Giáo dụcLớp 8

Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO2 + H2O

Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO2 + H2O là phản ứng oxi hóa khử, được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử lớp 10, tính chất Hóa học của Al và tính chất hóa học HNO3…. cũng như các dạng bài tập. Hy vọng có thể giúp các bạn viết và cân bằng phương trình một cách nhanh và chính xác hơn.

1. Phương trình phản ứng Al tác dụng HNO3 đặc nóng

Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

2. Điều kiện phản ứng Al tác dụng HNO3

Không có

3. Cách tiến hành phản ứng cho Al tác dụng HNO3 

Cho Al (nhôm) tác dụng với axit HNO3

Bạn đang xem: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO2 + H2O

4. Hiện tượng phản ứng cho Al tác dụng HNO3

Chất rắn màu trắng của nhôm (Al) tan dần trong dung dịch axit HNO3, xuất hiện khí nitơ đioxit (NO2) có màu nâu đỏ.

5. Axit Nitric tác dụng với kim loại

Axit nitric tác dụng với kim loại trừ Au và Pt tạo muối và nhiều sản phẩm oxi hóa khác nhau như NO2, NO, N2O ,N2, NH4NO3

Sản phẩm khử của N+5 sinh ra tùy thuộc vào độ mạnh yếu của kim loại và nồng độ của dung dịch axit, thông thường thì:

Dung dịch HNO3 đặc tác dụng với kim loại → NO2;

Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại khử yếu (như: Cu, Pb, Ag,..) → NO;

Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại mạnh (như: Al, Mg, Zn,…) thì N bị khử xuống mức

càng sâu → (N2, N2O, NH4NO3).

Cách phân biệt các khí sản phẩm sinh ra

N2O là khí gây cười

N2 không duy trì sự sống, sự cháy

NO2 có màu nâu đỏ

NO khí không màu nhưng bị oxit hóa thành NO2 màu nâu đỏ

NH4NO3 không sinh ra ở dạng khí, khi cho kiềm vào kim loại thấy có mùi khai amoniac NH3

NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3 + H2O

6. Tính chất của nhôm 

Tính chất vật lí của nhôm

  • Nhôm là kim loại nhẹ (khối lượng riêng 2,7g/cm3).
  • Màu trắng bạc, nóng chảy ở nhiệt độ không cao lắm (660oC).
  • Nhôm mềm, dễ kéo sợi và dễ dát mỏng.
  • Nhôm dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Nhận biết nhôm

Cho Al phản ứng với dung dịch NaOH (hoặc KOH). Hiện tượng quan sát được: Nhôm tan dần, sinh ra khí không màu.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Tính chất hóa học của nhôm

  • Tác dụng với oxi và một số phi kim.

4Al + 3O2 → 2Al2O3

Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững, lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng oxi trong không khí, nước.

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

  • Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng,..)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4, HNO3 đặc, nguội

  • Tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hoặc H2SO4 đậm đặc

Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

  • Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.

AI + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe

  • Tính chất hóa học riêng của nhôm.

Do lớp oxit nhôm bị hòa tan trong kiềm nên nhôm phản ứng với dung dịch kiềm.

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

  • Phản ứng nhiệt nhôm

Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học toả nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao.

Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa oxit sắt III và nhôm:

Fe2O3 + 2Al → 2Fe + Al2O3

Một số phản ứng khác như:

3CuO+ 2Al → Al2O3 + 3Cu

8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe

Cr2O3 + 2Al→ Al2O3 + 2Cr

7. Bài tập vận dụng liên quan 

1. Bài tập trắc nghiệm online 

Để giúp củng cố kiến thức kĩ năng làm bài tập, mời các  ban tham gia làm bài tập trắc nghiệm trực tiếp đánh giá kết quả tại: Trắc nghiệm Al + HNO3 → Al(NO3)3 + H2O + NO2

2. Bài tập luyện tập 

Câu 1. Tính chất hóa học của HNO3

Cho 2,7 gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đậm đặc, sau phản ứng thu được V lít NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:

A. 6,72 lít

A. 2,24 lít

B. 3,36 lít

C. 4,48 lít

Đáp án A 

nAl = 0,1 mol

Phương trình hóa học

Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

1                                       3

0,1                                   x

Theo phương trình hóa học

nNO2 = 3nAl =  0,1.3 = 0,3 mol

Thể tích khí NO2 là: VNO2 = 0,3.22,4 = 6,72 lít

Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về Al?

A. Al có tính khử mạnh nhưng yếu hơn Na và Mg.

B. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA, ô số 13 trong bảng tuần hoàn.

C. Al dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Ag và Cu.

D. Al dễ nhường 3 electron hoá trị nên thường có số oxi hoá +3 trong các hợp chất.

Đáp án C:  Nhận định sai về Al: Al dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Ag và Cu.

Câu 3. Trong các phát biểu sau:

(1) Ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều oxit kim loại như Fe2O3, Cr2O3,… thành kim loại tự do.

(2) Phản ứng của Al với oxit kim loại gọi là phản ứng nhiệt nhôm.

(3) Những đồ vật bằng nhôm bị hoà tan trong dung dịch kiềm dư NaOH, Ca(OH)2,…

(4) Những axit H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội đã oxi hoá bề mặt kim loại Al tạo thành một màng oxit có tính trơ, làm cho Al thụ động.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Đáp án A

1) Đúng:

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

Cr2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Cr

2. Đúng:

Phản ứng của Al với oxit kim loại gọi là phản ứng nhiệt nhôm.

Al tác dụng với oxit kim loại đứng sau Al

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

3. Đúng Những đồ vật bằng nhôm bị hoà tan trong dung dịch kiềm dư NaOH, Ca(OH)2,…

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

4. Al bị thụ động trong dung dịch H2SO4, HNO3 đặc nguội

Câu 4. Dãy chất nào sau đây đều có tính lưỡng tính?

A. ZnO, Ca(OH)2, KHCO3.

B. Al2O3, Al(OH)3, KHCO3.

C. Al2O3, Al(OH)3, K2CO3.

D. ZnO, Zn(OH)2, K2CO3.

Đáp án B: Al2O3, Al(OH)3, KHCO3.

Câu 5. Dãy chất nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 (loãng) và NaOH?

A. Al, Al2O3, Na2CO3

B. Al2O3, Al, NaHCO3

C. Al2O3, Al(OH)3, CaCO3

D. NaHCO3, Al2O3, Fe2O3

Đáp án B: Al2O3, Al, NaHCO3

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Câu 6. Tính chất hóa học của nhôm

Nhôm bị thụ động trong dung dịch axit nào dưới đây?

A. Dung dịch H2SO4 loãng

B. Dung dịch HNO3 đặc nguội

C. Dung dịch HNO3 loãng

D. Dung dịch H2SO4 đậm đặc

Đáp án B: Dung dịch HNO3 đặc nguội

Để xem toàn bộ nội dung câu hỏi bài tập liên quan mời các bạn ấn link TẢI VỀ MIỄN PHÍ bên dưới

    THPT Ngô Thì Nhậm đã gửi tới bạn Al + HNO3 → Al(NO3)3 + H2O + NO2 được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn. Nội dung tài liệu giúp các bạn biết cách viết và cân bằng phương trình phản ứng khi cho Al tác dụng với HNO3, từ đó có thể nhận biết hiện tượng sau phản ứng. Cũng như mở rộng nội dung kiến thức, liên quan đến tính chất hóa học của axit nitric HNO3, tính chất hóa học của Al.

    Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,….

    Ngoài ra, THPT Ngô Thì Nhậm đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

    Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

    Chuyên mục: Giáo dục

    Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button