Giáo dụcLớp 8

Hóa 8 bài 9: Công thức hóa học của đơn chất, hợp chất, cách viết, ý nghĩa và bài tập vận dụng

Hóa 8 bài 9: Công thức hóa học của đơn chất, hợp chất, cách viết, ý nghĩa và bài tập vận dụng. Chất được tạo nên từ các nguyên tố, đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố còn hợp chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố. Như vậy, từ ký hiệu của nguyên tố ta có thể viết thành công thức hóa học để biểu diễn chất.

Vậy cách viết công thức hóa học của đơn chất và hợp chất như thế nào?Công thức hóa học có ý nghĩa gì? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Cách viết Công thức hoá học của đơn chất

– Công thức hóa học của đơn chaatschir gồm ký hiệu hóa học của một nguyên tố.

1. Đơn chất kim loại

– Hạt hợp thành là nguyên tử, ký hiệu hoá học được coi là công thức hoá học.

* Ví dụ: Cách lập công thức hóa học của các đơn chất đồng, kẽm và sắt là: Cu, Zn, Fe.

2. Đơn chất phi kim

– Với một số phi kim hạt hợp thành là nguyên tử, ký hiệu hoá học là công thức hoá học.

* Ví dụ: Công thức hóa học của đơn chất tha, lưu huỳnh, phốt pho là: C, S, P.

– Với nhiều phi kim hạt hợp thành là phân tử, thường là 2, thêm chỉ số ở chân ký hiệu.

* Ví dụ: Công thức hóa học của khí Hidro, Ni tơ, và Oxi là: H2, N2, O2.

II. Cách viết Công thức hóa học của hợp chất

– Hợp chất tạo từ 2 nguyên tố, công thức chung: AxBy

– Hợp chất tạo từ 3 nguyên tố, công thức chung: AxByCz

– Trong đó:

° A, B, C,… là kí hiệu hóa học của từng nguyên tố

° x, y, z,… là các số nguyên chỉ số nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử hợp chất, nếu các chỉ số này bằng 1 thì không ghi.

Ví dụ: Công thức hóa học của hợp chất: nước H2O, natri cloru NaCl, Canxi cacbonat là CaCO3 (lưu ý CO3 là nhóm nguyên tử).

III. Ý nghĩa của công thức hóa học

* Công thức hóa học của 1 chất cho biết:

– Nguyên tố nào tạo ra chất;

– Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử chất;

– Phân tử khối của chất.

* Ví dụ 1: Công thức hóa học của khí oxi O2 cho biết:

– Khí oxi do nguyên tố oxi tạo ra;

– Có 2 nguyên tử trong 1 phân tử oxi

– Phân tử khối: 16.2 = 32 (đvC).

* Ví dụ 2: Công thức hoá học của axit sunfuric H2SO4 cho biết:

– Axit sunfuric do 3 nguyên tố: H, S, O tạo thành

– Một phân tử axit sunfuric gồm 2H, 1S, 4O

– Phân tử khối:= 1.2 + 32 + 16.4 = 2 + 32 + 64 = 98 (đvC).

* Một số lưu ý:

– Viết H2 đểchỉ 1 phân tử hidro, khác với khi viết 2H để chỉ 2 nguyên tử hidro;

– Công thức hóa học H2O cho biết 1 phân tử nước cos2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi.(Nói trong phân tử nước có phân tử hidro là SAI);

– Để chỉ 3 phân tử hidro viết 3H2, hai phân tử nước viết 2H2O,… các số 3 và 2 đứng trước là hệ số, phải viết ngang bằng ký hiệu.

hayhochoi

IV. Bài tập về Công thức hóa học

* Bài 1 trang 33 SGK Hóa 8: Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ những từ thích hợp:

Đơn chất tạo nên từ một … nên công thức hóa học chỉ gồm một … còn … tạo nên từ hai, ba … Nên công thức hóa học gồm hai, ba … Chỉ số ghi ở chân kí hiệu hóa học, bằng số … có trong một …;

° Lời giải bài 1 trang 33 SGK Hóa 8:

Đơn chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học nên công thức hóa học chỉ gồm một kí hiệu hóa học còn hợp chất tạo nên từ hai, ba nguyên tố hóa học nên công thức hóa học gồm hai, ba kí hiệu hóa học Chỉ số ghi ở chân kí hiệu hóa học, bằng số nguyên tử có trong một phân tử hợp chất.

