ sợ – sợ lắm; lặp bặp – lập bập, ba – bố, cha.

b. Má – mẹ, ba – bố/cha, kêu – gọi, đâm – trở nên, đũa bếp – đũa cả, nói trổng – nói trống, vô – vào.

c. Bữa sau – hôm sau, ba – bố/cha, lui cui – lúi húi, nhắm – cho là, dáo dác – nháo nhác, giùm – giúp, nói trổng – nói trống.

Cách trình bày 2

Những từ địa phương trong các đoạn trích – chuyển sang từ toàn dân:

Đoạn trích a Đoạn trích b Đoạn trích c
Địa phương Toàn dân Địa phương Toàn dân Địa phương Toàn dân
Thẹo Sẹo Mẹ Bữa sau Hôm sau
Dễ sợ Sợ lắm Kêu Gọi Lui cui Lúi húi
Lặp bặp Lắp bắp Đâm Trở thành Nhắm Cho là
Ba Bố, Cha Đũa bếp Đũa cả Dáo dác Nháo nhác
Nói trổng Nói trống không Giùm Giúp
Vào

————-

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 97 SGK ngữ văn 9 tập 2 được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng việt) tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.


Trả lời câu hỏi bài 1 trang 97 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng việt)

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button