* Bài 2 trang 33 SGK Hóa 8: Cho công thức hóa học của các chất sau:

a) Khí clo Cl2.

b) Khí metan CH4.

c) Kẽm clorua ZnCl2.

d) Axit sunfuric H2SO4.

Hãy nêu những gì biết được từ mỗi chất

° Lời giải bài 2 trang 33 SGK Hóa 8:

a) Khí clo Cl2:

– Khí clo do 2 nguyên tử clo tạo ra

– Có 2 nguyên tử clo trong một phân tử khí Cl2

– Phân tử khối: 35,5.2 = 71(đvC).

b) Khí metan CH4:

– Khí CH4 do 2 nguyên tố H và C tạo ra.

– Có 1 nguyên tử cacbon và 4 nguyên tử H một phân tử CH4

– Phân tử khối : 12 + 1.4 = 16 (đvC).

c) Kẽm clorua ZnCl2:

– Kẽm clorua do hai nguyên tố là Zn và Cl tạo ra.

– Có 1 nguyên tử Zn và 2 nguyên tử Cl trong 1 phân tử ZnCl2

– Phân tử khối: 65 + 35,5.2 = 136 (đvC).

d) Axit sunfuric H2SO4:

– Axit sunfuric do ba nguyên tố là H, S và O tạo ra

– Có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O trong 1 phân tử H2SO4

– Phân tử khối bằng: 2.1 + 32 + 16.4 = 98 (đvC).

* Bài 3 trang 34 SGK Hóa 8: Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau:

a) Canxi oxit (vôi sống), biết trong phân tử có 1Ca và 1O.

b) Amoniac, biết trong phân tử có 1N và 3H.

c) Đồng sunfat, biết trong phân tử có 1Cu, 1S và 4O

° Lời giải bài 3 trang 34 SGK Hóa 8:

a) Phân tử Canxi oxit có 1Ca và 1O nên công thức hóa học là: CaO

– Phân tử khối: 40 + 16 = 56 (đvC).

b) Phân tử Amoniac có 1N và 3H nên công thức hóa học là: NH3

– Phân tử khối: 14 + 3.1 = 17 (đvC).

c) Phân tử Đồng sunfat có 1Cu, 1S và 4O nên công thức hóa học là: CuSO4

– Phân tử khối: 64 + 32 + 4.16 = 160 (đvC).

 

* Bài 4 trang 34 SGK Hóa 8: a) Các cách viết sau chỉ những ý gì 5Cu, 2NaCl, 3CaCO3.

b) Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt những ý sau: Ba phân tử oxi, sáu phân tử canxi oxit, năm phân tử đồng sunfat.

° Lời giải bài 4 trang 34 SGK Hóa 8:

a) Năm nguyên tử đồng (Cu)

– Hai phân tử natri clorua (NaCl)

– Ba phân tử canxi cacbonat (CaCO3)

b) Ba phân tử oxi: 3O2

– Sáu phân tử canxi oxit: 6CaO

– Năm phân tử đồng sunfat: 5CuSO4

Hy vọng bài viết này đã giúp các em biết cách lập công thức hóa học của đơn chất, hợp chất, cách viết và ý nghĩa của chúng, đồng thời vận dụng vào các bài tập cụ thể. THPT Ngô Thì Nhậm chúc các em học tốt và đừng quên để lại góp ý hay thắc mắc nếu có ở dưới phần nhận xét nhé.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button